Tên bài viết gốc: PLATO: POLITICAL PHILOSOPHY

Platon (427-347 TCN) là người phát triển các lĩnh vực triết học riêng biệt như nhận thức luận, siêu hình học, đạo đức học và mỹ học. Ảnh hưởng sâu sắc của ông đối với triết học phương Tây được khẳng định trong nhận xét nổi tiếng của Alfred North Whitehead: "đặc điểm chung an toàn nhất của truyền thống triết học Châu Âu là nó bao gồm một loạt các chú thích của Platon." Ông cũng là nhà triết học chính trị đầu tiên có những ý tưởng tác động sâu sắc đến lý thuyết chính trị sau này. Ông đã ảnh hưởng sâu sắc đến Aristotle và tư tưởng chính trị phương Tây theo nhiều cách. Học viện Platon, ngôi trường mà ông thành lập năm 385 TCN, đã trở thành kiểu mẫu cho các trường học khác và sau này là các trường đại học châu Âu. Triết lý của Platon được đánh dấu bằng việc sử dụng phép biện chứng, một phương pháp luận liên quan đến những hiểu biết sâu sắc hơn bao giờ hết về bản chất của thực tại, cùng với sự lạc quan về nhận thức, niềm tin vào tiềm năng tâm trí của con người để đạt được chân lý và sử dụng chân lý này cho những nhu cầu đạo đức lý tính của con người. Platon tin rằng những xung đột lợi ích của các bộ phận khác nhau trong xã hội có thể được hòa giải. Trật tự chính trị tốt nhất, hợp lý và công bằng nhất mà ông đề xuất, dẫn đến sự thống nhất hài hòa của xã hội và cho phép mỗi bộ phận của nó phát triển, nhưng không làm tổn hại đến những bộ phận khác. Ông lập luận rằng việc mô hình lý thuyết và áp dụng vào thực tế trật tự trên là không thể nếu thiếu đi đức hạnh.

Mục lục

  1. Cuộc sống – từ Chính trị đến Triết học
  2. Ba nhiệm vụ của triết học chính trị
  3. Đi tìm công lý trong cuốn sách Cộng hòa
  4. Trật tự chính trị tốt nhất
  5. Chính quyền của nhà cai trị triết gia
  6. Chính trị và Tâm hồn
  7. Thành tựu của Platon
  1. Cuộc sống – từ Chính trị đến Triết học

Platon sinh ra ở Athens năm 427 TCN. Khi ông ở giữa những năm đôi mươi thì Athens lâm vào một cuộc xung đột quân sự thảm khốc kéo dài với Sparta, gọi là Chiến tranh Peloponnisos. Xuất thân từ một gia đình danh giá - cha là hậu duệ của Codrus, một trong những vị vua đầu tiên của Athens, mẹ là Solon, nhà cải cách lỗi lạc của hiến pháp Athen - ông được định sẵn để làm nên điều vĩ đại trong đời sống chính trị. Nhưng điều đó đã không bao giờ xảy ra. Mặc dù ấp ủ hy vọng có được một vị trí quan trọng trong giới chính trị, nhưng ông thấy mình liên tục gặp trở ngại. Trong cuốn tự truyện Bức thư thứ bảy của mình, ông kể lại rằng ông không thể tìm thấy bản thân trong bất kỳ đảng chính trị đang tranh chấp nào hoặc sự kế vị của các chế độ tham nhũng, mỗi chế độ đều khiến Athens ngày càng suy tàn (từ phần 324b-326a trong cuốn tự truyện). Ông là học trò của Socrates, người mà ông cho là công chính nhất trong thời đại của mình, là người mà mặc dù không để lại bất kỳ tác phẩm nào nhưng vẫn ảnh hưởng lớn đến triết học. Theo cách nói của Cicero, chính Socrates là người đã “gọi triết học từ trên trời xuống”. Các nhà triết học trước Socrates chủ yếu quan tâm đến vũ trụ học và bản thể luận; ngược lại, mối quan tâm của Socrates hầu như tập trung vào các vấn đề đạo đức và chính trị. Vào năm 399, khi một tòa án dân chủ được đa số bồi thẩm viên trong 501 người bỏ phiếu xử tử Socrates vì ​​tội bất kính, Platon đã đi đến kết luận rằng tất cả các chính phủ hiện tại đều tồi tệ và hầu như không thể cứu rỗi. “Nhân loại sẽ không có thời gian nghỉ ngơi trước những điều xấu xa cho đến khi những người thực sự là triết gia có được quyền lực chính trị, hoặc cho đến khi thông qua một sự sắp đặt thiêng liêng nào đó, những người cai trị và có quyền lực chính trị ở các thành phố trở thành những triết gia thực sự” (phần 326a-326b).

Có lẽ chính vì suy nghĩ ​​​​này nên ông ấy đã rút lui về Học viện Platon và đến Sicily để thực hiện ý tưởng của mình. Ông đến thăm Syracuse lần đầu tiên vào năm 387, sau đó vào năm 367 và một lần nữa vào năm 362-361, với mục đích chung là cảm hóa các bạo chúa Sicilia bằng giáo dục triết học và thiết lập một quy tắc chính trị kiểu mới. Nhưng cuộc phiêu lưu bằng chính trị thực tế này đã kết thúc trong thất bại và Platon lại quay về Athens. Học viện của ông, nơi cung cấp cơ sở cho các thế hệ triết gia Platon kế tục cho đến khi đóng cửa lần cuối vào năm 529 sau CN, đó là cơ sở giảng dạy nổi tiếng nhất thời kỳ Hy Lạp. Toán học, hùng biện, thiên văn học, phép biện chứng và các môn học khác, tất cả các môn học được coi là cần thiết cho việc đào tạo các triết gia và chính khách, đều được dạy ở đó. Một số học trò của Platon sau này trở thành các nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng và cố vấn hiến pháp ở các thành bang Hy Lạp. Học trò nổi tiếng nhất của ông là Aristotle. Platon mất năm 347 TCN Trong khoảng thời gian ông còn tại thế, Athens đã từ bỏ tham vọng quân sự và mở rộng lãnh thổ của mình để trở thành trung tâm trí tuệ của Hy Lạp. Athens là cái nôi của cả bốn trường phái triết học lớn ở Hy Lạp vào thế kỷ thứ tư: Học viện Platon, Lyceum của Aristotle, trường phái Epicurean và chủ nghĩa khắc kỷ.

  1. Ba nhiệm vụ của triết học chính trị

Mặc dù chỉ có ba cuốn sách Cộng hòa, Chính Khách, Luật pháp và một số đoạn đối thoại ngắn được coi là những cuộc đối thoại chính trị nghiêm khắc duy nhất của Platon, tuy vậy không thể chối bỏ rằng rằng triết học chính trị là lĩnh vực ông quan tâm nhất. Trong thế giới Anh ngữ, dưới ảnh hưởng của triết học phân tích thế kỷ XX, nhiệm vụ chính của triết học chính trị ngày nay vẫn thường được coi là phân tích khái niệm: làm rõ các khái niệm chính trị. Để hiểu điều này nghĩa là gì thì bạn nên hiểu từ tùy theo ngữ cảnh sử dụng. Khi chúng ta sử dụng các từ chung chung, chẳng hạn như “bàn”, “ghế”, “bút viết” hoặc các thuật ngữ chính trị, chẳng hạn như “nhà nước”, “quyền lực”, “dân chủ” hoặc “tự do” bằng cách áp dụng chúng cho những thứ khác nhau, chúng ta hiểu chúng theo một cách khác và gán cho chúng những ý nghĩa nhất định. Khi đó, phân tích khái niệm là một sự giải phóng tinh thần, vì nó làm sáng tỏ một khái niệm theo nghĩa đen. Vì lí do đó, nó có truyền thống lâu đời và xuất hiện lần đầu trong các cuộc đối thoại của Platon. Mặc dù hầu hết các kết quả đều không được chấp thuận, đặc biệt là trong các cuộc đối thoại “sơ khai”, nhưng Socrates đã cố gắng định nghĩa và làm rõ nhiều khái niệm. Tuy thế, trái ngược với một số nhà triết học phân tích, đối với Platon, phân tích khái niệm không phải là chưa phải là điểm dừng mà mới chỉ là một bước sơ bộ. Bước tiếp theo là đánh giá phản biện về những niềm tin, quyết định ý kiến ​​nào trong số những ý kiến trái chiều là đúng và ý kiến ​​nào sai. Đối với Platon, việc đưa ra các quyết định về trật tự chính trị đúng đắn, cùng với lựa chọn giữa hòa bình và chiến tranh, là những lựa chọn quan trọng nhất mà một người có thể đưa ra trong chính trường. Ông tin rằng những quyết định như vậy không dành cho dư luận, bởi vì phần đông không có đủ tầm nhìn và chỉ biết đến bài học từ các thảm họa ghi lại trong lịch sử. Do đó trong triết lý chính trị của ông, việc làm rõ các khái niệm là một bước sơ bộ trong việc đánh giá các niềm tin và ngược lại, những niềm tin đúng đắn sẽ dẫn đến câu trả lời cho câu hỏi về trật tự chính trị tốt nhất. Sự thay đổi đi từ phân tích khái niệm, thông qua đánh giá niềm tin, đến trật tự chính trị tốt nhất có thể thấy rõ trong cuốn sách Cộng hòa của Platon.

  1. Đi tìm công lý trong cuốn sách Cộng hòa

Một trong những khái niệm đạo đức và chính trị cơ bản nhất là công lý. Đó là một khái niệm phức tạp và mơ hồ. Nó có thể đề cập đến đạo đức cá nhân, trật tự xã hội, cũng như các quyền cá nhân trái ngược với yêu cầu chung của trật tự xã hội. Trong Quyển I của Cộng hòa, Socrates và những người đối thoại cùng ông thảo luận về ý nghĩa của công lý. Họ đưa ra bốn định nghĩa cho biết từ “công lý” (dikaiosune - tiếng Hy Lạp) được sử dụng như thế nào. Ông già giàu có Cephalus gợi ý định nghĩa đầu tiên. Công lý là “nói lên sự thật và trả lại những gì mình đã vay” (phần 331d). Tuy nhiên, định nghĩa này dựa trên phong tục đạo đức truyền thống và liên hệ công lý với sự trung thực và tốt bụng; tức là trả nợ, nói sự thật, yêu đất nước, cư xử tốt, thể hiện sự tôn kính đúng mực đối với các vị thần, v.v., được coi là một định nghĩa không đầy đủ. Nó đứng vững trước thách thức của thời đại mới và sức mạnh của tư duy phản biện. Socrates bác bỏ nó bằng cách đưa ra một ví dụ. Nếu chúng ta ngầm đồng ý rằng công lý liên quan đến lòng tốt, thì việc trả lại vũ khí của một người mà ta mượn từ khi còn khỏe mạnh, nay trở thành một kẻ điên dường như không chính đáng và còn có nguy cơ gây hại cho cả đôi bên. Polemarchus, con trai của Cephalus, người vẫn tiếp tục cuộc thảo luận sau khi cha anh ta rời đi để dâng lễ vật, đưa ra ý kiến ​​của mình rằng nhà thơ Simonides đã đúng khi nói rằng đó chỉ là “tùy vào từng người” (phần 331e). Anh ta giải thích câu nói này bằng cách định nghĩa công lý là “đối xử tốt với bạn bè và đối xử tệ với kẻ thù” (phần 332d). Dưới áp lực phản biện của Socrates rằng một người có thể sai lầm khi đánh giá người khác và từ đó làm hại người tốt, Polemarchus đã sửa đổi định nghĩa của mình để nói rằng công lý là “đối xử tốt với người bạn tốt và làm hại kẻ thù xấu” (phần 335a ). Tuy nhiên, khi Socrates cuối cùng phản đối rằng không thể chỉ làm hại một ai đó, bởi vì công lý không tạo ra bất công, Polemarchus hoàn toàn bối rối. Anh ấy đồng ý với Socrates rằng công lý, mà cả hai bên ngầm đồng ý liên quan đến lòng tốt, không thể gây ra bất kỳ sự tổn hại nào, điều mà chỉ có thể gây ra bởi sự bất công. Giống như cha mình, anh ấy cũng rút lui khỏi cuộc đối thoại. Người đọc cẩn thận sẽ lưu ý rằng Socrates không bác bỏ định nghĩa về công lý trong câu nói của Simonides, người được gọi là nhà thông thái, cụ thể là: “công lý là trả lại cho mỗi người những gì phù hợp với bản thân họ” (phần 332b), nhưng chỉ dựa trên sự lí giải của Polemarchus. Tuy nhiên, định nghĩa này được nhận thấy là không rõ ràng.

Phần đầu tiên Quyển I của Cộng hòa kết thúc theo một cách tiêu cực, với việc các bên đồng ý rằng không có định nghĩa nào đưa ra có thể đối chứng được và câu hỏi ban đầu "Công lý là gì?" khó trả lời hơn so với lúc đầu. Kết quả tiêu cực này có thể được coi là một liệu pháp ngôn ngữ và triết học. Thứ nhất, mặc dù sự phản biện của Socrates đối với các định nghĩa đã đưa ra có thể không được thừa nhận, nhưng thực tế cho thấy rằng các quan điểm phổ biến về công lý liên quan đến sự không nhất quán. Chúng mâu thuẫn với những ý niệm được cho là đúng khác. Các định nghĩa mang tính báo cáo dựa trên cách sử dụng hàng ngày của từ “công lý” có lẽ giúp chúng ta hiểu được phần nào công lý nghĩa là gì, nhưng lại không đưa ra được giải thích đầy đủ về công lý là gì. Những định nghĩa này đều phải đi kèm với một định nghĩa nhằm làm rõ và cùng cố ý nghĩa của công lý. Tuy nhiên, để đề xuất một định nghĩa đầy đủ như vậy, người ta phải biết công lý thực sự là gì. Cách mọi người định nghĩa một từ phần lớn là được xác định bởi niềm tin mà họ nắm giữ về thứ gắn liền với từ này. Một định nghĩa đơn thuần tùy tiện, quá hẹp hoặc quá rộng, dựa trên niềm tin sai lầm về công lý sẽ không mang lại hiệu quả giao tiếp. Các cuộc đối thoại của Platon thể hiện sự giao tiếp cơ bản diễn ra giữa những con người với nhau và giao tiếp thực sự chỉ có thể diễn ra nếu mỗi cá nhân có thể chia sẻ về ý nghĩa của những từ mà họ sử dụng. Giao tiếp dựa trên những niềm tin sai hướng, như là những tuyên bố về hệ tư tưởng, vẫn được coi là khả quan nhưng còn hạn chế, nó chia rẽ mọi người thành các phe phái và cuối cùng chỉ có thể dẫn đến sự nhầm lẫn như bài học lịch sử đã chỉ ra. Định nghĩa công bằng là “đối xử tốt với bạn bè và đối xử tệ với kẻ thù” đối với Platon không chỉ không thỏa đáng vì nó quá thiển cận, mà còn sai lầm vì nó dựa trên một niềm tin sai lầm về công lý, cụ thể là niềm tin dựa trên chủ nghĩa bè phái, điều mà Socrates cho là khôn ngoan mà giống với hành vi của những bạo chúa (phần 336a). Do đó, trong Cộng hòa, cũng như trong các cuộc đối thoại khác của Platon, luôn có một mối quan hệ chặt chẽ giữa phân tích khái niệm và đánh giá phản biện những niềm tin. Mục tiêu của những cuộc trò chuyện này không chỉ đơn thuần là về ngôn ngữ hay để đi đến một định nghĩa bằng lời nói đầy đủ, mà quan trọng hơn cả là để đi đến một niềm tin đúng đắn. Câu hỏi “công lý là gì” không chỉ đề cập đến cách sử dụng của từ “công lý”, mà còn là về ý nghĩa ẩn sâu bên trong của nó. Trọng tâm phần hai của Quyển I không còn là làm rõ các khái niệm, mà là về đánh giá các niềm tin.

Trong các cuộc đối thoại của Platon, thay vì nói cho những người đối thoại biết họ phải nghĩ gì, Socrates thường yêu cầu họ nói cho ông biết suy nghĩ của mình. Giai đoạn tiếp theo của cuộc thảo luận về ý nghĩa của công lý được đảm nhận bởi Thrasymachus, một nhà ngụy biện (nhà ngụy biện là một giáo viên ở Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ năm và thứ tư TCN, chuyên về một hoặc nhiều lĩnh vực như triết học, hùng biện, âm nhạc, điền kinh, toán học...), người đã xông vào cuộc đối thoại một cách thô bạo và thiếu kiên nhẫn. Vào thế kỷ thứ năm và thứ tư trước Công nguyên, những người ngụy biện được trả tiền để dạy hùng biện và các kỹ năng thực hành khác, hầu hết không phải là người Athen. Họ cung cấp các khóa hướng dẫn và tuyên bố họ có đủ điều kiện tốt nhất để chuẩn bị cho các chàng trai trẻ thành công trong đời sống xã hội. Platon mô tả những người ngụy biện là những con người hay di chuyển, nổi tiếng với khả năng hùng biện, những người từ chối niềm tin tôn giáo và đạo đức truyền thống. Ông so sánh họ với Socrates, một người giáo viên sẽ từ chối nhận tiền và thay vì dạy các kỹ năng, thì ông sẽ dấn thân vào một hành trình tìm kiếm sự thật và công bằng một cách không vị lợi. Với thái độ khinh bỉ, Thrasymachus yêu cầu Socrates ngừng nói những điều vô nghĩa và nhìn vào sự thật. Là một người thông minh trong công việc, anh ta đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “công lý là gì” bằng cách tìm ra công lý từ cơ cấu quyền lực của thành phố và biến nó thành mối quan hệ với lợi ích của một đảng cầm quyền hoặc tầng lớp thống trị xã hội. “Công lý không là gì khác ngoài lợi ích của kẻ mạnh hơn” (phần 338c). Bây giờ, như những gì một số nhà phê bình nói, tuyên bố mà Thrasymachus đưa ra giống như câu trả lời cho câu hỏi của Socrates về “công lý không phải là một định nghĩa”. Người đọc nào để ý sẽ nhận thấy rằng Thrasymachus đồng nhất công lý với việc duy trì hoặc tuân thủ luật pháp. Tuyên bố của anh ấy thể hiện niềm tin của mình rằng, trong thế giới không hoàn hảo như hiện tại, yếu tố cầm quyền trong thành phố, hay như chúng ta vẫn nói ngày nay là đảng cầm quyền hoặc tầng lớp thống trị xã hội, đặt ra luật pháp và cai trị vì lợi ích của chính họ (phần 338d). Các nhà dân chủ làm luật ủng hộ dân chủ; giới quý tộc đưa ra luật hỗ trợ chính quyền của những gia tộc; những người có quyền lực làm luật để bảo vệ địa vị của họ và giữ cho công việc kinh doanh của họ tiếp tục...vân vân. Trước tiên, niềm tin này ngụ ý rằng công lý không phải là một giá trị đạo đức phổ quát mà là một khái niệm liên quan đến lợi ích của tầng lớp thống trị tại thời điểm nói. Thứ hai, công lý đó nằm trong lợi ích độc quyền của tầng lớp thống trị. Thứ ba, công lý đó được sử dụng như một phương tiện áp bức, vì thế nó có hại cho những người không có quyền lực. Thứ tư, không có lợi ích chung hay hài hòa lợi ích giữa những người có quyền lực và những người không có quyền lực. Tất cả đều để củng cố sự thống trị của kẻ có quyền lực và sử dụng các đặc quyền trên kẻ yếu thế. Ngôn ngữ đạo đức của công lý chỉ được sử dụng như một công cụ để che giấu lợi ích của nhóm thống trị và làm cho những lợi ích này trở nên phổ cập. Kẻ mạnh “tuyên bố những gì họ đã làm - điều mà có lợi cho họ - là công bằng” (phần 338e). Sự kiêu ngạo mà Thrasymachus đưa ra trong tuyên bố của mình cho thấy rằng anh ta tin tưởng mạnh mẽ việc giữ quan điểm khác với quan điểm của anh ta sẽ khiến bản thân người đó hiểu sai về bản chất của thế giới.

Sau khi tuyên bố như vậy, Thrasymachus có ý định rời đi như thể ông tin rằng những gì ông nói có sức thuyết phục đến mức không một ai có thể tranh luận thêm về công lý (phần 344d). Trong Cộng hòa, anh ta là minh chứng cho sức mạnh của sự độc đoán. Thật vậy, anh ấy đưa ra cho Socrates một thách thức mạnh mẽ. Tuy nhiên, dù những gì ông nói có hấp dẫn với bất kỳ ai hay không, Socrates vẫn không bị thuyết phục bởi tuyên bố về niềm tin đó. Niềm tin định hình cuộc sống của chúng ta trong mỗi cá nhân, quốc gia, thời đại và nền văn minh. Chúng ta có nên thực sự tin rằng “công lý [tuân theo luật pháp] có thực sự là điều tốt cho người khác, điều mà làm lợi cho kẻ mạnh và kẻ thống trị, gây hại cho kẻ ngoan đạo, trong khi sự bất công [không tuân theo luật pháp] lại là có lợi cho chính mình?” (phần 343c). Cuộc thảo luận giữa Socrates và những người đối thoại với ông đã không còn xoay quanh ý nghĩa của “công lý” nữa, mà là về niềm tin cơ bản và “không liên quan đến chủ đề thường nhật mà là cách chúng ta phải sống” (phần 352d). Mặc dù trong Quyển I, Socrates cuối cùng cũng thành công trong việc cho Thrasymachus thấy rằng quan điểm của anh ta là tự mâu thuẫn và Thrasymachus rút lui khỏi cuộc đối thoại, nhưng có lẽ không hoàn toàn bị thuyết phục, nhưng vẫn còn ngại ngùng, trong Quyển II, lập luận của Thrasymachus được tiếp nối bởi hai trí thức trẻ, anh em của Platon - Glaucon và Adeimantus - những người vì sự tò mò và chỉ muốn giải trí với bộ não của mình, đã đẩy nó đến giới hạn (phần 358c-366d). Thrasymachus rút lui, nhưng tuyên bố của ông: chủ nghĩa hoài nghi về đạo đức và thuyết tương đối, ưu thế của quyền lực trong các mối quan hệ giữa con người với con người và sự không tồn tại của sự hài hòa về lợi ích, vẫn ám ảnh tâm trí phương Tây. Phải mất đến cả một thế hệ các nhà tư tưởng mới đấu tranh được với niềm tin của Thrasymachus và cuộc tranh luận vẫn còn tiếp tục. Cũng phải mất đến toàn bộ phần còn lại của Cộng hòa để đưa ra lập luận bảo vệ công lý như một giá trị phổ quát và nền tảng của trật tự chính trị tốt nhất.

  1. Trật tự chính trị tốt nhất

Mặc dù phần lớn Cộng hòa dành cho việc mô tả một nhà nước lý tưởng được cai trị bởi các triết gia và sự suy tàn của nó về sau, chủ đề chính xuyên suốt cuộc đối thoại là công lý. Khá rõ ràng rằng Platon không giới thiệu sự cải cách chính trị lý tưởng của mình, điều mà Socrates mô tả như một thành phố bằng lời nói, một mô hình thiên đàng, với mục đích biến nó thành sự thật ( phần 592a-b). Tầm nhìn về nhà nước lý tưởng được sử dụng để minh họa luận điểm chính của cuộc đối thoại, rằng công lý được hiểu theo truyền thống là đức hạnh và liên quan đến lòng tốt, là nền tảng của một trật tự chính trị tốt và vì lợi ích của mọi người. Platon lập luận rằng công lý, nếu được hiểu đúng, không phải là lợi ích riêng của bất kỳ phe phái nào trong thành phố, mà liên quan đến lợi ích chung của toàn bộ cộng đồng chính trị và lợi ích của toàn bộ người dân. Nó mang lại cho thành phố cảm giác thống nhất và do đó, là điều kiện cơ bản cho một môi trường lành mạnh. “Sự bất công gây ra nội chiến, hận thù và những cuộc chiến, trong khi công lý mang lại tình bạn và ý thức về mục đích chung” (phần 351d). Để hiểu thêm thế nào là công lý và trật tự chính trị đối với Platon, chúng ta nên so sánh triết học chính trị của ông với những hiểu biết tiền triết học của Solon, người được đề cập đến trong một vài cuộc đối thoại. Thông tin về tiểu sử của Platon khá khan hiếm. Việc ông có quan hệ họ hàng bên mẹ với nhà lập pháp, chính khách và nhà thơ nổi tiếng người Athens này, người được coi là một trong “Bảy nhà hiền triết”, có thể chỉ là ngẫu nhiên. Mặt khác, khi xem xét vào thời của Platon, giáo dục sẽ được truyền lại cho trẻ em một cách không chính thức ở nhà, có vẻ như rất có khả năng là Platon không chỉ quen thuộc với những việc làm và ý tưởng của Solon, mà những điều này còn ảnh hưởng sâu sắc đến ông.

Bản chất của cải cách hiến pháp mà Solon thực hiện vào năm 593 TCN, hơn một trăm năm mươi năm trước khi Platon ra đời, khi ông trở thành nhà lãnh đạo Athen, là khôi phục lại trật tự công bằng, eunomia - trật tự trong tiếng Hy Lạp. Vào đầu thế kỷ thứ sáu, Athens bị xáo trộn bởi sự căng thẳng lớn giữa hai phe phái: người nghèo với người giàu và đứng trước bờ vực của một cuộc nội chiến khốc liệt. Một mặt, vì khủng hoảng kinh tế, nhiều người Athen nghèo lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, đồng thời, vì các khoản vay của họ thường được bảo đảm bằng chính bản thân họ, nên hàng nghìn người trong số họ đã trở thành tầng lớp nông nô. Xung đột đảng phái dường như không thể tránh khỏi sẽ khiến Athens càng thêm yếu kém về kinh tế và không có khả năng tự vệ trước kẻ thù bên ngoài. Với tư cách là một người hòa giải trong cuộc xung đột này, Solon đã ban hành luật cấm cho vay bằng thế chấp nhân sự. Ông hạ lãi suất, ra lệnh xóa tất cả các khoản nợ và trả tự do cho nông nô. Ông đã hành động rất trung gian và vô tư đến nỗi trở nên không được lòng cả hai bên. Người giàu cảm thấy bị tổn thương bởi cuộc cải cách. Những người nghèo không thể giữ quá nhiều tiền trong séc nên đã yêu cầu phân phối lại hoàn toàn tài sản ruộng đất và chia chúng thành các phần bằng nhau. Tuy nhiên, bất chấp những lời chỉ trích từ cả hai phía, Solon đã thành công trong việc đạt được hòa bình xã hội. Hơn nữa, bằng cách thực hiện hiến pháp mới, ông đã thiết lập “một lá chắn hùng mạnh chống lại cả hai bên và không cho phép bên nào giành được chiến thắng một cách bất công” (Aristotle, Hiến pháp Athen). Ông đã đưa ra một hệ thống kiểm tra và cân bằng, không thiên vị bên nào, nhưng có tính đến lợi ích hợp pháp của tất cả các tầng lớp trong xã hội. Ở vị trí của mình, ông đã có thể dễ dàng trở thành một kẻ bạo chúa, nhưng ông không tìm kiếm quyền lực cho bản thân mình. Sau khi hoàn thành cải cách, ông rời Athens để xem liệu nó có đứng vững trước thử thách của thời gian hay không và chỉ trở về nước sau mười năm. Mặc dù vào năm 561, Pisistratus lên nắm quyền và trở thành người đầu tiên nối nghiệp các bạo chúa Athen, thì đến năm 461, nhà lãnh đạo dân chủ Ephialtes đã bãi bỏ các biện pháp kiểm soát chủ quyền nhân dân, cuộc cải cách của Solon đã tạo nên một mô hình lãnh đạo chính trị và trật tự dựa trên sự công bằng cho người Hy Lạp cổ đại. Công lý đối với Solon không phải là sự bình đẳng về mặt số học: chia đều cho tất cả mọi người như nhau bất kể thành tích, điều này là khái niệm dân chủ về công bằng phân phối, mà đối với ông, đó là sự vô tư hoặc công bằng dựa trên sự khác biệt: thành quả tỷ lệ thuận với thành tích mà mỗi người đạt được. Những ý tưởng tương tự về trật tự chính trị, lãnh đạo và công lý có thể được tìm thấy trong các cuộc đối thoại của Platon.

Đối với Platon, cũng như đối với Solon, điểm khởi đầu cho sự tìm hiểu về trật tự chính trị tốt nhất là thực tế về sự đa dạng xã hội và xung đột lợi ích, điều mà có nguy cơ kèm theo xung đột dân sự. Cộng đồng chính trị bao gồm các bộ phận hoặc tầng lớp xã hội khác nhau, chẳng hạn như quý tộc, người giàu, người nghèo, mỗi người đại diện cho các giá trị, lợi ích và yêu sách cai trị khác nhau. Điều này làm nảy sinh mâu thuẫn về việc ai nên cai trị cộng đồng và đâu là hệ thống chính trị tốt nhất. Trong cả Cộng hòaLuật pháp, Platon không chỉ khẳng định rằng chủ nghĩa phe phái và nội chiến là mối nguy hiểm lớn nhất đối với thành phố, nguy hiểm hơn cả chiến tranh chống lại kẻ thù ngoại xâm, nhưng cũng không nên ưu tiên hòa bình có được nhờ chiến thắng của một bộ phận trước các đối thủ, so với hòa bình xã hội có được nhờ tình bạn và sự hợp tác của tất cả các bộ phận trong thành phố (Cộng hòa 462a-b, Luật pháp 628a-b). Hòa bình đối với Platon không giống như đối với những người theo chủ nghĩa Mác và những nhà tư tưởng cấp tiến khác, không phải là một khái niệm hiện trạng liên quan đến lợi ích của nhóm nào, mà là một giá trị mà hầu hết mọi người đều khao khát. Ông không ủng hộ chiến tranh và chiến thắng của một giai cấp, mà ủng hộ hòa bình trong sự đa dạng của xã hội. “Điều tốt nhất không phải là chiến tranh hay bè phái - đó là những điều chúng ta nên cầu nguyện để tránh khỏi - mà là thiện chí và hòa bình chung” (628c). Dựa trên những hiểu biết tiền triết học của Solon và khái niệm của ông về cân bằng các xung đột lợi ích, trong cả Cộng hòaLuật pháp, Platon đưa ra hai giải pháp khác nhau cho cùng một vấn đề về hòa bình xã hội dựa trên sự liên kết cân bằng và hài hòa giữa các tầng lớp xã hội khác nhau. Nếu ở Cộng hòa, chức năng chính của những nhà cai trị triết học trong lãnh đạo chính trị là làm cho xung đột dân sự chấm dứt, thì trong Luật pháp, chức năng hòa giải này được thực hiện bởi pháp luật. Trật tự chính trị tốt nhất đối với Platon là trật tự thúc đẩy hòa bình xã hội trong môi trường hợp tác và hữu nghị giữa các nhóm xã hội khác nhau, mỗi nhóm đều được hưởng lợi và mỗi nhóm đều đóng góp vào lợi ích chung. Hình thức chính phủ lý tưởng mà ông đề cử trong Cộng hòa là một chế độ quân chủ hoặc quý tộc triết học, nhưng hình thức mà ông đề xuất trong Luật pháp - cuộc đối thoại cuối cùng của mình - là một chính thể truyền thống: hiến pháp hỗn hợp hoặc tổng hợp dung hòa lợi ích của các đảng phái khác nhau, bao gồm cả giới quý tộc, đầu sỏ chính trị và đảng dân chủ.

  1. Chính quyền của nhà cai trị triết gia

Ngày nay, người ta thường tin rằng dân chủ, “chính phủ của dân, do dân và vì dân” là hệ thống chính trị tốt nhất và duy nhất mà hoàn toàn hợp lý. Đặc điểm nổi bật của dân chủ là tự do và bình đẳng. Dân chủ có thể được mô tả là quy tắc của những người tự do tự cai trị mình, trực tiếp hoặc thông qua đại diện của họ, vì lợi ích của chính họ. Tại sao Platon không coi dân chủ là hình thức tốt nhất của tổ chức chính quyền? Trong Cộng hòa, ông chỉ trích nền dân chủ trực tiếp và không bị kiểm soát vào thời của ông chính vì những đặc điểm hàng đầu của nó (557a-564a). Thứ nhất, mặc dù đối với Platon, tự do là một giá trị đích thực, nhưng dân chủ bao hàm nguy cơ tự do thái quá, thích làm gì thì làm, dẫn đến tình trạng vô chính phủ. Thứ hai, sự bình đẳng liên quan đến niềm tin rằng mọi người đều có quyền và khả năng cai trị ngang nhau, mang đến loại chính trị mà tất cả các cá nhân tìm kiếm quyền lực, được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân hơn là lợi ích chung. Do đó, nền dân chủ rất dễ bị tha hóa. Nó mở ra những cánh cổng cho những kẻ mị dân, những nhà độc tài tiềm năng, do đó có thể dẫn đến sự chuyên chế. Vì thế, mặc dù nó có thể không áp dụng được cho các nền dân chủ tự do hiện đại, nhưng cáo buộc chính của Platon chống lại nền dân chủ mà ông biết từ thực tiễn chính trị Hy Lạp cổ đại là nó không ổn định, đi từ tình trạng vô chính phủ đến chế độ chuyên chế, nó thiếu các nhà lãnh đạo có kỹ năng và đạo đức phù hợp. Nền dân chủ phụ thuộc vào may rủi và phải đi kèm với tổ chức lãnh đạo có thẩm quyền (501b). Nếu không có những nhà lãnh đạo có năng lực và đạo đức - như Solon hay Pericles, những người đến rồi đi một cách tình cờ - thì đó không phải là một hình thức tổ chức tốt. Nhưng ngay cả Pericles, người mà Socrates nói đã khiến mọi người trở nên “hoang dã” hơn là đạo đức hơn, cũng không được coi là nhà lãnh đạo giỏi nhất (Trong cuốn Gorgias, 516c). Platon lập luận rằng nếu cai trị một quốc gia là một nghệ thuật, hiển nhiên là nghệ thuật quản lý nhà nước, thì chính trị cần những nhà cai trị lão luyện và họ không thể đạt được vị trí đó một cách tình cờ, mà phải được lựa chọn và chuẩn bị cẩn thận trong quá trình đào tạo chuyên sâu. Đưa ra các quyết định chính trị đòi hỏi sự phán đoán tốt. . Chính trị cần có năng lực, ít nhất là ở mức độ như công chức ngày nay. Vậy thì các chuyên gia nên là ai và tại sao? Tại sao trong Cộng hòa, Platon quyết định trao quyền lãnh đạo nhà nước cho các triết gia?

Mặc dù tên tuổi ông gắn liền với chủ nghĩa duy tâm, tuy nhiên Platon không hề ngây thơ về chính trị. Ông không lý tưởng hóa mà bi quan sâu sắc về con người. Hầu hết mọi người đều hư hỏng, đối với ông về cơ bản là phi lý trí, bị thúc đẩy bởi những ham muốn, đam mê vị kỷ và bị chi phối bởi những niềm tin sai lầm. Nếu họ chọn công bằng và tuân thủ luật pháp, đó chỉ là vì họ không có quyền hành động phạm tội và sợ bị trừng phạt (Cộng hòa, 359a). Tuy nhiên, bản chất con người không xấu xa. Chúng ta là động vật có tập tính xã hội, không có khả năng sống đơn độc (369a-b). Sống trong cộng đồng và trao đổi sản phẩm lao động của họ là điều tự nhiên, để họ có khả năng duy lý và sống tốt. Platon, cũng như Rousseau sau này, tin rằng một khi xã hội chính trị được sắp xếp hợp lý, nó có thể góp phần khôi phục đạo đức. Một trật tự chính trị tốt và giáo dục tốt có thể tạo ra “bản chất tốt” và những người mang bản chất tốt này, những người được giáo dục tốt, lớn lên thậm chí còn tốt hơn những người tiền nhiệm của họ” (424a). Do đó, ở Platon có những yếu tố của thế giới quan duy tâm hoặc tự do như niềm tin vào giáo dục và sự tiến bộ, hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Chất lượng cuộc sống con người có thể được cải thiện nếu mọi người học cách trở nên lý tính và hiểu rằng lợi ích thực sự của họ nằm ở sự hợp tác hài hòa với nhau chứ không phải trong chiến tranh hay xung đột đảng phái. Tuy nhiên, không giống như Rousseau, Platon không nhìn thấy trật tự xã hội và chính trị tốt nhất trong một nền cộng hòa dân chủ. Dư luận thường lấn lướt sự thật trong cuộc sống hàng ngày. Cuộc sống của người dân và cuộc sống của các cộng đồng được hình thành trên những niềm tin phổ biến. Nếu các triết gia là những người có thể phân biệt giữa niềm tin đúng và sai, những người yêu thích tri thức và được thúc đẩy bởi lợi ích chung, sau cùng, nếu họ không chỉ là những chuyên gia lý luận, mà còn là những bậc thầy thực hành có thể chữa lành những căn bệnh của xã hội, thì họ, chứ không phải những đại diện được bầu cử dân chủ, phải được chọn làm lãnh đạo và giáo dục của cộng đồng chính trị và hướng cộng đồng đó đến những mục đích đúng đắn. Họ có nghĩa vụ chống lại những tác động gây xáo trộn trật tự xã hội bởi những niềm tin sai lầm. Các triết gia có liêm khiết không? Trong thành phố lý tưởng, sẽ có những điều khoản để giảm thiểu khả năng xảy ra tham nhũng, ngay cả đối với các nhà triết học tốt bụng. Họ không thể tận hưởng tài sản riêng cũng như cuộc sống gia đình. Mặc dù là những người cai trị, nhưng họ chỉ nhận được một khoản thù lao khiêm tốn từ nhà nước, dùng bữa trong các quán ăn bình dân và có vợ con như bao người khác. Platon tin rằng những điều khoản này là cần thiết bởi vì nếu các nhà cai trị triết gia có được đất đai tư hữu, những ngôi nhà sang trọng và tiền bạc, thì họ sẽ sớm trở thành kẻ cai trị mang đầy thù ghét từ các công dân hơn là các nhà lãnh đạo và đồng minh của họ (417a-b). Thành phố lý tưởng trở thành một thành phố tồi tệ dưới chế độ dân chủ, chính xác là khi các triết gia bỏ bê âm nhạc và tập thể dục, đồng thời bắt đầu thu thập của cải (547b).

Chắc chắn rằng các triết gia của Platon, bao gồm cả nam và nữ, không phải là những người mà ngày nay không thể dễ dàng tìm thấy trong khoa triết học hay là những người được mô tả như “những tù nhân trú ẩn trong một ngôi đền” (495a). Ban đầu họ được chọn từ những đứa trẻ thông minh nhất, ổn định nhất và dũng cảm nhất, chúng trải qua một khóa đào tạo phức tạp và kéo dài, bắt đầu bằng thể dục dụng cụ, âm nhạc và toán học, kết thúc bằng phép biện chứng, nghĩa vụ quân sự và thực tập quản lý thành phố. Họ có kiến ​​thức lý thuyết vượt trội, bao gồm kiến ​​thức về điều công bằng, cao quý, tốt đẹp và thuận lợi, nhưng cũng không thua kém gì những người khác trong các vấn đề thực tế (484d, 539e). Trong giai đoạn cuối của quá trình giáo dục được soi sáng bởi ý tưởng về điều tốt đẹp, họ là những người có thể nhìn xa hơn những thay đổi nhìn thấy được bằng mắt thường và phản ánh những giá trị vượt thời gian như công lý, vẻ đẹp, sự thật và tiết độ (501b, 517b). Đối với họ, lòng tốt không chỉ đơn thuần là một ý tưởng lý thuyết, mà là trạng thái cuối cùng của tâm trí họ. Nếu cuộc sống của những nhà cai trị triết học không phải là tài sản riêng, gia đình hay sự giàu có, thậm chí không phải là danh dự, nếu bản thân cuộc sống trí thức có vẻ hấp dẫn như vậy, thì tại sao họ lại đồng ý cai trị? Câu trả lời của Platon theo một nghĩa nào đó, là một câu trả lời tiêu cực. Đời sống triết học, dựa trên nhàn rỗi chiêm nghiệm và niềm vui học hỏi, thực sự tốt hơn và hạnh phúc hơn so với việc cai trị nhà nước (519d). Tuy nhiên, ý tưởng cơ bản không phải là làm cho bất kỳ tầng lớp xã hội nào trong thành phố trở thành người chiến thắng và làm cho họ hạnh phúc, mà là “lan tỏa hạnh phúc khắp thành phố bằng cách khiến các công dân hòa thuận với nhau…và bằng cách khiến họ chia sẻ với nhau những lợi ích mà mỗi giai cấp có thể mang lại cho cộng đồng” (519e). Platon giả định rằng một thành phố mà những người cầm quyền không cai trị vì ham muốn tư lợi, họ là những người ít bị ảnh hưởng bởi tham vọng cá nhân nhất, thì thành phố đó sẽ được cai trị theo cách tốt nhất và không có xung đột dân sự (520d). Các triết gia sẽ cai trị không chỉ vì họ được chuẩn bị tốt nhất cho việc này, mà còn bởi vì nếu không, thành phố sẽ không còn được quản lý tốt và có thể trở thành nạn nhân của suy thoái kinh tế, các đảng phái và nội chiến. Họ sẽ tiếp cận việc cai trị không phải như một thú vui, mà như là một công việc cần thiết (347c-d).

Có thể sẽ có những ý kiến trái chiều chống lại chính phủ của những nhà cai trị triết gia. Thứ nhất là vì những hạn chế liên quan đến gia đình và tài sản riêng, Platon thường bị buộc tội là người theo chủ nghĩa toàn trị. Tuy nhiên, tầm nhìn chính trị của Platon khác với nhà nước toàn trị ở một số khía cạnh quan trọng. Đặc biệt trong Luật pháp, ông nói rõ rằng tự do là một trong những giá trị chính của xã hội (701d). Các giá trị khác mà Platon ủng hộ bao gồm công lý, tình bạn, trí tuệ, lòng dũng cảm và tiết độ, chứ không phải chủ nghĩa bè phái hoặc khủng bố, điều mà luôn tồn tại ở một nhà nước toàn trị. Những hạn chế mà ông đề xuất được đặt lên các thống đốc, chứ không phải những người bị cai trị. Thứ hai, người ta có thể lập luận rằng rõ ràng có thể tồn tại mối đe dọa trong việc các triết gia tự cho mình là người có quyền thống trị. Các cá nhân có thể tưởng tượng mình có đủ tư cách tốt nhất để điều hành một quốc gia, nhưng trên thực tế, họ có thể mất liên hệ với thực tế chính trị và hoàn toàn không phải là những nhà lãnh đạo giỏi. Nếu các nhà cai trị triết gia không có kiến ​​thức thực sự về thành phố của họ, thì họ sẽ bị tước mất chứng chỉ thiết yếu đối với sự cai trị hợp pháp, cụ thể là, chỉ mình họ biết cách quản lý tốt nhất. Thật vậy, ở cuối Quyển VII của Cộng hòa, nơi thảo luận về sự học của các triết gia, Socrates nói: “Tôi quên rằng chúng ta chỉ đang giả định và vì vậy tôi đã nói quá kịch liệt” (536b), như thể ngụ ý rằng những điều đó có thể đưa vào làm quy tắc trong triết học. Như ở một vài chỗ khác trong cuộc đối thoại, Platon đặt ra hiềm nghi về sự đổi mới của mình trong chính trị. Tuy nhiên, theo quan điểm của Platon, các nhà cai trị triết gia không chỉ có được quyền lực từ kiến ​​thức chuyên môn của họ, mà còn từ tình yêu của họ đối với toàn bộ thành phố, cũng như sự vô tư và công bằng của họ. Trao quyền lực chính trị cho họ không chỉ là hợp lý mà còn là dựa trên phương diện đạo đức và sự đồng tình của những người bị trị. Họ coi công lý là điều quan trọng nhất và thiết yếu nhất (540e). Ngay cả khi các giải pháp chính trị cụ thể được trình bày trong Cộng hòa có thể bị nghi ngờ, thì điều dường như đứng vững là ý tưởng cơ bản làm nền tảng cho sự cai trị của các triết gia, điều mà có thể bắt nguồn từ Solon: ý tưởng về sự công bằng dựa trên những khác biệt là nền tảng của một trật tự chính trị đúng đắn. Một trật tự chính trị dựa trên sự công bằng dẫn đến tình bạn và sự hợp tác giữa các tầng lớp khác nhau trong thành phố. Đối với Platon, cũng như đối với Solon, chính phủ tồn tại vì lợi ích của mọi công dân và mọi tầng lớp xã hội, phải làm trung gian giữa các lợi ích có khả năng xung đột với nhau.

Đối với Platon, cũng như đối với Solon, chính phủ tồn tại vì lợi ích của mọi công dân và mọi tầng lớp xã hội, họ phải làm trung gian cho các lợi ích có khả năng xung đột với nhau. Một lực lượng trung gian như vậy được thực hiện trong thành phố lý tưởng của nền Cộng hòa bởi các nhà cai trị triết học. Họ là những người bảo đảm cho trật tự chính trị được gói gọn trong chuẩn mực điều chỉnh các quan hệ giữa các cá nhân và các giai cấp trong thành phố, được thể hiện bằng câu: “hãy chỉ quan tâm đến việc của bản thân và đừng để ý đến những việc không phải của mình” (433a -b). Nếu công lý có liên quan đến bình đẳng, thì khái niệm bình đẳng thực sự được gói gọn trong quan điểm của Platon về công lý được thể hiện bởi những chuẩn mực này, như là sự đối xử công bằng, bình đẳng với tất cả các công dân và các tầng lớp trong xã hội. Không phải Platon biết rằng công lý của ông là sự bình đẳng nhưng lại thực sự tạo ra bất bình đẳng, như Karl Popper (một trong những nhà phê bình lớn về ông) vẫn tin. Trong một thành phố lý tưởng, tất cả mọi người và các tầng lớp xã hội đều bình đẳng trước cơ hội được hạnh phúc, nghĩa là theo đuổi hạnh phúc nhưng không phải trả giá bằng niềm hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc cá nhân, nhóm hoặc giai cấp cụ thể của họ bị giới hạn bởi nhu cầu hạnh phúc cho tất cả mọi người. Đối với Platon, hạnh phúc của cả thành phố không phải là hạnh phúc của một thể thống nhất trừu tượng được gọi là polis (nghĩa là thành bang ở Hy Lạp cổ đại), hay hạnh phúc của số đông, mà là hạnh phúc của mọi công dân bắt nguồn từ sự liên kết hòa bình và hợp tác hài hòa giữa các tầng lớp xã hội khác nhau. Theo định nghĩa truyền thống về công lý của Simonides ở Quyển I, được diễn giải lại trong Quyển IV, là “làm công việc của chính mình”, mỗi tầng lớp xã hội nhận được quyền lợi xứng đáng trong việc phân chia quyền lợi và trách nhiệm. Các nhà cai trị triết học được tôn trọng và nhàn rỗi chiêm nghiệm, nhưng không giàu có hay được trọng vọng; tầng lớp hộ vệ, tầng lớp thứ hai trong thành phố, mang danh dự của người quân nhân, nhưng không nhàn rỗi hay giàu có; thứ ba là giai cấp công nhân, sống cuộc sống gia đình, có sự giàu có và quyền tự do kinh doanh, nhưng không được tôn kính hay có quyền cai trị. Sau đó, những người công nhân cung cấp hàng hóa cho thành phố, tầng lớp hộ vệ thì bảo vệ nó và các triết gia, những người tràn đầy đức hạnh và được chiếu sáng bởi lòng tốt, cai trị thành phố một cách vô tư vì lợi ích chung của mọi công dân. Ba tầng lớp xã hội khác nhau tham gia vào hoạt động kinh doanh cùng có lợi, nhờ đó lợi ích của tất cả đều đạt đến mức tối đa. Sự khác biệt về kinh tế - xã hội, điều mà không được cho là bình đẳng, đem lại lợi ích cho mọi người ở mọi địa vị xã hội, lại trở nên chính đáng. Với tầm nhìn của Platon trong cuốn Cộng hòa, tất cả các tầng lớp xã hội phải thực hiện những gì họ phù hợp nhất để làm và thống nhất thành một cộng đồng duy nhất bởi lợi ích chung. Theo nghĩa này, mặc dù mỗi người đều khác biệt nhưng tất cả đều là bạn.

  1. Chính trị và Tâm hồn

Có thể cho rằng toàn bộ lập luận trong Cộng hòa được đưa ra để đáp lại sự phủ nhận công lý như một giá trị đạo đức phổ quát, thể hiện trong tuyên bố của Thrasymachus: “Công lý không gì khác hơn là lợi ích của kẻ mạnh hơn.” Thuyết tương đối về đạo đức, sự phủ nhận sự hài hòa của các lợi ích và những vấn đề khác do phát biểu này đặt ra là một thách thức thực sự đối với Platon, người mà cho rằng công lý không chỉ đơn thuần là một khái niệm liên quan đến các luật hiện hành được thiết lập bởi phe cầm quyền. Trong Luật pháp, một tuyên bố tương tự được đưa ra một lần nữa (714c), nó được hiểu là quyền lợi của kẻ mạnh, kẻ chiến thắng trong chính trường (715a). Theo cách giải thích như vậy, đạo đức bị phủ nhận và quyền cai trị, như trong “Đối thoại Melian” của Thucydides, đơn giản là nó được đánh đồng với sức mạnh. Các quyết định về đạo đức và công lý mà chúng ta đưa ra đối với Platon “không phải chuyện vặt vãnh, mà là điều quan trọng nhất” (714b). Câu trả lời cho câu hỏi điều gì đúng và điều gì sai hoàn toàn có thể quyết định cách sống của chúng ta với tư cách cá nhân và cộng đồng. Nếu lập luận của Platon về công lý được trình bày trong cả Cộng hòaLuật pháp có thể được tóm tắt chỉ trong một câu, thì câu đó sẽ là: “Công lý không phải là quyền của kẻ mạnh cũng không phải là lợi thế của kẻ mạnh hơn, mà là quyền của người giỏi nhất và vì lợi ích của cả cộng đồng.” Những người giỏi nhất, như đã giải thích trong Cộng hòa, là những nhà cai trị lão luyện trong triết học. Họ là những người khôn ngoan và đạo đức, không có tư tưởng bè phái và được dẫn lối bởi ý tưởng về lợi ích chung,nên họ cai trị vì lợi ích chung của cả cộng đồng, để thành phố không lâm vào cảnh nội chiến, mà là một thành phố của tình bạn (Cộng hòa, 462a-b). Sau đó, trong Luật pháp, triều đại của những cá nhân tốt nhất được thay thế bằng triều đại của những bộ luật tốt nhất do một nhà lập pháp sáng suốt ban hành (715c-d). Xuyên suốt cuộc đối thoại này, tôn chỉ của Platon là: xã hội tốt đẹp là sự kết hợp hài hòa của các yếu tố xã hội khác nhau đại diện cho hai giá trị chính: trí tuệ và tự do (701d). Các bộ luật tốt nhất đảm bảo rằng tất cả các thành phần trong thành phố: đảng dân chủ, đầu sỏ chính trị và tầng lớp quý tộc, đều có mặt trong các thể chế chính trị: Hội đồng thành phố,Hội đồng cấp cao và Quốc hội. Từ đó, mỗi tầng lớp xã hội đều đạt được vị trí đáng có của mình. Tuy nhiên, một người hoài nghi theo chủ nghĩa dân chủ có thể cảm thấy không hài lòng với đề xuất của Platon về trao quyền cai trị cho những người giỏi nhất, dù là về tư hay về công, thậm chí trên cơ sở đồng ý ngầm của những người bị trị. Anh ta có thể tin rằng mọi người trưởng thành đều có khả năng thực hiện quyền tự định hướng và nên được tạo cơ hội để làm như vậy. Họ sẽ sẵn sàng trả giá cho những sai lầm to lớn và chịu đựng một tình trạng bất ổn dân sự không thường xuyên hoặc thậm chí là một cuộc chiến tranh, hơn là được chỉ đạo bởi bất kỳ ai cho rằng mình có trí tuệ siêu việt. Vậy thì tại sao hiến pháp tốt nhất của Platon lại phù hợp với nền dân chủ hơn? Để giải thích đầy đủ tầm nhìn chính trị của Platon, ý nghĩa của “điều tốt nhất” cần được lý giải chi tiết hơn.

Trong cuộc đối thoại ngắn Alcibiades I, mặc dù được những người theo chủ nghĩa Platon thời cổ đại hết sức coi trọng nhưng ngày nay ít được nghiên cứu và bị một số học giả cho là không chân thực, viết về cuộc nói chuyện giữa Socrates và Alcibiades. Chủ đề cuộc trò chuyện của họ xoay quanh chính trị. Alcibiades thường được Thucydides nhắc đến trong Lịch sử Chiến tranh Peloponnesian là nhà lãnh đạo tương lai của Athens, rất thông minh và đầy tham vọng, là người đứng đầu trong cuộc xâm lược Sicily của người Athens, vào thời điểm nói chỉ mới hai mươi tuổi. Alcibiades trẻ tuổi, đẹp trai và tốt bụng của cuộc đối thoại sắp bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình và phát biểu trước Quốc hội lần đầu tiên (105a-b). Anh ta dự định cố vấn cho người Athen về chủ đề hòa bình và chiến tranh hoặc một số vấn đề quan trọng khác (107d). Tham vọng của anh thực sự phi thường. Anh ta không chỉ muốn thể hiện giá trị của mình trước người dân Athens và trở thành thủ lĩnh của họ, mà còn muốn thống trị cả Châu Âu và Châu Á (105c). Những ước mơ của anh ấy cũng giống với Alexander Đại đế trong tương lai. Điều kiện để anh ta được đứng lên nắm quyền là trở thành người giỏi nhất. Tuy nhiên, đứng trước Socrates, rõ ràng là chàng trai trẻ Alcibiades không biết điều gì là công bằng, điều gì là có lợi, điều gì là tốt, điều gì là cao quý, ngoài những gì anh ta đã học được từ đám đông (110d-e, 117a). Thế giới quan của anh ấy dựa trên những ý kiến ​​chưa được kiểm chứng. Anh ta có vẻ là loại người thiếu hiểu biết tồi tệ nhất, người giả vờ rằng anh ta biết điều gì đó mà anh ta không nắm rõ. Sự thiếu hiểu biết về chính trị như vậy là nguyên nhân của những sai lầm và tệ nạn (118a). Ngụ ý của đoạn đối thoại là mặc dù có xuất thân cao quý, dung mạo đẹp, thậm chí còn thông minh và quyền lực, không có nghĩa là người đó có thể cai trị nếu thiếu đi tri thức. Sự thiếu hiểu biết, tình trạng của Alcibiades, cũng là tình trạng của đại đa số người dân (118b-c). Tuy nhiên, Socrates hứa sẽ hướng dẫn Alcibiades, để anh ta trở nên xuất sắc và nổi bật so với những người Hy Lạp khác (124b-c). Trong quá trình trò chuyện, hóa ra người thực sự giỏi nhất không chỉ có kiến ​​​​thức về các vấn đề chính trị, các ý tưởng ​​​​về nó, mà còn biết rõ bản thân mình và là một tâm hồn đẹp. Anh/cô ấy là người hoàn hảo về nhân đức. Sự giàu có của thế giới chỉ có thể được giao phó cho những người có khả năng tự “đương đầu với khó khăn” (128d), những người “hướng về những gì thiêng liêng và tươi sáng” (134d), những người đi theo linh hồn tối cao của Chúa, hình tượng hoàn hảo nhất của chính mình (133c), cố gắng trở nên tốt đẹp và giàu có trong tâm hồn hết mức có thể (123e, 131d). Chính phủ tốt nhất chỉ có thể được thành lập dựa trên những tâm hồn đẹp đẽ và có tổ chức.

Trong một vài cuộc đối thoại, chẳng hạn như với Phaedo trong Cộng hòa, với Phaedrus, Timaeus trong Luật pháp, Platon giới thiệu học thuyết của mình về sự bất tử của linh hồn. Câu trả lời cuối cùng của ông cho câu hỏi "Tôi là ai?" không phải là một “động vật ích kỷ” hay một “biến số độc lập”, như nhà nghiên cứu hành vi thế kỷ XX có thể khẳng định một cách trắng trợn, mà là một “linh hồn bất tử, bị tha hóa bởi thói xấu và được thanh lọc bởi đức hạnh, mà thể xác chỉ là một công cụ” (129a- 130c). Kiến thức chính trị chuyên sâu đối với anh ta không chỉ bao gồm kiến ​​​​thức về những thứ ngoài kia, mà còn là hiểu biết về bản thân. Điều này là do bất cứ ai không hiểu gì về bản thân mình cũng sẽ không hiểu gì về người khác và các vấn đề chính trị, do đó sẽ không bao giờ có thể trở thành một chính trị gia lão luyện (133e). Kẻ si mê thì lầm đường lạc lối, đi từ bể khổ này sang bể khổ khác (134a). Đối với họ, lịch sử là một người thầy nghiêm khắc, nhưng chừng nào họ không hiểu được chính mình và thực hành đức hạnh, họ sẽ không học được gì. Xã hội tốt đẹp của Platon là bất khả thi nếu không có sự siêu việt, không có mối liên hệ với bản thể hoàn hảo là Thượng đế, thước đo thực sự của vạn vật. Cũng như không thể không có sự phản ánh triết học liên tục về con người thật của chúng ta. Vì vậy, dân chủ không phải là một hình thức tổ chức tốt đối với anh ta trừ khi, như đề xuất trong Luật pháp, yếu tố tự do đan xen với yếu tố trí tuệ bao gồm kiến ​​​​thức tối thượng về bản thân. Nền dân chủ không pha trộn và không bị kiểm soát, được đánh dấu bằng sự dễ dãi nói chung sẽ thúc đẩy tệ nạn, khiến mọi người trở nên vô đạo đức và khiến họ quên đi con người thật của mình, chỉ là chế độ tồi tệ thứ hai trong số các chế độ sai lầm, sau chế độ độc tài. Điều này không có nghĩa là Platon sẽ ủng hộ một chính phủ thần quyền dựa trên tính tôn giáo nông cạn và đạo đức giả. Điều này không hề có bằng chứng. Quyền tự do ngôn luận, hình thành và bày tỏ ý kiến ​​một cách tri thức, điều có thể bị phủ nhận trong chế độ thần quyền, là một giá trị đích thực đối với Platon. Đó là yêu cầu cơ bản đối với triết học. Trong tôn giáo nông cạn, giống như trong chủ nghĩa vô thần, có sự thiếu hiểu biết và thiếu kiến ​​​​thức về bản thân. Trong Quyển II của Cộng hòa, Platon chỉ trích niềm tin tôn giáo phổ biến của người Athen, những người chịu ảnh hưởng của Homer và Hesiod, gán những điều xấu xa cho các vị thần và anh hùng (377d-383c). Ông cố gắng chứng tỏ rằng Chúa là đấng hoàn hảo, đơn thuần và trong sáng nhất, luôn luôn là như vậy, bất tử và chân thật, là tấm gương mà chúng ta nên noi theo hiểu mình và trở nên trong sạch, đạo đức (585b-e). Thượng đế, chứ không phải con người, là thước đo của trật tự chính trị (Luật pháp, 716c).

  1. Thành tựu của Platon

Thành tựu vĩ đại nhất của Platon có thể thấy trước hết ở chỗ: khi ông chống lại những kẻ ngụy biện, cổ súy cho sự suy đồi của Athens, những kẻ vốn đã mất niềm tin vào tôn giáo, truyền thống và tập tục của mình, nhờ đó mà sự văn minh và lành mạnh của thành phố có thể được phục hồi, sự phục hồi của trật tự trong cả diện mạo và linh hồn.

Trật tự chính trị tốt nhất, hợp lý và đúng đắn nhất sẽ dẫn đến sự thống nhất hài hòa của một xã hội, nơi mà cho phép tất cả các tầng lớp trong thành phố theo đuổi hạnh phúc nhưng không phải trả giá bằng hạnh phúc của người khác. Các đặc điểm của một xã hội chính trị tốt, nơi mà hầu hết mọi người có thể nói rằng “thành phố là của tôi” (462c), được mô tả trong Cộng hòa bằng bốn đức tính: công bằng, khôn ngoan, chừng mực và can đảm. Công lý là sự vô tư hoặc công bằng mang lại quyền lợi cho từng nhóm xã hội và đảm bảo rằng mỗi người đều “làm công việc của mình” (433a). Có ba đức tính khác nhau mô tả phẩm chất của các nhóm xã hội khác nhau. Sự thông thái, có thể hiểu là có tầm nhìn bao quát, bao gồm cả sự hiểu biết về bản thân và sự thận trọng về chính trị, là phẩm chất của người lãnh đạo (428e-429a). Lòng dũng cảm không chỉ đơn thuần là lòng dũng cảm trong quân sự mà rộng hơn là lòng dũng cảm công dân: dám đứng lên bảo vệ lẽ phải, có niềm tin lấy cảm hứng từ luật pháp và sẵn sàng bảo vệ các giá trị như tình bạn và tự do, làm nền tảng cho một xã hội tốt đẹp. Đó là phẩm chất chính của những người hộ vệ (430b). Cuối cùng là sự điều độ, ý thức về những giới hạn mang lại hòa bình và hạnh phúc cho tất cả mọi người, là phẩm chất của mọi tầng lớp xã hội. Nó thể hiện sự đồng tình của cả người cai trị và người bị trị về việc ai là người nên lãnh đạo (431d-432a). Bốn đức hạnh của một xã hội tốt cũng mô tả linh hồn của một cá nhân có kỷ luật. Phần lý trí của nó có phẩm chất là trí tuệ, được nuôi dưỡng bằng lời nói hay và học thức, nên cùng với phần tình cảm hoặc tinh thần được nuôi dưỡng bằng âm nhạc và nhịp điệu, sẽ thống trị phần ý chí hoặc ham muốn (442a). Dưới sự lãnh đạo của trí tuệ, linh hồn phải tự giải thoát khỏi lòng tham, dục vọng và những tệ nạn thấp kém khác, hướng mình đến điều thiêng liêng. Đối với Platon, việc giải phóng linh hồn khỏi thói xấu là nhiệm vụ tối thượng của con người trên trái đất. Không một ai có thể xấu xa mà vẫn hạnh phúc (580a-c). Chỉ khi một cá nhân được giải phóng về tinh thần, có một tâm hồn đẹp đẽ và kỷ luật, mới có thể trải nghiệm hạnh phúc thực sự. Chỉ khi một quốc gia tuân theo các nguyên tắc đạo đức mới có thể đạt được hệ thống chính quyền tốt nhất.

Sự phê bình của Platon về nền dân chủ có thể được độc giả hiện đại coi là không thể áp dụng cho nền dân chủ tự do ngày nay. Các nền dân chủ tự do không chỉ được thành lập dựa trên những cân nhắc về tự do và bình đẳng, mà còn bao gồm các yếu tố khác, chẳng hạn như pháp quyền, hệ thống đa đảng, bầu cử định kỳ và dịch vụ công chuyên nghiệp. nền dân chủ phương Tây ngày nay được tổ chức theo nguyên tắc phân chia quyền lực, giống một phiên bản sửa đổi của chính phủ hỗn hợp, với một mức độ năng lực vừa phải, hơn là nền dân chủ Athen bất ổn và không bị kiểm soát của thế kỷ thứ tư và thứ năm trước Công nguyên, trong đó tất cả các chính phủ và chính sách được quyết định trực tiếp bởi tâm trạng thường xuyên thay đổi của người dân. Tuy nhiên, điều phù hợp trong triết học chính trị của Platon là ông đang nhắc nhở chúng ta về khía cạnh đạo đức và tinh thần của đời sống chính trị. Ông tin rằng đạo đức là cội nguồn của bất kỳ xã hội tốt đẹp nào.

Người Athen bị thúc đẩy bởi những tham vọng tột cùng, giống như những người Atlantis thần thoại được mô tả trong cuộc đối thoại Critias, đã bị lây nhiễm bởi “sự thèm muốn xấu xa và niềm tự hào về quyền lực” (121b). Giống như Alcibiades say rượu trong Yến hội, người sẽ đổi “đồng lấy vàng”, là minh chứng rằng anh ta không hiểu lời dạy của Socrates, anh ta đã chọn “vẻ ngoài đẹp đẽ”, vẻ ngoài sáng chói của quyền lực và của cải vật chất, hơn là “ bản chất của sự vật”, bản thể của sự hoàn hảo (Yến hội, 218e). “Đối với những người bình thường, giờ đây họ bắt đầu trở nên xấu xa, vì họ đang đánh mất đi vẻ đẹp từ ​​kho báu quý giá của mình, tuy nhiên họ sẽ có vẻ xinh đẹp và may mắn, đối với những người không thể nhìn thấy một cuộc sống thực sự hạnh phúc” (Về Atlantis, 121b). Họ đang đánh mất tâm hồn đạo đức của mình, đức tính mà nhờ đó họ có thể chứng tỏ mình xứng đáng được bảo tồn như một bảo vật quốc gia. Họ bị dằn vặt bởi những đam mê ích kỷ của tham lam và đố kỵ, dần dần đánh mất quan niệm về trật tự đúng đắn. Lòng nhân từ của họ, mong muốn làm điều tốt, đã chấm dứt. “Con người và thành phố là một” Platon tuyên bố (Cộng hòa, 577d). Con người mà không có linh hồn thì chỉ là vỏ bọc rỗng tuếch. Thành phố mà không có đạo đức tức là nó đang mục nát. Đối với những người không thể nhìn thấy rõ ràng, họ có thể trông rực rỡ nhưng đó chỉ là vẻ ngoài hào nhoáng. Platon lập luận rằng để nhìn rõ những gì hữu hình, nhìn rõ thế giới chính trị ngoài kia, trước tiên người ta phải nhận thức được những gì vô hình nhưng có thể nắm bắt, đó là linh hồn. Người ta phải hiểu bản thân mình. Ông khẳng định con người là linh hồn bất tử, chứ không phải chỉ là những biến số độc lập. Họ có xu hướng ích kỷ, nhưng yếu tố thiêng liêng trong họ khiến họ không chỉ là động vật đơn thuần. Tình bạn, tự do, công lý, trí tuệ, lòng dũng cảm và tiết độ là những giá trị cốt lõi xác định một xã hội tốt đẹp xây dựng trên đức hạnh, những giá trị này phải được bảo vệ trước tệ nạn, chiến tranh và chủ nghĩa bè phái. Để được hưởng hạnh phúc thật sự, con người phải giữ gìn đạo đức và nhớ đến Đức Chúa Trời, đấng hoàn hảo.

Thành tựu của Platon với tư cách là một nhà triết học chính trị có thể được công nhận ở chỗ ông tin rằng có thể có một khối kiến ​​thức mà khi đạt được chúng sẽ giúp giải quyết các vấn đề chính trị, chẳng hạn như chủ nghĩa bè phái và sự băng hoại về đạo đức, những thứ có thể khiến một thành phố suy tàn. Học thuyết về sự hài hòa lợi ích, sự công bằng là nền tảng của trật tự chính trị tốt nhất, hiến pháp hỗn hợp, pháp quyền, sự phân biệt giữa các hình thức tổ chức chính phủ tốt và lệch lạc, sự không ngoan có được từ kinh nghiệm thực tế là phẩm chất của người lãnh đạo tốt. Đức hạnh và tầm nhìn đối với chính trị là rất quan trọng theo Platon. Các tư tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến các nhà tư tưởng chính trị sau này.

Nguồn bài viết gốc: https://iep.utm.edu/platopol/

___________________________________________
Bài viết này được chọn lọc, biên dịch,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Võ Thị Yến Nhi
Hoàng Mạnh Cường
Nguyễn Thị Kim Thương
Đinh Nguyễn Nhã Thanh
Lâm Trọng Kha
Hồ Tấn Hùng
Đinh Thị Nho

và sự hỗ trợ của Cộng tác viên Nguyễn An Nguyên