Trong gần khoảng 60 mươi năm qua, tôi đã làm việc với nhiều nhà lãnh đạo chính phủ, tập đoàn và các tổ chức khác nhau, qua đó tôi đã quan sát cách xã hội của chúng ta đã đang thay đổi và phát triển. Tôi rất vui được chia sẻ những góc nhìn của mình để bạn có thể tìm thấy đâu đó những giá trị từ những điều mà tôi đã học được.
Các nhà lãnh đạo, trong bất cứ lĩnh vực nào, đều có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mọi người và các thế giới vận hành. Chúng ta nên nhớ rằng ta chỉ là những du khách trên hành tinh này. Chúng ta ở đây cùng lắm là 90 hoặc 100 năm. Trong thời gian này, chúng ta nên làm những điều giúp thế giới tốt đẹp hơn.
Một thế giới tốt đẹp hơn sẽ như thế nào? Tôi tin rằng câu trả lời rất đơn giản: Một thế giới tốt đẹp hơn là nơi mọi người hạnh phúc hơn. Tại sao? Bởi vì tất cả con người đều muốn hạnh phúc, và không ai muốn đau khổ. Mong muốn hạnh phúc chính là điểm chung ở tất cả chúng ta.
Nhưng ngày nay, thế giới dường như đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về cảm xúc. Tỷ lệ căng thẳng, lo lắng và trầm cảm cao hơn bao giờ hết. Khoảng cách giàu nghèo, khoảng cách giữa CEO và nhân viên đang ở mức cao chưa từng thấy. Con người tập trung vào những gì tạo ra lợi nhuận thường vượt quá những cam kết dành cho con người, môi trường hoặc xã hội.
Tôi cho rằng cách chúng ta nhìn nhận lẫn nhau qua các từ ngữ “chúng ta” và “họ” xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về sự tương thuộc lẫn nhau của chúng ta. Khi đã tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, và những thay đổi của khí hậu và môi trường toàn cầu đều ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Hơn nữa, chúng ta đều giống nhau về mặt thể chất, tinh thần, và cảm xúc.
Hãy nhìn những chú ong. Chúng không có hiến pháp, cảnh sát hay các chương trình đào tạo về đạo đức nhưng vẫn có thể cùng làm việc và chung sống. Mặc dù đôi lúc có thể mất trật tự một chút nhưng chúng tồn tại dựa trên sự hợp tác lẫn nhau. Mặt khác, con người có hiến pháp, hệ thống pháp luật phức tạp và lực lượng cảnh sát; chúng ta có trí thông minh vượt trội và khả năng yêu thương và tình cảm tuyệt vời. Tuy nhiên, chúng ta dường như ít có khả năng hợp tác hơn bất kể những phẩm chất ấy.
Trong các tổ chức, mọi người làm việc chặt chẽ với nhau mỗi ngày. Nhưng dù làm việc cùng nhau, nhiều người vẫn cảm thấy cô đơn và căng thẳng. Mặc dù chúng ta là loài sống theo đời sống xã hội, chúng ta vẫn thiếu những trách nhiệm dành cho nhau. Chúng ta cần tự hỏi liệu có điều gì đó chưa đúng.
Tôi tin rằng việc tập trung nhiều vào phát triển vật chất và tích lũy của cải đã khiến chúng ta bỏ qua nhu cầu cơ bản của con người về sự tử tế và quan tâm lẫn nhau. Gây dựng những sự cam kết về sự tương hỗ và có lòng vị tha với nhau như anh chị em trong gia đình là điều cơ bản để các xã hội, tổ chức và cá nhân phát triển về lâu dài. Mỗi người trong chúng ta đều có trách nhiệm thực hiện điều này.
Vậy những nhà lãnh đạo có thể làm gì?
Nguồn ảnh: Pexels
Tỉnh thức
Trau dồi sự bình an nội tại. Là con người, chúng ta có một trí thông minh vượt trội giúp ta phân tích và lập kế hoạch cho tương lai. Chúng ta có ngôn ngữ giúp ta truyền đạt những gì chúng ta đã hiểu cho người khác. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực như giận dữ và cố chấp làm mờ đi khả năng minh định của chúng ta nên ta cần phải giải quyết những điều tiêu cực này.
Sợ hãi và lo lắng dễ dàng dẫn đến sự tức giận và bạo lực. Đối lập với nỗi sợ hãi là lòng tin, gồm tình yêu ấm áp, giúp chúng ta tự tin hơn. Lòng trắc ẩn cùng giúp giảm đi sự sợ hãi, phản ánh qua sự quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Không phải tiền bạc và quyền lực, đây mới chính là những điều tạo nên tình bạn. Trong cơn giận hoặc sự ràng buộc, chúng ta đánh mất sự minh định toàn diện và thực tế về tình huống mình gặp phải. Khi tâm từ bi và bình tĩnh, chúng ta có thể sử dụng lý trí của mình một cách thực tế, đúng đắn và đầy quyết đoán.
Vị tha
Một các tự nhiên, chúng ta bị thúc đẩy bởi tư lợi; đó là cần thiết để tồn tại. Nhưng chúng ta một sự tư lợi thật khôn ngoan, đó là sự rộng lượng và tinh thần hợp tác, quan tâm đến cả lợi ích của người khác. Sự hợp tác đến từ tình bạn, tình bạn đến từ lòng tin và lòng tin đến từ sự tử tế. Một khi bạn thực sự quan tâm đến người khác thì không có chỗ cho gian lận, bắt nạt hoặc bóc lột; thay vào đó, bạn có thể thành thật, trung thực và minh bạch trong hành vi của mình.
Lòng trắc ẩn
Điều tận cùng của một cuộc sống hạnh phúc là tình yêu ấm áp. Ngay cả động vật cũng thể hiện lòng trắc ẩn. Khi nói đến con người, lòng trắc ẩn có thể được kết hợp với trí thông minh. Nếu biết cách, ta có thể mở rộng lòng trắc ẩn của mình đến tất cả 7 tỷ người. Cảm xúc tiêu cực liên quan đến sự ngu dốt, trong khi lòng trắc ẩn là một cảm xúc mang tính xây dựng liên quan đến trí thông minh. Chúng ta có thể dạy và học về lòng trắc ẩn.
Nguồn gốc của cuộc sống hạnh phúc đến từ bên trong chúng ta. Những người gây rối ở nhiều nơi trên thế giới thường là những người có học vấn tốt nên có thể đó không phải là nền giáo dục thật sự mà chúng ta cần. Chúng ta cần sự chú tâm vào những giá trị nội tại.
Sự phân biệt giữa bạo lực và phi bạo động ít khi liên quan đến bản chất của một hành động cụ thể nhưng thường xuất phát từ động cơ đằng sau hành động đó. Những hành động được thúc đẩy bởi sự tức giận và tham lam có xu hướng bạo lực, trong khi những hành động được thúc đẩy bởi lòng trắc ẩn và quan tâm đến người khác thường là những điều an yên. Chúng tôi sẽ không mang lại hòa bình trên thế giới chỉ bằng cách cầu nguyện; chúng ta phải thực hiện nhiều hành động để giải quyết bạo lực và những điều cản trở hòa bình. Chúng tôi không thể mong đợi sự thay đổi nếu chúng tôi không hành động.
Bình yên cũng có nghĩa là không bị quấy rầy, không bị nguy hiểm. Nó liên quan đến thái độ của chúng ta và liệu chúng ta có giữ được tâm trí bình tĩnh hay không. Điều cốt yếu cần nhận ra là cuối cùng, sự an tâm nằm trong chúng ta; nó đòi hỏi chúng ta phải phát triển một trái tim ấm áp và sử dụng trí thông minh của mình. Mọi người thường không nhận ra rằng lòng nhân ái, lòng trắc ẩn và tình yêu thương thực sự là những yếu tố để chúng ta tồn tại.
Truyền thống Phật giáo mô tả ba phong cách lãnh đạo với lòng trắc ẩn: người đi trước, người dẫn đầu từ phía trước, chấp nhận rủi ro và làm gương; người lái đò, người đồng hành cùng những người trong cuộc chăm sóc và định hình những thăng trầm của cuộc vượt biển; và người chăn cừu, người quan sát từng người trong đàn của mình vào nơi an toàn trước chính mình. Ba phong cách, ba cách tiếp cận, nhưng điểm chung của chúng là sự quan tâm bao trùm đến phúc lợi của những người mà đang dẫn dắt.
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6
Nguyễn Thúy Duy
Nguyễn Thúy Hằng
Hoàng Tuấn Nam
Thái Phước Nguyền
Phạm Xuân Thành