Tên bài viết gốc: ALL THAT IS SOLID MELTS INTO INFORMATION

Theo nhà triết học Byung-Chul Han, dòng chảy của thời gian tăng tốc mà không có tường thuật đang làm mất phương hướng của xã hội và cộng đồng đang phân mảnh của chúng ta. Nghệ thuật có thể giúp gắn các mảnh lại với nhau.

Byung-Chul Han là nhà triết học và lý thuyết văn hóa người Đức sinh ra ở Hàn Quốc, người có những cuốn sách gần đây bao gồm “Xã hội kiệt quệ” và “Sự biến mất của các nghi lễ”. Gần đây ổng ấy đã nói chuyện với Nathan Gardels, tổng biên tập của Noema.

Nathan Gardels: Johann Wolfgang von Goethe từng nhận xét rằng: “Khi thời đại đang trên đà suy tàn, mọi khuynh hướng đều mang tính chủ quan; nhưng, mặt khác, khi các vấn đề đang chín muồi cho một kỷ nguyên mới, tất cả các khuynh hướng đều mang tính khách quan. Mỗi nỗ lực xứng đáng biến sức mạnh của nó từ hướng nội ra thế giới bên ngoài”.

Theo định nghĩa đó, thời đại của chúng ta là một kỷ nguyên suy tàn đã chuyển từ hướng ngoại sang ám ảnh hướng nội về danh tính và “tính xác thực”, cả cá nhân và bộ lạc, được thúc đẩy bởi kết nối kỹ thuật số. Nghịch lý thay, phương tiện truyền thông xã hội theo nghĩa này là phản xã hội, dẫn đến sự tan rã của cộng đồng thông qua một kiểu cô lập được kết nối.

Động lực là gì và các cơ chế đằng sau cái mà bạn gọi là “khủng hoảng cộng đồng” là gì? Những hậu quả đối với cách chúng ta cảm nhận và sống trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta là gì?

Byung-Chul Han: Cái tôi hướng nội, tự luyến với cách tiếp cận hoàn toàn chủ quan với thế giới không phải là nguyên nhân dẫn đến sự tan rã xã hội mà là kết quả của một quá trình định mệnh ở cấp độ khách quan. Mọi thứ ràng buộc và kết nối đang biến mất. Hầu như không có bất kỳ giá trị hay biểu tượng được chia sẻ nào, không có những câu chuyện chung gắn kết mọi người.

Sự thật, hay nguồn cung cấp ý nghĩa và định hướng, cũng là một câu chuyện. Chúng ta được thông báo rất đầy đủ, nhưng bằng cách nào đó chúng tôi không thể định hướng cho mình. Việc thông tin hóa thực tế dẫn đến sự nguyên tử hóa của nó - các khối phân tách của những gì được cho là đúng.

Nhưng sự thật, không giống như thông tin, nó có một lực lượng hướng tâm gắn kết xã hội lại với nhau. Trong khi đó, thông tin có tính chất ly tâm, có tác động hủy hoại rất lớn đến sự gắn kết xã hội. Nếu chúng ta muốn hiểu loại xã hội chúng ta đang sống, chúng ta cần phải hiểu bản chất của thông tin.

Các mẫu thông tin không cung cấp ý nghĩa cũng như giúp định hướng. Chúng không đông tụ lại thành một câu chuyện kể. Chúng hoàn toàn là chất phụ gia. Từ một thời điểm nào đó trở đi, chúng không còn làm công việc đi báo tin nữa - chúng biến dạng. Chúng thậm chí có thể làm đen tối thế giới. Điều này khiến chúng đối lập với sự thật. Sự thật chiếu sáng thế giới, trong khi thông tin, sống bằng cách hút lấy sự ngạc nhiên, kéo chúng ta vào một vòng xoáy thường trực của những khoảnh khắc thoáng qua.

Chúng ta chào đón thông tin với một sự nghi ngờ căn bản: Mọi thứ có thể khác đi. Tính dự phòng là một đặc điểm của thông tin, và vì lý do này, tin giả là một yếu tố cần thiết của trật tự thông tin. Vì vậy, tin giả chỉ là một dạng thông tin mà trước khi có bất kỳ quá trình xác minh nào có thể bắt đầu [kiểm định tin giả], tự nó đã hoàn thành công việc của mình [kéo chúng ta vào một vòng xoáy và đẩy chúng ta đến vòng xoáy khác]. Nó xô đổ sự thật vào miền quá khứ, và sự thật không thể bắt kịp. Tin giả thành sự thật.

Thông tin đi cùng với sự nghi ngờ căn bản. Chúng ta càng đối mặt với thông tin, sự nghi ngờ của chúng ta càng tăng lên. Thông tin là hai khuôn mặt của Janus - nó đồng thời tạo ra sự chắc chắn và không chắc chắn. [Đây chính là] Môi trường cấu trúc cơ bản vốn có trong một xã hội thông tin.

Ngược lại, sự thật làm giảm khả năng dự phòng. Chúng ta không thể xây dựng một cộng đồng hay một nền dân chủ ổn định dựa trên một số lượng lớn các yếu tố dự phòng. Dân chủ đòi hỏi những giá trị và lý tưởng ràng buộc, và những niềm tin chung. Ngày nay, nền dân chủ nhường chỗ cho sự vô danh.

Như bạn đề xuất trong câu hỏi của mình, một lý do khác dẫn đến khủng hoảng cộng đồng, khủng hoảng dân chủ, là số hóa. Truyền thông kỹ thuật số chuyển hướng các luồng giao tiếp. Thông tin được lan truyền mà không tạo thành một không gian công cộng. Nó được sản xuất trong không gian riêng và phân phối đến không gian riêng. Trang web không hề tạo ra một cộng đồng.

Điều này gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho quá trình dân chủ. Phương tiện truyền thông xã hội tăng cường loại hình giao tiếp mà không có cộng đồng. Bạn không thể tạo ra một không gian công cộng bằng những người tạo ảnh hưởng và người theo dõi. Các cộng đồng kỹ thuật số có dạng hàng hóa; mà cuối cùng, chúng thành hàng hóa.

Tất nhiên, cũng có thông tin trong quá khứ. Nhưng nó đã không quyết định xã hội đến mức như [nó đang làm trong xã hội] ngày nay. Trong thời cổ đại, những câu chuyện thần thoại xác định cuộc sống và hành vi của con người. Đối với nhiều người, thời Trung cổ được xác định bởi câu chuyện của Cơ đốc giáo. Nhưng thông tin được lồng vào trong lối tường thuật: Một đợt bùng phát bệnh dịch không phải là mẫu thông tin thuần túy, đơn giản. Nó đã được lồng ghép vào câu chuyện của Cơ đốc giáo về tội lỗi.

Ngược lại, ngày nay chúng ta không còn có câu chuyện nào mang lại ý nghĩa và định hướng cho cuộc sống của chúng ta nữa. Các câu chuyện vỡ vụn và phân rã thành thông tin. Với một vài cường điệu, chúng ta có thể nói rằng không có gì ngoài thông tin và không có bất kỳ chân trời thông diễn học nào để giải thích, mà cũng không có bất kỳ phương pháp giải thích nào. Các mẩu thông tin không kết hợp với nhau thành kiến ​​thức hay sự thật - những gì được xem là biểu hiện của lối tường thuật.

Khoảng trống tường thuật trong một xã hội thông tin khiến mọi người cảm thấy bất bình, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng, chẳng hạn như đại dịch. Mọi người phát minh ra những câu chuyện kể để giải thích một cơn sóng thần với những số liệu và dữ liệu mất phương hướng. Thường thì những câu chuyện kể này được gọi là thuyết âm mưu, nhưng chúng không thể đơn giản được thu gọn thành lòng tự luyến tập thể. Những thuyết này sẵn sàng giải thích thế giới. Trên web, các không gian mở ra để làm cho trải nghiệm về bản sắc và tính tập thể có thể trở lại. Do đó, web mang tính bộ lạc - chủ yếu là giữa các nhóm chính trị cánh hữu, nơi có nhu cầu rất cao về định hình danh tính. Trong những vòng kết nối này, các thuyết âm mưu được coi là đề xuất cho việc giả định danh tính.

Friedrich Nietzsche đã từng nói rằng hạnh phúc của chúng ta bao gồm việc sở hữu một sự thật không thể thương lượng. Ngày nay, chúng ta không còn có những sự thật không thể thương lượng được nữa. Thay vào đó, chúng ta có quá nhiều thông tin. Tôi không chắc rằng xã hội thông tin là sự tiếp nối của thời kỳ Khai sáng. Có lẽ chúng ta cần một loại giác ngộ mới. Về một sự giác ngộ mới, Nietzsche lưu ý: “[Sẽ là] không đủ nếu bạn chỉ nhận ra sự ngu dốt mà con người và động vật đang sống, bạn còn phải có ý chí để không biết gì và học hỏi nhiều hơn nữa. Bạn cần phải hiểu rằng nếu không có loại thiếu hiểu biết này thì cuộc sống sẽ trở nên không thể, rằng chỉ với điều kiện của sự thiếu hiểu biết này, những gì cuộc sống mới có thể tự bảo tồn và phát triển.”

Gardels: Như ông đã viết trong cuốn sách gần đây nhất của mình, các nghi thức xã hội đã từng tạo ra mối liên kết tường thuật khách quan gắn kết các xã hội lại với nhau. Họ đã “ổn định cuộc sống” như ông nói.

Giờ đây, những nghi lễ như vậy đang bị tấn công bởi quả cầu phá hủy cấu trúc không gì khác hơn là những thiết kế của những người có đặc quyền có quyền áp đặt chúng trong quá khứ. Trong thế giới theo chiều ngang ngày nay, không có hệ thống phân cấp giá trị hợp pháp, phép chiếu chủ quan sẽ là bước lấp đầy khoảng trống.

Từ những tàn tích của một trật tự khách quan này, làm thế nào để có thể tái lập các neo ổn định của nghi lễ? Trên cơ sở nào? Cơ quan của ai? Cuộc sống sẽ như thế nào nếu điều đó không thể xảy ra?

Han: Tôi sẽ không ‘lăng xê’ việc kích hoạt lại các nghi lễ trong quá khứ. Điều này đơn giản là không thể bởi vì các nghi lễ của văn hóa phương Tây gắn liền rất chặt chẽ với câu chuyện của Cơ đốc giáo. Và ở khắp mọi nơi, câu chuyện của Cơ đốc nhân đang mất dần sức mạnh của nó. Ngoài Giáng sinh ra thì sức mạnh này còn tồn tại rất ít.

Nghi lễ thiết lập một cộng đồng. Trái ngược với gợi ý trong câu hỏi của bạn, không thể tránh khỏi các nghi lễ củng cố các mối quan hệ quyền lực hiện có. Hoàn toàn ngược lại. Trong lễ hội Carnival, các mối quan hệ quyền lực bị đảo ngược, do đó các nô lệ có thể chỉ trích và thậm chí chế nhạo chủ nhân của họ. Thông thường, các vai trò được hoán đổi: Chủ nhân phục vụ nô lệ của họ. Và kẻ ngốc lên ngôi vua. Sự đình chỉ tạm thời theo nghi thức này nhằm ổn định cộng đồng.

Trong một thế giới hoàn toàn không có nghi lễ và hoàn toàn thô tục, tất cả những gì còn lại là tiêu dùng và thỏa mãn nhu cầu. Đó là “Brave New World” của Aldous Huxley, trong đó mọi mong muốn đều được đáp ứng ngay lập tức. Những người được giữ trong tinh thần tốt với sự giúp đỡ của niềm vui, tiêu dùng và giải trí. Nhà nước phân phối một loại thuốc gọi là Soma để tăng cảm giác hạnh phúc cho người dân. Có thể trong thế giới mới đầy dũng cảm của chúng ta, mọi người sẽ nhận được thu nhập cơ bản phổ thông và có quyền truy cập không giới hạn vào các trò chơi điện tử. Đó sẽ là phiên bản mới của panem et Circenses (“bánh mì và rạp xiếc”).

Tuy nhiên, tôi không hoàn toàn bi quan. Có lẽ chúng ta sẽ phát triển những câu chuyện mới, những câu chuyện không đặt trước một hệ thống thứ bậc. Chúng ta có thể dễ dàng hình dung một câu chuyện tường thuật phẳng. Mỗi câu chuyện đều phát triển các nghi thức riêng của nó nhằm mục đích biến nó thành thói quen, gắn nó vào cơ thể vật chất. Văn hóa tạo dựng cộng đồng.

Sau đại dịch, cái cần phục hồi nhất là văn hóa. Các sự kiện văn hóa như sân khấu, khiêu vũ và thậm chí cả bóng đá đều có tính chất nghi lễ. Cách duy nhất để chúng ta có thể hồi sinh cộng đồng là thông qua các hình thức nghi lễ. Ngày nay, văn hóa được gắn kết với nhau chỉ bằng các quan hệ kinh tế và công cụ. Nhưng điều đó không tạo dựng cộng đồng - nó cô lập mọi người. Một cách cụ thể, nghệ thuật nên đóng một vai trò trung tâm trong việc hồi sinh các nghi lễ.

Điều chúng ta cần nhất là những cấu trúc thời gian ổn định cuộc sống. Khi mọi thứ chỉ là ngắn hạn, cuộc sống mất đi tất cả sự ổn định. Sự ổn định có được trong thời gian dài: trung thành, ràng buộc, chính trực, cam kết, hứa hẹn, tin tưởng. Đây là những thực hành xã hội gắn kết một cộng đồng với nhau. Tất cả đều có tính cách nghi lễ. Tất cả đều đòi hỏi nhiều thời gian. Sự kinh hoàng ngày nay đối với chủ nghĩa ngắn hạn - mà hậu quả chết người, chúng ta lầm tưởng là tự do - phá hủy các thực hành đòi hỏi thời gian. Để chống lại sự khủng bố này, chúng ta cần một nền chính trị thời gian rất khác.

Trong "Hoàng tử bé", con cáo muốn được hoàng tử bé đến thăm luôn vào cùng một giờ, để chuyến thăm của anh ta trở thành một nghi lễ. Hoàng tử bé hỏi con cáo rằng một nghi lễ là gì, và con cáo trả lời: “Đó [những nghi lễ] cũng là những hành động thường bị bỏ qua. … Chúng là thứ tạo nên một ngày khác với những ngày khác, một giờ so với những giờ khác”.

Nghi lễ có thể được định nghĩa là các công nghệ tạm thời cho nhà ở của chính mình. Chúng biến việc ở trên thế giới thành ở nhà. Các nghi lễ diễn ra trong thời gian như mọi thứ ở trong không gian. Chúng ổn định cuộc sống bằng cách cấu trúc thời gian. Chúng cung cấp cho chúng ta không gian lễ hội, có thể nói, không gian chúng ta có thể bước vào lễ kỷ niệm.

Là dạng cấu trúc vật chất-thời gian, nghi lễ bắt giữ thời gian. Không gian tạm thời mà chúng ta có thể bước vào trong lễ kỷ niệm không bị qua đi. Không có cấu trúc vật chất-thời gian như vậy, thời gian sẽ trở thành dòng nước xoáy khiến chúng ta xa rời nhau và xa rời chính mình.

Gardels: Ông nói rằng ông xem nghệ thuật như "vị cứu tinh" khỏi những điều kiện mà ông đang mô tả, vì triết học ngày nay thiếu chất lượng biến đổi mà nó từng có. Ý ông là gì?

Han: Triết học có sức mạnh thay đổi thế giới: Khoa học châu Âu chỉ bắt đầu với Plato và Aristotle; Nếu không có Rousseau, Voltaire và Kant, Khai sáng Châu Âu sẽ là điều không tưởng. Nietzsche đã làm cho thế giới xuất hiện trong một ánh sáng hoàn toàn mới. “Tư bản” của Marx đã thành lập một kỷ nguyên mới.

Tuy nhiên, ngày nay, triết học đã hoàn toàn mất đi sức mạnh thay đổi thế giới này. Nó không còn khả năng tạo ra một câu chuyện tiểu thuyết. Triết học biến thành một bộ môn hàn lâm, chuyên môn. Nó không hướng về thế giới và thực tại.

Làm thế nào chúng ta có thể đảo ngược sự phát triển này và đảm bảo rằng triết học lấy lại sức mạnh thay đổi thế giới, điều kỳ diệu của nó? Cảm giác của tôi là nghệ thuật, trái ngược với triết học, vẫn ở vị trí mà nó có thể gợi lên tia sáng của một dạng sống mới.

Nghệ thuật luôn mang lại một hiện thực mới, một hình thức nhận thức mới. Cả cuộc đời mình, Paul Klee nói: “Về mặt nội tại, tôi không thể nắm bắt được chút nào. Bởi vì tôi sống với người chết, cũng như tôi sống với người chưa sinh. Gần trung tâm của tạo hóa hơn bình thường một chút. Và vẫn chưa đủ gần.”

Có thể nghệ thuật gần với trái tim của sự sáng tạo hơn là triết học. Do đó, nó có khả năng cho phép một cái gì đó hoàn toàn mới bắt đầu. Cuộc cách mạng có thể bắt đầu chỉ với một màu sắc không nghe thấy, một âm thanh không nghe thấy.

Nguồn bài viết gốc: https://www.noemamag.com/all-that-is-solid-melts-into-information/#:~:text=All%20That%20Is%20Solid%20Melts,says%20philosopher%20Byung%2DChul%20Han.

__________________________________________
Bài viết này được chọn lọc, biên dịch,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Trịnh Thanh Hà
Trần Ngọc Hiếu
Nguyễn Thị Kim Lài
Nguyễn Đức Máy
Nguyễn Trọng Nam
Dương Nguyễn Hồng Nhung
Đinh Huỳnh Mai Tú