Tên bài viết gốc: FAMILY CONNECTION IN THE DIGITAL AGE: TIPS FOR RECONNECTING

Đây thực sự là một thời đại sống đáng kinh ngạc. Chúng ta đang ở trong một thế giới nơi mọi người có thể kết nối với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp ở mọi nơi trên thế giới vào mọi thời điểm. Vâng, rất nhiều người trong chúng ta đang thiếu đi sự kết nối với những người thân yêu, những người sống với ta trong cùng một mái nhà. Và những thiết  bị điện tử có thể kết nối với cả thế giới nhưng thường xuyên ngăn cách chúng ta với chính gia đình của mình.

Sử dụng điện thoại thông minh không tự nó là một điều tốt hay xấu. Vấn đề chỉ xảy ra khi chúng ta lạm dụng nó quá nhiều. Và thật dễ mắc phải tình trạng này! Nhưng thay vì chỉ ra những biểu hiện của sự lạm dụng quá mức thiết bị thông minh trong ngôi nhà của mình, chúng ta hãy chú ý đến những nguyên nhân ít được nói đến hơn. Chúng ta đang tìm kiếm cái gì khi bật chiếc điện thoại hay một trò chơi điện tử lên? Làm cách nào chúng ta có thể sử dụng điện thoại một cách lành mạnh và biết cách đặt chúng xuống khi cần? Và có lẽ, quan trọng nhất là làm cách nào chúng ta có thể làm bền chặt mối quan hệ gia đình trong thời đại số? Câu trả lời có thể giúp chúng ta quay về một lối giao tiếp “FaceTime” đã từng có trong ngôi nhà của mình - ý tôi không phải là “FaceTime” trên chiếc IPhone.

Cảm giác yêu thương thông qua sự hoà hợp cảm xúc

Khi chúng ta thấy được kết nối và thấu hiểu trong các mối quan hệ, dường như chúng ta có cho đi và nhận về cùng một mức độ “hoà hợp cảm xúc”. Hãy tạm định nghĩa sự hoà hợp cảm xúc này là “sự tỉnh thức, hiểu biết, sự thích nghi tường tận và cả sự chấp nhận toàn diện với trạng thái cảm xúc và trải nghiệm nội tâm của người khác”. Đơn giản là đặt sự hoà hợp cảm xúc của từ người khác vào một cảm giác “cảm thấy được cảm xúc”. Chúng ta đều cần có sự hoà hợp cảm xúc! Đó là con đường dẫn đến sự kết nối- và “thấu hiểu cảm giác” mang đến cảm giác yêu thương.

Những người cha mẹ dành quá nhiều thời gian trên điện thoại gặp khó khăn trong việc duy trì một sự hoà hợp cảm xúc bền vững với con cái của họ. Điều này lấy cơ hội giao tiếp bằng ánh mắt, sự chú ý, biểu hiện khuôn mặt, các cử chỉ và các cách giao tiếp phi ngôn ngữ  khác với con trẻ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng 93% sự giao tiếp của chúng là phi ngôn ngữ, và giao tiếp qua ánh mắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra mối hoaf hợp cảm xúc. Khi việc giao tiếp bằng ánh mắt bị ảnh hưởng với các thiết bị, trẻ em mất đi dạng cơ bản của việc đón nhận tình yêu. Điều này không có ý nói ba mẹ dùng điện thoại không yêu thương con cái họ-chỉ là bọn trẻ khó mà nhận biết được điều đó.

Cũng trong thời đại này, việc trẻ vị thành niên sở hữu điện thoại thông minh đã trở nên rất bình thường. Nhưng những màn hình điện thoại cũng khiến bộ não trẻ em thiếu đi khả năng thấu cảm trong sự phát triển của nó. Trẻ em tiếp xúc lâu với thời gian nhìn màn hình- thay vì giao tiếp mặt đối mặt- có thể thiếu hụt sự phát triển cảm xúc và thần kinh. Sự thiếu hụt cảm xúc hoà hợp này có thể dẫn đến các em sẽ tìm kiếm sự kết nối ở một nơi nào khác để đáp ứng sự đòi hỏi của não bộ. Mặc dù không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng trẻ vị thành niên thiếu sự hoà hợp cảm xúc có thể tìm đến các chất kích thích, trò chơi điện tử, tình dục bừa bãi, tự làm đau bản thân, ăn uống không điều độ, và mạo hiểm với những hành vi giúp chúng tìm kiếm tình yêu và kết nối.

Nếu bạn đang đọc cái này, có thể bạn cũng đã nhận thức rõ về các tác hại của việc lạm dụng các thiết bị điện tử đối với tình thân gia đình. Vậy hãy nói về cách chúng ta có thể kiềm chế xu thế này và làm mới lại cảm xúc yêu thương trong gia đình.

Các mối quan hệ con người về bản chất rất lộn xộn, chứa đựng nhiều xung đột, sự mong manh và cả những cơ hội để phản tỉnh. Khi chúng ta chuyển các cuộc hội thoại qua các phương tiện số, hoặc lẩn tránh các xung đột bằng cách vùi mình vào các thiết bị điện tử, chúng ta tự tước đoạt của mình sự phong phú của sự đổ vỡ và Hàn gắn. Những mâu thuẫn lành mạnh (hay đổ vỡ) là một trải nghiệm cân thiết để duy trì kết nối (hàn gắn) bởi chúng ta thấy những người chúng ta yêu mến vẫn yêu thương chúng ta ngay cả khi họ không vui. Chẳng sao cả và thậm chí còn tốt hơn nếu có các mâu thuẫn trong gia đình! Điều cần thiết là biết cách xử trí với chúng.

Khi có những cảm xúc nổi lên trong gia đình, sự tương tác có vẻ như “khó khăn” hơn (là hét, ném đồ đạc, giật mạnh cửa) hoặc “đóng cửa” (im lặng, tự cô lập, nói “mọi thứ vẫn ổn” dù sự thực không phải vậy).

Làm cách nào chúng ta kết nối lại ở thời điểm có xung đột ?

Đây là một số mẹo nhỏ tôi khuyên các gia đình áp dụng:  

Bước 1: LUÔN LUÔN bấm nút dừng. Tách ra. Và đây là đời quan trọng: quyết tâm kết nối lại. Lập một kế hoạch để bàn về mâu thuẫn đó sau 15-30 phút. Sau đó, cảm nhận, xử lý và chia sẻ…

CẢM NHẬN

Dành ra một phút để kiểm tra lại cảm xúc của bạn. Bạn đang cảm thấy thế nào? Có nỗi buồn nào ẩn dưới sự tức giận không? Sợ hãi? Một khi bạn biết được cảm giác của mình là gi.. hãy cảm nhận nó! Hãy đơn giản là cho phép cảm xúc của bạn diễn ra thay vì cố thay đổi nó. Nếu bạn có thể tranh việc nhấc điện thoại lên khi cảm thấy nặng nề, cơ thể bạn một cách tự nhiên sẽ xử lý cảm xúc đó mà để nó trôi qua.

XỬ LÝ

Thực hành một số kĩ năng cơ bản. Làm gì đó để chăm sóc bản thân. Hít một vài hơi thật sâu. Đi bộ. Chơi nhạc cụ. Viết Nhật ký. Vẽ tranh. Nấu một bữa đơn giản. Thiền định.

CHIA SẺ

Khi mỗi người trong cuộc đã bình tĩnh hơn, quy trở lại với nhau và chia sẻ. Sử dụng những thông điệp “tôi”, tập trung vào cảm giác của bạn và tin tưởng hơn là đổ lỗi, hoặc đưa ra những giả thiết về trải nghiệm của người khác. Chia sẻ từ tận đáy lòng. Bạn thật sự cảm thấy như thế nào? Sức mạnh này luôn nằm ở ý muốn của chính bạn.

Chúng ta còn có thể làm gì nữa?

Mang gia đình bạn ra ngoài! Đây là trạng thái tự nhiên của sự sống. Để gia đình tiếp xúc với thiên nhiên giúp chạm đến gốc rễ của chúng ta, con người hơn, sống động hơn.

Tại thời điểm viết về chủ đề này, thời gian dành cho các hoạt động ngoài trời có vẻ đã khác nhiều vi ảnh hưởng của đại dịch. Chúng ta đều phải thực hiện giãn cách xã hội, ở trong nhà, và hạn chế hết mức cs ra ngoài. Hãy xem lời khuyên của bác sỹ trị liệu Chris Blankenship cách cảm nhận giá trị của thiên nhiên ngay lúc này. Hãy xem xét những khả năng khả dĩ  và những lựa chọn bạn có , dành thời gian với nhau như một gia đình và nghĩ ra những cách sáng tạo để tương tác với môi trường bên ngoài trong các hoạt động thường nhật.

Thời gian ngoài trời giúp mô phỏng sự sáng tạo. Lạm dùng màn hình điện thoại có thể dẫn tới hội chứng  ADHD, căng thẳng, và xu hướng tránh né,  nhưng tự nhiên luôn khuyến khích các cảm giác thú vị. Ở mức độ thần kinh, “sự vui thích” cho phép bộ não nghỉ ngơi và trẻ hoá. Với sự gia tăng của cảm xúc vui thích, khả năng sáng tạo cũng tăng lên một cách không ngờ. Những người sử dụng khả năng sáng tạo của họ thường xuyên thường sẽ hoà đồng, kiên định và chăm chỉ hơn. Những ứng dụng trên điện thoại có thể làm giảm khả năng tưởng tượng với những chức năng và cấu trúc đã định sẵn. Các hoạt động ngoài trời thì mặc khác lại khuyến khích chúng ta sử dụng thời giờ của chúng ta với người khác một cách sáng tạo hơn.

Tự nhiên yêu cầu sự ngơi nghỉ cho hệ thống thần kinh bằng cách chống lại các tác nhân gây tỉnh táo khi sử dụng điện thoại. Bởi vì cơ thể vật lý của chúng ta cần được săn sóc, tự nhiên đã cho bộ não  chúng ta một thánh đường bình an, nơi những hoạt động trong nhà hay sự Xô Bồ of bền ngoài có thể được tái hiện giả lập với tiếng ồn, ánh sáng, những chiếc xe lao nhanh. Và một bộ não không căng thẳng sẽ ít mất bình tĩnh hơn khi có xung đột xảy ra

Thời gian ngoài thiên nhiên còn có thể xây dựng sự tự tin. Các hoạt động khám phá ngoài trời có thể tái tạo sự phục hồi vật lý mà chúng ta bỏ ra để tới với sự tiện nghi dễ dàng từ chiếc điện thoại. Nó cho  chúng ta sự tự do - hơn là phụ thuộc vào Google- có thể tự tạo ra lửa, tự tìm đường  đến một địa điểm cụ thể. Sự hồi phục vật lý này hỗ trợ cho sự hỗ phục tâm lý. Và chúng ta sẽ Ít làm gián đoạn kết nối hơn khi chúng  ta được chăm sóc về mặt cảm xúc.

Bên cạnh thiên nhiên , làm cách nào chúng ta có thể nuôi dạy những đứa trẻ có sự thấu cảm và giàu cảm xúc lành mạnh trong một  xã hội phụ thuộc vào công nghệ ?

Trao cho con trẻ một cảm giác vững chãi về tình yêu (và cho cả bạn nữa) thông qua sự hoà hợp cảm xúc tin cậy với những điểm tựa vững chắc. Hãy làm gương như một người sử dụng điện thoại lành mạnh. Cho trẻ nhận lãnh trách nhiệm và cho chúng thấy hậu quả khi lạm dụng điện thoại, rằng chúng sẽ xa cách gia đình như thế nào. Giữ một tiêu chuẩn tương tự với bản thân. Nếu bạn không muốn con bạn cắm mặt vào điện thoại ngay cả khi ở cùng giữa đình bạn bè, thì hãy cố bỏ điện thoại của bạn sang một bên khi dành thời gian bên chúng.

Hãy tự hỏi bản thân: có phải mình đang có một quan hệ tốt với chiếc điện thoại? Tôi có hay với tới chiếc điện thoại ngay cả khi không thực sự cần thiết, hay là lúc buồn chán? Có phải tôi vẫn giữ đúng việc  sử dụng máy tính lúc làm việc và chỉ xem ti vi lúc rãnh rỗi? Chúng ta rất nhanh chóng bị tác động với những tiện ích mà các thiết bị điện tử mang lại và bỏ mặc suy nghĩ phải sử dụng chúng một cách lành mạnh.

Quan trọng hơn cả: chúng ta cần phải giao tiếp trực tiếp với trẻ con. Chúng ta không cần phải lên lớp chúng. Chúng ta cần phải lắng nghe những cảm nhận của lũ trẻ và chia sẻ cảm nhận của mình với chúng. Và qua việc nói chuyện, lắng nghe, trẻ con sẽ học được cách đồng cảm , định hình bản sắc các nhân và Thoải mái hơn trong các mối quan hệ dễ tổn thương. Đây là điều giữ chúng ta lại với tư cách mootjt con người. Và  như một liệu pháp tự nhiên nhiều ích lợi, hãy hình dung một thế giới nơi mà những điều này không cần thiết.

Nguồn bài viết gốc: https://www.openskywilderness.com/family-connection-digital-age-2/

__________________________________________
Bài viết này được chọn lọc, biên dịch,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Trịnh Thanh Hà
Trần Ngọc Hiếu
Nguyễn Thị Kim Lài
Nguyễn Đức Máy
Nguyễn Trọng Nam
Dương Nguyễn Hồng Nhung
Đinh Huỳnh Mai Tú