Tên bài viết gốc: WHAT LEADERS CAN LEARN FROM SELF-COMPASSION
Lần cuối cùng bạn dừng phê bình một dự án mà mình đã hoàn thành mà chỉ đơn giản là tự chúc mừng bản thân vì đã hoàn thành tốt một công việc là khi nào? Hoặc khá hơn là chấp nhận một lỗi lầm bạn đã gây ra mà không dành hàng giờ để tự trách bản thân?
Có người nghĩ việc dành thời gian để tự từ bi với bản thân mình thật quá dễ dãi. Nhưng Kristin Neff lại nói rằng điều ngược lại mới đúng. Học cách chăm sóc tới sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc của chính mình và giúp đỡ những người xung quanh nhiều hơn giúp ta chống chọi với các thách thức mà cuộc sống đặt ra trên con đường của chính mình.
Neff là một chuyên gia về lòng tự trắc ẩn. Cô ấy là đồng sáng lập của Center for Mindful Self-Compassion và là tác giả của Fierce Self-Compassion: How Women Can Harness Kindness to Speak Up, Claim Their Power, and Thrive và Self-Compassion: The Proven Power of Being Kind to Yourself. Tuy vậy cô ấy vẫn thừa nhận rằng mình khó khăn khi đưa lí thuyết này vào trong thực tế.
Cô ấy chia sẻ rằng “Tôi có thể nói thực lòng rằng sau khoảng 30 năm thực hành chánh niệm và tự trắc ẩn thì tôi vẫn còn mông lung.” “Tôi vẫn phản ứng lại, tôi vẫn tức giận, tôi vẫn nói ra những thứ khiến mình hối hận. Tôi đã tiến bộ hơn một chút…nhưng những gì tôi đã thực sự làm được đó là có thể làm điều đó với lòng trắc ẩn.” Lòng tự trắc ẩn không phải là đưa bản thân ra khỏi những cảm xúc tệ hại hay những lỗi lầm, hoặc chấp thuận mọi suy nghĩ của bạn mà đó là việc thừa nhận những mặt khó khăn của cuộc sống, và đưa bạn tới với tình thương mà bạn cần để bước tiếp. Ở bài viết này, Neff giải thích về hai dạng của lòng tự trắc ẩn, cách để những nhà lãnh đạo có thể được hưởng lợi từ việc luyện tập tự trắc ẩn, và sự kết nối giữa lòng tự trắc ẩn và chánh niệm
Lòng tự trắc ẩn là gì?
Khái niệm về lòng tự trắc ẩn rất đơn giản: Neff giải thích nó như sau “Lòng tự trắc ẩn nghĩa là bạn muốn sống tốt, sống khỏe vì chính bạn”. Nhưng nếu trong thực tế nó đơn giản như vậy thì tất cả chúng ta đều đã có thể làm được. Một cách đơn giản hơn để có cái nhìn trực quan về tự trắc ẩn trong thực tế đó là nghĩ về cách bạn phản ứng khi ai đó chúng ta yêu thương bị đe dọa, so với khi chính chúng ta gặp nguy hiểm. Khi chúng ta ở trong một trạng thái đầy áp lực, não bộ sẽ sử dụng đến cơ chế chống trả-bỏ chạy hoặc đóng băng. Thông thường, chúng ta sẽ bật chế độ chống trả. Chúng ta cảm thấy xấu hổ và đánh giá nghiêm khắc những hành vi của bản thân và mong rằng điều đó sẽ giúp ta tìm ra cách để giải thoát chính mình. Nhưng khi mối đa dọa xảy đến với ai đó mà ta quan tâm mà không trực tiếp ảnh hưởng tới ta thì chúng ta lại chuyển sang chế độ kết nối với người khác (Tend and befriend). Ta thấu hiểu nỗ đau, an ủi, thay mặt họ để bênh vực và cố gắng giúp họ để tìm ra giải pháp. Tự trắc ẩn có nghĩa là biến những đáp ứng nội tâm của chúng ta trước những mối đe dọa từ chế độ đánh-bỏ chạy-đóng băng thành chế độ kết nối với người khác. Điều này là không giống nhau ở mọi trường hợp. Đôi khi chúng ta cần lòng tự trắc ẩn để trở nên dịu dàng: Chúng ta cần cảm nhận được sự tử tế, sự quan tâm và sự chấp nhận từ chinh bản thân. Neff nói rằng“Nó nhẹ nhàng hơn so với nguồn năng lượng từ bố mẹ”. Đôi khi, chúng ta cần phải quyết liệt với lòng tự trắc ẩn: Chúng ta cần cảm nhận được sự một cơn giận và những quyết định đang tới, khi đó chúng ta có thể hành động để bảo vệ chính mình. Đàn ông và những người lớn lên như một người đàn ông bị xã hội hóa để tin rằng lòng tự trắc ẩn kia là một dấu hiệu của sự yếu đuối và không phù hợp với cái nam tính “đúng nghĩa”. Ngược lại, phụ nữ và những người lớn lên như một phụ nữ được dạy rằng phải mở rộng lòng từ bi với người khác mà không phải với chính họ. Họ cũng được dạy rằng lòng tự trắc ẩn mãnh liệt là không có nữ tính. Neff nói thêm“Cho nên tất cả mọi người đều bị mất cân bằng và tất cả họ đều cần sự cân bằng”
Chánh niệm là chìa khóa để tự trắc ẩn
Neff mô tả chánh niệm và lòng tự trắc ẩn như “hai cánh của một con chim”. Việc luyện tập chúng bổ trợ lẫn nhau và khi sử dụng kết hợp sẽ đưa bạn đi xa hơn. Chánh niệm dạy chúng ta thừa nhận những suy nghĩ và cảm xúc của mình, không phán xét và chấp nhận sự tồn tại của chúng. Điều này là tối quan trọng với lòng tự trắc ẩn bởi chúng ta không thể điều chỉnh cảm xúc và nhu cầu của bản thân nếu chúng ta không biết cách nhận ra và ngồi lại với chúng. Neff nói rằng “Bạn không thể có lòng tự trắc ẩn mà không có chánh niệm”. Nếu không, chúng ta sẽ rơi vào thói quen hàng ngày của con người đó là né tránh hoặc phớt lờ những cảm xúc tiêu cực. “Bạn cần chánh niệm để nói (với chính mình) rẳng: Ồ, bạn thực sự đã có một khoảng thời gian khó khăn, tôi có thể làm gì để giúp bạn?” Nếu bạn vừa luyện tập chánh niệm thì tự trắc ẩn là một cách tự nhiên để nâng cao những lợi ích của chúng. Đó không chỉ là việc thừa nhận cảm giác của mình mà còn mang lại phản ứng thông cảm dành cho bản thân. Neff nói thêm “Bạn đang nâng cao chánh niệm bằng sự quan tâm và hơi ấm thực sự”, “Và tấm vé diệu kì chính là: đây là nơi mà mọi thứ phải đến”
Những nhà lãnh đạo có thể học được gì từ tự trắc ẩn
Các nhà lãnh đạo có thể chỉ là một trong số những nhóm người cần lòng tự trắc ẩn nhất. Chúng ta thích kiểm soát, có xu hướng tự làm khó bản thân và tự nhận lấy thất bại. Tất cả những điều đó thường dẫn đến việc tự nói chuyện gay gắt với bản thân, và không có nhiều sự tự tha thứ hay sự ấm áp từ bên trong. Bởi là một đức tính của con người, các nhà lãnh đạo cũng xứng đáng có lòng trắc ẩn như bất kỳ ai khác. Lòng tự trắc ẩn cũng có thể khiến bạn trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn nhưng trên hết là thứ có thể nâng cao lợi ích của bản thân một cách toàn diện. Trước hết, so với động viên thì việc liên tục thúc đẩy và chỉ trích bản thân là một cách tiếp cận kém hiệu quả đối với bất kỳ nhiệm vụ nào. Điều đó có nghĩa là bất cứ khi nào bạn chắc chắn thất bại ở một điều gì đó, thì bất kỳ tiến bộ nào bạn đã đạt được đều phải dừng lại. Bạn tập trung vào những gì đã xảy ra và những sai lầm bạn đã mắc phải. Bạn lo lắng rằng bạn có thể mắc lại chúng một lần nữa. Làm thế nào để bạn tìm ra giải pháp với những nỗi sợ hãi đang đè nặng lên tâm trí bạn? Lòng tự trắc ẩn có nghĩa là đối mặt với những sai lầm của bạn và cho bản thân mình cơ hội để học hỏi từ chúng. Neff nói: “Khi chúng ta chấp nhận thất bại và sai lầm như một phần của quá trình học tập và khi chúng ta tiếp cận nó bằng sự tử tế và sự khích lệ, chúng ta sẽ muốn làm tốt hơn vì chúng ta để tâm tới chúng,” "Nó đặt ta vào một tư duy tối đa hóa khả năng học hỏi và phát triển của bản thân." Một khi bạn đã học được cách thể hiện cho mình lòng nhân từ đó, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn khi mở rộng lòng nhân từ đó cho những người xung quanh. Những nhà lãnh đạo chấp nhận những sai lầm của bản thân như một cơ hội học hỏi và biết giá trị của một thái độ học hỏi, sẽ sẵn sàng thể hiện lòng trắc ẩn đó cho nhân viên của mình hơn. Điều này thúc đẩy một môi trường tin cậy, nơi mọi người cảm thấy được khuyến khích để làm hết sức mình và được hỗ trợ nhằm tìm ra giải pháp khi có sự cố. Neff khuyên bạn nên kết hợp giữa lòng tự trắc ẩn nhẹ nhàng và mãnh liệt. Ví dụ: nếu không đạt được những mục tiêu làm việc và kết quả rõ ràng đã đề ra thì hãy tự hỏi, "Làm cách nào để tôi có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu này?"
Lòng từ bi không phải là lấy mình làm trung tâm
Nhiều việc giúp cải thiện bản thân tập trung vào việc làm thế nào chúng ta có thể phục vụ người khác tốt hơn. Một quan niệm sai lầm phổ biến về lòng tự trắc ẩn là ích kỷ hoặc rằng bằng cách thể hiện lòng tự trắc ẩn của bản thân, chúng ta đang giới hạn việc thể hiện với người khác. Nhưng lòng trắc ẩn không giống như tiền trong tài khoản ngân hàng: Bạn không thức dậy mỗi ngày với một số tiền hữu hạn mà cạn kiệt khi bạn lấy nó ra! Trên thực tế, những người thực hành lòng tự từ bi với bản thân thường thể hiện những phẩm chất này với người khá một cách tốt hơn. Neff nói: “Những gì chúng tôi thấy trong nghiên cứu là những người có lòng tự trắc ẩn có nhiều khả năng thỏa hiệp hơn và đảm bảo được rằng nhu cầu của mọi người được đáp ứng. Bởi vì họ đang giải quyết nhu cầu của chính mình, những người giàu lòng nhân ái có thể tránh khỏi kiệt sức, từ đó giúp họ có thể giúp đỡ người khác về mặt tinh thần. Khi bạn cảm thấy nhu cầu cơ bản của mình đang được đáp ứng, bạn sẵn sàng hy sinh hơn để đảm bảo những người khác cũng được hỗ trợ. Một điều khác về lòng tự từ bi là nó không phải là sự buông thả của bản thân. Mục đích của việc thực hành là chăm sóc sức khỏe thể chất và cảm xúc của bạn. Nếu bạn đang cố gắng xoa dịu sự lo lắng mà bạn đang cảm thấy thông qua hành vi tàn phá bản thân như lạm dụng chất kích thích hoặc mua sắm phóng khoáng, đó không phải là lòng tự trắc ẩn vì điều đó không tốt cho bạn. Lòng tự trắc ẩn được cho là yếu đuối, ích kỷ và thứ giết chết động lực. Nhưng theo kinh nghiệm của Neff thì ngược lại, nó trao cho chúng ta sức mạnh từ bên trong để giải quyết những thách thức lớn nhất của bản thân mà không phải hy sinh sức khỏe tinh thần trong quá trình thực hiện. Nó mang lại cho ta động lực để hành động, biết rằng ngay cả khi thất bại, chúng tôi sẽ không dùng đến sự tự phê bình gay gắt. Nó khiến chúng ta muốn cho người khác thấy lòng tự trắc ẩn vô điều kiện. Neff nói: “Lòng tự trắc ẩn là một cách lành mạnh để đối phó với nỗi đau của cuộc sống. "Dựa theo định nghĩa trên, nó dường như không có nhược điểm”
Nguồn bài viết gốc: https://www.forbes.com/sites/robdube/2021/10/25/what-leaders-can-learn-from-self-compassion/?sh=7214d0823275
_____________________________________
Bài viết này được chọn lọc, biên dịch,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7
Trần Hồng Hạnh
Nguyễn Đức Hiếu
Lê Hoàng Mạnh Hùng
Nguyễn Thị Phương Thảo
Đặng Minh Quân
Tô Nghiệp Siêu
Trịnh Quang Đồng Thảo