Tên bài viết gốc: BE KIND TO YOURSELF TODAY

Hôm nay bạn cảm thấy thế nào? Dưới đây là một vài trích dẫn để nhắc nhở rằng bạn đã hiểu điều này!

  • Bạn xứng đáng được quan tâm, bất kể bộ não của bạn nói gì với bạn.
  • Không hề ích kỷ khi làm cho chính bản thân bạn hạnh phúc, vui vẻ.
  • Hãy cứ khóc và vỡ vụn. Không sao cả.
  • Bạn đã từng vượt qua những lúc khó khăn. Bạn sẽ làm được điều đó một lần nữa.
  • Bạn không có nghĩa vụ phải làm hài lòng tất cả mọi người. Nhưng có một người bạn cần ủng hộ và sát cánh: đó là chính bạn .

Chúng tôi biết rằng sẽ có những ngày rất khó khăn. Có thể là bạn không hoàn thành công việc đúng hạn. Bạn bị ốm. Hay đồng nghiệp của bạn có một nhận xét không thiện chí. Bạn cảm thấy mình đang tụt lại phía sau — trong công việc, cuộc sống, tất cả mọi thứ. Trong những khoảnh khắc như vậy, bạn nói gì với chính bản thân mình?

Nghiên cứu cho thấy rằng một trong những cách hiệu quả nhất để giảm bớt căng thẳng, lo lắng và những lo âu chung về cuộc sống của chúng ta là thực hành lòng tốt và lòng trắc ẩn có chủ ý hơn. Khi bạn nói những điều khẳng định với bản thân hoặc nhìn xa hơn chính khoảnh khắc khó khăn để hướng tới tương lai xa hơn, góc nhìn rộng lớn hơn, điều đó sẽ thu hút sự chú ý của bạn khỏi những gì bạn không thể kiểm soát và thúc đẩy bạn tập trung vào những gì bạn có thể. Đổi lại, bạn có thể dễ dàng hiểu những gì bạn cần để nuôi dưỡng nhiều niềm vui, lòng biết ơn và sự hài lòng hơn trong cuộc sống của bạn.

Nhưng phải thừa nhận rằng: Nói thì dễ hơn làm. Làm thế nào để bạn trở nên có chủ ý hơn về việc nhân từ với bản thân? “Những suy nghĩ tốt” thực sự là như thế nào? Làm thế nào chúng tôi có thể trao cho bạn khả năng để bạn tin rằng bạn thực sự tuyệt vời?

Dưới đây, chúng tôi đã tập hợp 5 câu trích dẫn từ các tác giả của chúng tôi để giúp bạn luôn sẵn sàng vì chính mình — bất kể điều đó có khó khăn đến đâu.

  • Bạn đáng được quan tâm chăm sóc, bất kể bộ não của bạn có nói gì với bạn.

Bvbd K7 N307 C T01Nguồn ảnh:  https://www.therelationshipprotocol.com/blog/be-kind-to-yourself-always-in-all-ways

Trong cuộc phỏng vấn, “Việc vẽ nguệch ngoạc đã giúp nghệ sĩ này đối phó với chứng trầm cảm,” Chuck Mullin, người sáng tạo @chuckdrawsthings có trụ sở tại London, cho biết tác phẩm nghệ thuật của cô ấy là một cách để chia sẻ trải nghiệm của cô ấy với chứng lo âu và trầm cảm. Mullin, người sử dụng những bức vẽ nguệch ngoạc về chim bồ câu để nói về sức khỏe tâm thần trên Instagram, giải thích rằng nền tảng này đã giúp cô biết đến một cộng đồng những người ủng hộ công lý cho sức khỏe tâm thần. Chia sẻ công việc và tạo ra những kết nối này đã giúp cô thấy rằng việc quan tâm chăm sóc bản thân không phải là một hành động ích kỷ. Khi chúng ta phớt lờ nhu cầu tự chăm sóc bản thân, điều đó chỉ cản trở sự phát triển cảm xúc của chúng ta. Theo Mullin, bước đầu tiên để chăm sóc bản thân là tin rằng chúng ta xứng đáng được yêu thương, quan tâm và chú ý.

  • Không hề ích kỷ khi làm cho chính bản thân bạn hạnh phúc, vui vẻ

Bvbd K7 N307 C T02Nguồn ảnh: https://trithucvn.org/doi-song/10-mau-truyen-cuoi-giup-cuoi-tuan-cua-ban-them-vui-ve.html

Đối với một số người trong chúng ta, thật khó để rèn luyện sự nhân từ với bản thân mà không phải trả giá. Chẳng hạn, các y, bác sĩ và nhân viên y tế không phải lúc nào cũng ưu tiên bản thân vì họ được đào tạo để đảm nhận trách nhiệm đối với những người mà họ điều trị. Họ được đào tạo để tin rằng bệnh nhân của họ luôn được ưu tiên hàng đầu, bất kể điều gì xảy ra — và rằng họ không bao giờ có thể từ chối. Điều này thường có thể dẫn đến kiệt sức và phản tác dụng với chính mục tiêu mà họ đang cố gắng đạt được.

Trong những thời điểm như thế, tác giả Tammie Chang, MD, trong bài báo của cô ấy có tên “Sự kiệt sức của tôi gần như khiến tôi mất tất cả. Bây giờ tôi giúp các bác sĩ khác vượt qua nó,” đã chia sẻ rằng các bác sĩ và người chăm sóc có thể thiết lập các ranh giới lành mạnh để chăm sóc bản thân. Theo Chang, việc thiết lập ranh giới phải nuôi dưỡng năm lĩnh vực chính trong cuộc sống của bạn. Chúng bao gồm cảm xúc cá nhân, thể chất, xã hội, công việc và cộng đồng.

Đây là một đoạn trích từ bài viết: “Nếu bạn làm việc cho một cơ quan hoặc tổ chức có văn hóa cạnh tranh và khuyến khích làm việc quá sức, kiệt sức và thiếu ngủ, có lẽ đã đến lúc bạn nên xem xét lại nơi bạn làm việc. Không có công việc nào đáng để bạn phải hy sinh hạnh phúc của mình.”

  • Hãy cứ khóc và vỡ vụn. Không sao cả.

Bvbd K7 N307 C T03Nguồn ảnh: https://kenh14.vn/dung-qua-nghiem-khac-voi-ban-than-hay-nho-chung-ta-khong-ai-hoan-hao-ca-20170106123434305.chn

Bạn có thường xuyên nói về những thất bại của mình trước công chúng không? Mặc dù những thất bại có thể không thoải mái khi đối mặt, nhưng vấn đề là, mọi người đều thất bại. Vậy tại sao chúng ta không nói nhiều hơn về điều đó?

Trong bài viết “Hãy Nói Về Những Thất Bại Trong Sự Nghiệp Của Chúng Ta,” tác giả Lan Nguyen Chaplin viết về văn hóa im lặng trước những thất bại. Cô ấy giải thích rằng việc tránh các cuộc trò chuyện về những khoảnh khắc không mấy tuyệt vời của chúng ta có thể vẽ nên một phiên bản sai lệch cho hành trình phát triển của chúng ta. Đó là lý do tại sao việc bình thường hóa việc nói về những thất bại của chúng ta cũng quan trọng như việc chia sẻ những thành công của chúng ta. Khi làm như vậy, “chúng ta có thể tự cứu mình khỏi đau khổ khi bị cô lập và nhận được sự hỗ trợ cần thiết, từ từ nhưng chắc chắn, xây dựng lại sự tự tin và giành lại quyền kiểm soát sự nghiệp, tương lai của mình.”

4) Bạn đã từng vượt qua được những giai đoạn gian truân. Bạn sẽ làm được điều đó một lần nữa.

Bvbd K7 N307 C T04Nguồn ảnh: https://vanquyengallery.com/tranh/tranh-slogan-dong-luc-co-dong/you-are-stronger-than-you-think-3-3011/

Tác giả Ann Howell, trong bài viết của cô ấy, “Bạn vẫn ổn khi tạm dừng công việc mơ ước của mình ,” viết rằng việc chấp nhận hoàn cảnh của bạn trong thời kỳ khủng hoảng không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Ngược lại, sự khó chịu mà bạn cảm thấy trong những khoảnh khắc như vậy chỉ là thoáng qua. Bạn sẽ vượt qua nó. Bạn không hề kém cỏi.

Cô ấy cũng nói thêm rằng trong những khoảnh khắc như vậy, “những gì bạn cần làm để tiến về phía trước không phải lúc nào cũng là những gì bạn muốn làm tại khoảnh khắc đó.” Đôi khi bạn sẽ cần phải đưa ra những quyết định khó khăn không theo kế hoạch ban đầu của bạn, nhưng một cuộc khủng hoảng không khẳng định hay quyết định được toàn bộ cuộc đời bạn. Bạn có thể điều chỉnh lại suy nghĩ của mình và nhắc nhở bản thân rằng “đôi khi chỉ cần biết rằng bạn đang ổn định cục diện và đặt mình vào một vị thế phù hợp để theo đuổi một cơ hội lớn hơn, tốt hơn trong tương lai”.

5) Việc của bạn không phải là làm hài lòng tất cả mọi người. Nhưng có một người mà bạn luôn phải ủng hộ và sát bên: đó là chính bạn.

Bvbd K7 N307 C T05Nguồn ảnh: https://blogradio.vn/da-den-luc-hoc-cach-yeu-thuong-chinh-minh-md8093.html

Trong cuộc phỏng vấn, “Làm thế nào để ngừng việc để nỗi sợ hãi kiểm soát chúng ta,” tác giả Luvvie Ajayi Jones nói rằng chúng ta không thể sống vì sự đồng thuận của một ai khác. Sợ hãi là điều đương nhiên. Nhu cầu tìm điểm tương đồng và xây dựng cộng đồng là bình thường. Nhưng cố gắng xây dựng các mối quan hệ từ sự sợ hãi là không bền vững và khó mà phát triển.

Khi chúng ta không giải quyết được nỗi sợ hãi của mình, đồng nghĩa với việc chúng ta cho phép chúng kiểm soát chúng ta. Đối với nhiều người trong chúng ta, sự kiểm soát đó thể hiện dưới dạng im lặng. Chẳng hạn, chúng ta thường chọn không lên tiếng vì sợ làm mất lòng ba bốn người không đồng tình với những ý tưởng hoặc mục tiêu của chúng ta. Điều này có thể đặc biệt khó khăn khi chúng ta có những cuộc trò chuyện căng thẳng với đồng nghiệp, những người đồng trang lứa, bạn bè hoặc người thân của mình.

Khi nỗi sợ phải lên tiếng này xâm chiếm bạn, Ajayi Jones yêu cầu bạn nhắc nhở bản thân: “Bạn sẽ có những quan điểm ​​và giá trị nhất định mà người khác không đồng tình - và điều đó không sao cả. Vì vậy, hãy loại bỏ bản thân khỏi kỳ vọng rằng mọi điều bạn nói sẽ được mọi người chấp nhận.”

Kết luận: 

Khi bạn chấp nhận bản thân và dành cho mình lòng trắc ẩn này - mà không cần sự chấp thuận từ bên ngoài - bạn đang sống vì người cần bạn nhất: chính bạn. Đôi khi tử tế với bản thân có nghĩa là từ bỏ những gì người khác muốn bạn trở thành và chiến đấu vì những gì bạn thực sự tin tưởng.

Nguồn bài viết gốc: https://hbr.org/2022/10/be-kind-to-yourself-today

_______________________________________
Bài viết này được chọn lọc, biên dịch,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Phan Thị Lan Anh
Nguyễn Phú Đức
Nguyễn Hoàng Huy
Nguyễn Trọng Khương
Nguyễn Thị Diệu Linh
Phạm Thị Thanh Nguyên

và sự hỗ trợ của Cộng tác viên Phùng Thị Anh Thư