Tên gốc (tiếng nước ngoài): ENTREPRENEURS AND SMALL BUSINESS OWNERS: STEVE JOB’S ADVICE ON SAYING NO MORE OFTEN TO ACHIEVE YOUR GOALS

Tôi viết về việc xây dựng thương hiệu, xu hướng, sự sáng tạo và những doanh nghiệp đột phá.

Học cách để nói KHÔNG thế nào cho tốt có thể là thứ sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu của mình.

Các doanh nhân và chủ doanh nghiệp nhỏ về bản chất thường là những người có tính lạc quan. Cuối cùng sau tất cả, họ đã bắt đầu hoặc đã xây dựng nên một công ty. Nhưng trong môi trường làm việc ở các công ty nhỏ và mới thành lập, có lẽ bạn sẽ có khuynh hướng đồng tình với mọi thứ, điều mà có thể là một thói quen xấu bởi lẽ nó có thể dẫn đến việc lãng phí thời gian, cam kết quá khả năng cho phép, mất sự tập trung và cả kiệt sức. Đến cuối cùng, bạn có thể đưa ra những quyết định sai lầm và khiến doanh nghiệp của bạn gặp phải tình trạng thiếu nguồn lực hay đơn giản hơn là một sự mất tập trung. Vậy giải pháp là gì? Bạn có lẽ sẽ cần phải nói “KHÔNG” thường xuyên hơn.

Học cách để nói “KHÔNG” có thể là một trong những điều khó nói nhất. Vì thế, bạn cần luyện tập nó và cũng phải thay đổi tư duy của mình. Sự thay đổi này bắt đầu bằng việc hiểu rằng từ KHÔNG không phải đơn thuần chỉ là một từ gồm 5 chữ cái mang ý nghĩa tiêu cực. Nhưng nó là một cách giúp bạn đi đúng hướng và tập trung hơn để tận dụng các nguồn lực hạn hữu của mình. Phương cách tốt nhất để có thể giúp ta nhìn vào mặt tích cực của từ KHÔNG là chia sẻ một câu trích dẫn của Steve Jobs từ một Hội nghị của Apple năm 1997.

“Mọi người thường nghĩ rằng tập trung có nghĩa là phải đồng tình với điều mà bạn phải tập trung vào. Tuy nhiên, điều này không đúng chút nào. Mà nó có nghĩa là bạn cần nói không với hàng trăm ý tưởng hay khác đang có. Bạn cần cẩn thận lựa chọn. Tôi thật sự lấy làm tự hào về những thứ mà chúng tôi chưa từng làm cũg như những việc tôi đã làm được. Sự đổi mới chính là nói không với 1000 ngàn thứ.” Steve Jobs

Vậy thì làm thế nào để học cách nói không? Bước quan trọng đầu tiên là đánh giá và xem xét lại những gì đang được yêu cầu. Nếu bạn đơn giản là không có đủ thông tin về nó hay thông tin đó mơ hồ thì bạn có thể hỏi thêm về chi tiết rõ ràng hơn. Bằng cách này, chính bạn đang tương tác với đối phương và tỏ ý chân thành muốn tìm hiểu thêm dù bạn vẫn chưa nói đồng ý. Và bây giờ, nhiệm vụ của người đó là làm rõ điều mà họ yêu cầu. Khi có thêm nhiều thông tin hơn, sau đó bạn có thể đưa ra quyết định của mình. Nhờ vậy, sự thấu đáo và tính rõ ràng của bạn sẽ được người khác biết đến nhiều hơn.

Đây là một cách tuy đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá những yêu cầu từ người khác theo hướng leo thang qua 3 cấp độ có thể có của việc nói KHÔNG:

Cấp độ một: Cấp độ này thực sự có thể là cấp độ dễ hiểu nhất đối với cả hai bên. Nếu yêu cầu của đối phương vi phạm các chính sách, quy định hoặc thậm chí là luật pháp, thì bạn chỉ cần nói thẳng thắn là không. Hãy nói: “Tôi không có bất kỳ quyết định nào ở đây. Việc bạn yêu cầu đã vi phạm các chính sách, quy tắc hoặc thậm chí là luật pháp. Có thể tôi có thể xem xét giúp bạn điều chỉnh lại yêu cầu của mình trong phạm vi sao cho phù hợp với các quy tắc, sau đó nó mới có thể được xem xét.”

Cấp độ hai: việc bạn xem xét để từ chối trong trường hợp ở cấp độ này cũng có thể khá đơn giản. Ví dụ như bạn nhận được một lời yêu cầu làm gì đó vượt quá khả năng chuyên môn của mình. Nếu lời yêu cầu đó thậm chí còn không khả thi, thì hãy nói rằng “Đơn giản là tôi không thể thực hiện nó được”. Còn nếu là do bạn chỉ không có những kỹ năng hay chuyên môn về nó thì hãy nói “Rất xin lỗi nhưng điều bạn yêu cầu vượt quá chuyên môn của tôi.” Nhưng nếu người đó ép buộc bạn thì sao? Câu trả lời vẫn là không, bạn có thể nói: “ Điều này không nằm trong những kỹ năng của tôi có. Nghĩa là nếu bạn đồng ý thì hãy cho tôi thêm thời gian và hỗ trợ tài chính để tôi có thể học thêm về nó và tôi sẽ cố gắng.” Bạn trả lời vậy sẽ giúp bạn có cơ hội phát triển thêm bản thân và, rốt cuộc, để cho đối phương có thể tìm một đối tượng mới. Nhưng nếu bạn không thể có thêm thời gian thì sao? Cách trả lời tốt nhất là gì? “Tôi đã tham gia vào dự án khác. Tôi sẽ làm việc này cho bạn sau. Nếu không khả thi thì tôi sẽ giúp bạn ở một việc khác trong tương lai.”

Cấp độ ba: cấp này có lẽ là khó từ chối nhất vì điều mà bạn được yêu cầu có thể có giá trị thật sự. Trong trường hợp này, bạn cần phải xem xét về khả năng bạn sẽ hoàn thành được việc đó, về lợi ích tiềm năng nếu bạn đầu tư cho nó, và có phù hợp với bạn cũng như các mục tiêu của bạn hay không. Vậy bạn sẽ nói gì khi gặp những trường hợp như vậy? “Tôi cần biết thêm về nó. Để tôi hỏi bạn một vài câu hỏi sau…” Về cơ bản, bạn đang cần người đó đưa ra một lời yêu cầu mang tính thuyết phục và thấu đáo hơn. Vậy nếu như bạn đã hiểu được nhưng bạn không thấy nó phù hợp với mục tiêu của mình ở thời điểm hiện tại thì sao? Bạn có thể nói: “Tôi không thể đồng ý ở thời điểm hiện tại bởi vì khả năng thành công của tôi khi thực hiện nó là thấp,” “… nguồn lực tôi cần để thực hiện nó quá nhiều,” “…nó không phù hợp với những ưu tiên hiện tại của tôi” hay “… kết quả có thể không như mong đợi ở thời điểm này vì lý do đặc biệt này.”

Chúng ta được giáo dục hầu như luôn trả lời đồng ý trong cuộc sống của mình dựa trên nền tảng của văn hóa xã hội. Học cách để nói “không” thế nào cho tốt có thể giúp bạn tập trung hơn, và cho bạn nhiều thời gian và nguồn lực để có thể thật sự đạt được những mục tiêu của công ty, của nghề nghiệp cũng như của cuộc đời mình.

Nguồn bài viết gốc: https://www.forbes.com/sites/bernhardschroeder/2022/10/31/entrepreneurs-and-small-business-owners-steve-jobs-advice-on-saying-no-more-often-to-achieve-your-goals/?sh=5e2e47e27c7c

___________________________________________
Bài viết này được chọn lọc, biên dịch,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Võ Thị Yến Nhi
Hoàng Mạnh Cường
Nguyễn Thị Kim Thương
Đinh Nguyễn Nhã Thanh
Lâm Trọng Kha
Hồ Tấn Hùng
Đinh Thị Nho

và sự hỗ trợ của Cộng tác viên Nguyễn Tuấn Phương