Đã đến lúc xác định lại kỉ nguyên mới. Niềm tin của chúng ta đã bị lung lay. Chúng ta đang mất dần niềm tin vào cấp lãnh đạo trong tổ chức của mình. Niềm tin của chúng ta đã được kiểm tra. Chúng ta đã mất đi quan điểm cho rằng Internet có thể thay đổi mọi thứ (và thị trường chứng khoán cho chúng ta 1 chiến lực rút lui an toàn). Những kỳ vọng của chúng ta đã tiêu tan. Chúng ta đã từ bỏ ý tưởng cho rằng công việc là một cuộc chạy đua 24 giờ mỗi ngày và sự nghiệp là một cuộc hành trình hoang dã. Nhưng chúng ta vẫn đang tiếp tục.
Chúng ta bị quyến rũ bởi ý tưởng cho rằng việc nhặt nhạnh vài mảnh ghép, ý tưởng và chỉ cần thay đổi công thức một chút sẽ khiến cho cuộc chơi bắt đầu lại. Mặc dù chúng ta có suy nghĩ tốt và kinh nghiệm đau thương như thế nào đi chăng nữa, ý tưởng về việc tăng trưởng và thành công bị đẩy vào một tâm lý bùng nổ. Cũng như LBOs bị thay thế bởi IPOs, thị trường này là nền tảng cho những thế hệ cỗ máy kiếm tiền tiếp theo. Hay như chúng ta giao dịch tại Phố Wall trong cuộc cách mạng khởi nghiệp, chúng tôi đang chờ đợi để bám sát những thành công mới. (Tôi hiểu xu hướng đầy thiên vị này mà tôi đã trải qua một giai đoạn bùng nổ trong suốt thời gian làm việc của mình - từ những ngày đầu ở vai trò là một nhà giao dịch trái phiếu cho đến nghề nghiệp gần đây nhất là tác giả, theo dõi sự chuyển đổi thế hệ của tôi từ Phố Wall sang Thung lũng Silicon.)
Có một ý kiến cho rằng thay vì tập trung vào những gì sẽ xảy ra tiếp theo, hãy quay lại những gì đã xảy ra lúc đầu. Kỷ nguyên kinh doanh trước đây được định nghĩa bởi câu hỏi, “Đâu là cơ hội?”. Tôi tin rằng thành công trong kinh doanh trong tương lai bắt đầu bằng câu hỏi “Tôi nên làm gì với cuộc sống này?” Đúng là như thế. Câu hỏi rõ ràng và phổ biến nhất trên hành tinh này với mỗi người là cách tiếp cận cấp bách và thực tế nhất để thành công bền vững trong các tổ chức của mình. Mọi người không đạt được thành công bằng cách chuyển sang ngành nghề “nóng” trên thị trường (một từ: dotcom) hoặc bằng cách sử dụng một câu thần chú hướng nghiệp cụ thể (bạn có nhớ “phát triển nghề nghiệp theo chiều ngang”?). Họ phát triển mạnh bằng cách tập trung vào câu hỏi họ thực sự là ai - và kết nối điều đó với công việc mà họ thực sự yêu thích (bằng cách làm như vậy, họ tạo ra năng suất và sức mạnh sáng tạo mà họ không bao giờ tưởng tượng được). Các công ty phát triển không phải vì chúng đại diện cho một khu vực cụ thể hoặc áp dụng cách tiếp cận quản lý mới nhất, các công ty này giành chiến thắng vì họ hiểu được trái tim và tâm trí của các cá nhân tâm huyết đi tìm câu trả lời cho câu hỏi cuộc sống đó.
Đây không phải là ý tưởng mới, nhưng nó có thể là ý tưởng mạnh mẽ nhất nhưng không được tôn trọng bởi giới kinh doanh. Có rất nhiều người thông minh, tài giỏi làm việc với tốc độ nhanh nhưng không chắc chắn về vị trí của họ trên thế giới này. Họ đóng góp quá ít vào sự phát triển các công cụ sản xuất của nền văn minh hiện đại. Có khá nhiều người trông như đang hành động cùng nhau nhưng họ chưa tạo ra được tác động nào. Chỉ có bạn mới biết bạn là ai. Chỉ đơn giản là: Bạn có yêu thích những gì bạn đang làm hay không. Cần thời gian để nhận ra đấy.
Những người được thắp sáng bởi niềm đam mê thường là đối tượng ghen ghét của các đồng nghiệp và chủ đề của sự tò mò mãnh liệt. Họ có những nguồn ý tưởng hay. Họ còn nỗ lực hơn nữa. Họ thể hiện sự cam kết. Họ là những người sẽ giải cứu con tàu trôi dạt này ngày qua ngày. Và họ sẽ được tưởng thưởng. Bằng tiền bạc, chắc chắn rồi, và trách nhiệm, không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng còn có một cái gì đó thậm chí còn tốt hơn nữa: sự hài lòng khi bạn biết mình đang ở đâu trên đời này. Chúng ta vẫn còn tiềm năng tăng trưởng năng suất mạnh mẽ - nếu chúng ta biết loại bỏ những người không phù hợp ra khỏi cuộc chơi.
Và dĩ nhiên, việc trả lời cho câu hỏi “Tôi cần phải làm gì với cuộc sống này?” không chỉ là vấn đề về năng suất, đó còn là vấn đề về đạo đức. Đó là cách chúng ta tự chịu trách nhiệm cho những cơ hội mình được nhận lấy. Hầu hết chúng ta được ban phước với đặc quyền tối thượng: Chúng ta được sống thật với bản chất cá nhân của chúng ta. Nền kinh tế của chúng ta lớn đến mức chúng ta không phải chôn vùi bản thân mình mãi mãi trong công việc mà chúng ta chán ghét. Đối với hầu hết các trường hợp, chúng ta đều được quyền lựa chọn. Lựa chọn đó không chỉ là tìm kiếm nghề nghiệp mà nhiều hơn nữa là tìm thấy chính mình. Câu hỏi này là mong muốn thiết tha chấm dứt mâu thuẫn giữa việc bạn là ai và việc bạn đang làm. Không có gì dũng cảm hơn là lọc ra những câu chuyện mà nói với bạn rằng bạn đang sống với một bản thể khác chứ không phải bạn. Không có gì chính xác hơn là phá vỡ điệp khúc để lắng nghe tiếng nói của chính bạn. Hỏi câu hỏi này là hành động can đảm nhất: Nó đòi hỏi một mức độ cam kết và rõ ràng vốn gần như xa lạ với cuộc đời đi làm của chúng ta.
Trong suốt 2 năm qua, tôi đã nghe câu chuyện cuộc đời của hơn 900 người dám thành thật với bản thân mình. Trong số họ, tôi chọn ra 70 người và dành thời gian với họ để tìm hiểu xem họ đã làm điều đó như thế nào. Những người hoàn toàn xa lạ trải lòng về cuộc sống và gia đình của họ với tôi. Tôi đã ngủ lại trên ghế bành của họ. Chúng tôi cùng nhau chạy bộ. Họ không ngần ngại khóc với tôi. Chúng tôi chia sẻ những bí mật của nhau. Tôi có cơ hội được gặp gia đình họ. Tôi đã tham dự một buổi tiệc cưới của gia đình họ. Tôi đã chứng kiến rất nhiều bước ngoặt quan trọng. Họ chỉ là những người bình thường. Họ ở những độ tuổi khác nhau, trình độ khác nhau, chuyên môn khác nhau - từ một gia đình ngư dân ở Mississippi đến một thanh tra về chất thải độc hại trong những mỏ dầu ở Texas, hay từ một cảnh sát ở phía Đông Los Angeles cho đến một tài xế xe tải đường dài ở Pennsylvania, từ một nhà tài chính đến một cha xứ tại một nhà thờ trên bờ biển Oregon. Những người này không có bất kỳ nguồn lực hoặc tính cách nào cho họ một lợi thế trong việc theo đuổi ước mơ của mình. Một số người đã thành công; nhiều người khác thì không. Chỉ có hai người có được sự độc lập tài chính. Chỉ có hai người rất thông minh đến mức họ sẽ thành công ở bất cứ lĩnh vực nào họ chọn (mặc dù có nhiều lựa chọn hơn làm cho việc trả lời câu hỏi cuộc đời khó hơn nhiều). Chỉ có một người, với tôi thì người đó rất thánh thiện. Họ chỉ là những người dám đối mặt với vấn đề, nhìn nhận ra những điểm yếu và nỗi sợ của mình.
Tôi học được từ họ nhiều hơn rất nhiều so với những gì tôi đã mong đợi hay suy nghĩ. Suy nghĩ đầu tiên của tôi là quan niệm cho rằng công việc nhất định đã rất thoải mái và phù hợp và những công việc khác thì chẳng phù hợp. Đó là một sự thay đổi lớn đối với tôi. Trong suốt những năm 1990, triết lý sống cơ bản của tôi là: Công việc = Chán nản, nhưng Công việc + Tốc độ + Rủi ro = Thích thú. Tốc độ và rủi ro đã biến trải nghiệm thành thứ gây kích thích, rất thú vị, mãnh liệt đến nỗi chúng tôi bắt đầu tin rằng những phẩm chất đó được định nghĩa là “công việc tốt”. Nhưng bây giờ, với sự thay đổi 180 độ của bất ổn kinh tế và bất ổn toàn cầu, chúng ta đang nghiên cứu về những gì thực sự quan trọng khi nói đến công việc.
Trên hành trình của mình, tôi đã gặp nhiều người trong những tổ chức quan liêu và các ngành công nghiệp nhạt nhẽo, những người hoàn toàn cam kết với công việc của họ. Cam kết đó đã giúp họ kiên trì với sự quan liêu và thất bại. Họ chẳng bao giờ xem đồng hồ, không bao giờ sợ Thứ Hai, không bao giờ lo lắng về những năm tháng đã trôi qua. Họ không biết mình đang ở đâu trong cuộc đời này. Họ có năng suất phi thường và tự tin về giá trị của mình. Ở những nơi bất thường và bất ngờ, họ đã tìm thấy tiếng gọi riêng tư bên trong bản thân mình.
Và đây là nơi mà sự thấu hiểu lớn thứ hai xuất hiện: Tiếng gọi của bạn không phải là điều bạn vốn đã biết trước đó, nó giống như một vận mệnh. Hãy tránh xa nó. Hầu như tất cả những người tôi phỏng vấn đều tìm thấy tiếng gọi bên trong của mình sau những biến cố lớn trong đời. Họ đã chọn sai hướng trước khi quay trở lại đúng hướng. Ví dụ, người ngư dân nuôi cá da trơn đã từng là một nhà đầu tư ngân hàng, người tài xế xe tải đã từng là một luật sư giải trí, người đầu bếp đã từng là một nghiên cứu sinh, và viên cảnh sát từng là một Thạc sĩ quản trị kinh doanh tốt nghiệp đại học Harvard. Mọi người đều khám phá ra những tài năng tiềm ẩn mà họ không hề biết trước đó ở độ tuổi 25.
Hầu hết chúng ta đều không nhận ra được sự thấu hiểu. Chúng ta chỉ nhận ra được một lời thì thầm - một yêu cầu yếu ớt. Đó là nó đấy. Đó là tiếng gọi bên trong của bạn đấy. Việc khám phá, để kết nối tiếng lòng với câu trả lời còn tùy thuộc vào bạn. Tất nhiên, không bao giờ có một câu trả lời đúng. Tại một vài thời điểm, hãy cứ chọn khi bạn thấy đủ chính xác, và năng lượng trước đây đã dành ra, bây giờ hãy dành cho việc lựa chọn của bạn hiệu quả.
Bài học này về sau, khám phá khó khăn là một điều tốt. Nó có nghĩa là sự bối rối hôm nay có thể trở thành sự tận tâm ngày mai. Hoàn cảnh khó khăn hiện tại đóng vai trò như một đối tượng tính toán. Khi càng khó khăn hơn, bạn càng hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa những gì thực sự quan trọng và những gì bạn chỉ giả vờ quan tâm. Điều buồn cười là hầu hết mọi người đều có bản năng tốt về nơi họ thuộc về nhưng họ lại lựa chọn sai lầm và lãng phí những năm tháng tốt nhất trong công việc. Tại sao chúng tôi nhấn mạnh đến trọng tâm của câu hỏi “Tôi nên làm gì với cuộc sống này?” Những sai lầm này xoay quanh một số ít các giả định cơ bản đã ăn sâu vào cuộc sống công việc của chúng ta, sự lựa chọn nghề nghiệp và tham vọng cho cuộc sống tốt hơn trong suốt hai thập kỷ qua. Tôi hầu như không nhìn thấy sự nhất quán nào trong cách những người tôi phỏng vấn khám phá ra những gì họ thích làm - linh hồn con người chống lại sự phân loại - trừ khi nó dẫn đến bốn quan niệm sai lầm (về tiền bạc, trí thông minh, địa điểm và thái độ) đã nung nấu thành sợ hãi. Đây là những trở ngại mà chúng ta cần phải xóa bỏ trước khi chúng ta có thể tìm đường đến nơi chúng ta thực sự thuộc về.
TIỀN BẠC không thể gây quỹ nên giấc mơ.
Tôi có nên tập trung kiếm thật nhiều tiền trước tiên - đề thực hiện giấc mơ của mình? Quan niệm cho rằng có một trật tự cho cuộc sống làm việc của bạn là một giả định gần như cổ điển: Trả tiền phí của bạn, và sau đó hướng đến ước mơ của bạn. Tôi hy vọng sẽ tìm thấy nhiều ví dụ về sự thật của con đường này. Nhưng tôi không tìm thấy gì cả.
Chắc chắn rồi, tôi tìm thấy rất rất nhiều những người giàu có làm từ thiện hay những người giàu mà mua được cả một hòn đảo. Tôi thấy rất nhiều người đã tìm được những điều ý nghĩa để làm sau khi họ kiếm được tiền. Nhưng đó không phải là những điều tôi đang nói đến. Tôi đang đề cập đến hình ảnh đa dạng về khu vườn: đặt tiếng gọi của bạn trong tủ khóa, ra ngoài và kiếm thật nhiều tiền, sau đó trở lại mở khóa và lấy ra tiếng gọi từ sâu bên trong bản thân.
Hóa ra việc tự do tài chính để quay đi hiếm khi có thể kích thích mọi người làm điều đó. Trên thực tế, kiếm tiền khó khăn đến mức nó có thể thay đổi bạn. Phải mất gấp đôi thời gian so với những ai có kế hoạch. Nó đòi hỏi sự hy sinh nhiều hơn mọi người nghĩ. Bạn trở nên đầu tư theo cảm xúc - và thích nghi về mặt tâm lý với nó - đến nỗi bạn không muốn từ bỏ nó.
Tôi đã gặp rất nhiều người không xem tiền bạc là tất cả. Nhưng “có đủ” không kích thích sự thay đổi. Nó phải mang tính cá nhân, ví dụ: ly hôn, cha mẹ mất hoặc làm trẻ em bị tổn thương trong một thời gian dài. (Một người đàn ông tên Don Linn đã bỏ nghề đầu tư ngân hàng sau một lần anh ta đi công tác trở về và đứa con trai hai tuổi của anh ta không nhận ra bố nó nữa.)
Có một giả định thường được nhiều người tin tưởng là tiền bạc là con đường ngắn nhất để mang đến sự tự do. Thật ngớ ngẩn, chiến lược đó được xem là cách tiếp cận thực dụng. Sự thật hoàn toàn ngược lại. Con đường ngắn nhất để đạt được cuộc sống tốt đẹp liên quan đến việc xây dựng niềm tin rằng bạn có thể sống hạnh phúc từ bên trong bản thân mình (bất kể lựa chọn có ý nghĩa như thế nào, lựa chọn mà bạn chấp nhận). Thật đáng sợ khi tưởng tượng phải sống ít hơn. Nhưng theo đuổi ước mơ là điều đem đến tự do một cách đáng ngạc nhiên. Được thể hiện có mục đích, thói quen chi tiêu của bạn tự nhiên sẽ được sắp xếp lại, vì bạn nhận ra rằng bạn cần ít hơn.
Đây là một kết luận cực kỳ đáng sợ. Nó gợi ý rằng hầu hết chúng ta không chỉ đặt ước mơ lên tảng băng đá - chúng ta đang giết chết ước mơ của mình. Joe Olchefske suýt mất ước mơ của ông ấy mãi mãi. Joe bắt đầu cuộc sống với mối quan tâm đến chính phủ. Vào đầu những năm 1980, anh đã thực hiện một thỏa hiệp nhỏ: Khi anh tốt nghiệp từ Trường Harvard Kennedy của Chính phủ, anh đã vào làm việc trong ngành tài chính công. Anh ấy sẽ không làm việc cho chính phủ, anh ấy làm việc với chính phủ.
Joe tiếp tục vận hành Piper Jaffray ở Seattle. Đến giữa những năm 1990, anh nhận ra rằng một chút thỏa hiệp đã xác định cuộc đời anh. "Tôi không muốn trở thành một hộ sinh có giá cao", anh nói. “Tôi muốn làm “mẹ”. Nó không bao giờ là thỏa thuận của tôi. Đó là thỏa thuận của khách hàng của tôi. Họ đang mạo hiểm. Họ đã xây dựng bệnh viện và cầu, đường cao tốc, không phải tôi. Tôi ghen tị với họ vì điều đó.”
Một đêm nọ, đi lên thang máy của tòa nhà chung cư của mình, Joe đã gặp người quản lý mới được tuyển của trường Seattle tên là John Stanford. Sau đó không lâu, Stanford mời Olchefske về làm việc trong vai trò là giám đốc tài chính của công ty mình - và đồng thời cũng là đối tác trong việc xử lý những rắc rối xung quanh hệ thống trường học. Olchefske đã chấp nhận. Stanford đã tập hợp được chính quyền thành phố xung quanh việc cải cách trường học và được đặt biệt danh là Tiên Tri Hy Vọng. Trong khi đó, Olchefske đã cắt giảm hàng triệu đô la từ ngân sách và cho thôi việc các hiệu trưởng không thương tiếc, không bao giờ cho phép niềm đam mê của mình can thiệp vào quyết định của ông. Mọi người gọi ông là Tiên Tri của Doom.
Sau đó, Stanford đột ngột mất vì bệnh bạch cầu. Đó là một trong những khủng hoảng lớn trong lịch sử của thành phố. Ai có thể thay thế vị trí của anh ấy chứ? Chắc chắn không phải là CFO có đôi mắt màu xanh lá cây. Nhưng cái chết của Stanford đã thay đổi Olchefske. Nó phá vỡ anh và làm anh ta cởi mở hơn, và anh phát hiện ra mình có một khả năng mới là kết nối mọi người bằng con tim chứ không chỉ bằng lý trí. Là người quản lý mới, anh rút ra bài học đó nhiều hơn các kỹ năng mà anh đã học được trước đó. Anh ta đặt ra rất nhiều các thủ tục quan liêu, nhưng anh ta nói rằng tránh tham nhũng không phải là mục tiêu trong việc tìm kiếm việc đúng đắn và phù hợp. Câu hỏi đúng là “Làm thế nào tôi có thể tìm ra một điều gì đó chạm đến trái tim tôi, để tôi có thể chịu đựng được những cơn bão tào lao đang hướng đến mình?”
THÔNG MINH không đồng nghĩa với việc có thể trả lời Câu hỏi cuộc đời.
Nếu hình ảnh hộp khóa là một trở ngại phổ biến và vĩnh cửu khi nói đến việc trả lời Câu hỏi Cuộc đời, ý tưởng cho rằng sự thông minh và cường độ là những yếu tố quan trọng của thành công và sự hài lòng là một sản phẩm của thập kỷ qua. Hai quan niệm sai lầm đã diễn ra trong quá trình nhìn nhận rủi ro và tốc độ trong cuộc cách mạng khởi nghiệp của những năm 90. Đầu tiên là quan niệm cho rằng một cá nhân thông minh, có động lực với một ý tưởng tuyệt vời có thể làm được bất cứ điều gì. Hệ quả là công việc cần phải vui vẻ, một chuyến đi hồi hộp đầy thách thức và thay đổi liên tục.
Những giả định đó khiến mọi người gặp rắc rối. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu vận mệnh của bạn không cản trở bạn như một con sư tử? Bạn có trả lời theo cách của bạn không? Đó là những gì Lori Gottlieb nghĩ. Với cô, những năm tháng làm việc ở vai trò điều hành truyền hình đang lên ở Hollywood là một sai lầm lớn. Cô đã gặt hái thành công nhưng vẫn cảm thấy như đây là điều không đúng. Vì vậy, cô ấy bỏ công việc đó và cho mình ba năm để phân tích xem nghề nào sẽ thật sự thu hút cô nhiều nhất. Cô ấy đã đối mặt với câu hỏi đó. Cô tìm lại nhật ký của mình từ thời thơ ấu. Cô tham gia các lớp học về chụp ảnh và vẽ hình. Cô đã phỏng vấn những người đã rời khỏi Hollywood. Cô đã thay đổi quan niệm cho rằng chọn công việc dựa trên kỹ năng của mình và đặt nó lên trên những tài năng bẩm sinh của cô. Cô ấy làm tất cả bài tập trong quyển sách “Dù của bạn màu gì?”
Cuối cùng, cô ấy tư duy rằng: Bộ não của cô ấy yêu thích câu đố. Ai giải quyết các câu đố đó? Các bác sĩ giải quyết các câu đố sức khỏe. Vì vậy, cô quyết định trở thành một bác sĩ. Cô ghi danh vào các lớp học tiền y khoa tại Pepperdine. Hồ sơ ứng tuyển của cô thuyết phục đến nỗi tất cả các trường cô ứng tuyển đều muốn nhận cô. Và sau đó - bạn có thể nhìn thấy chuyện này - Lori bỏ học trường Y khoa Stanford chỉ sau hai tháng rưỡi. Tại sao? Cô nhận ra rằng cô không thích quẩn quanh người bệnh cả ngày. Vấn đề là, thông minh hơn không giúp chúng ta trả lời Câu hỏi Cuộc đời dễ dàng hơn. Việc dùng lý trí để giải quyết vấn đề này thường chỉ dẫn đến câu trả lời làm cho bộ não hạnh phúc và công việc cung cấp cái mà tôi gọi là "kẹo não". Điều đó kích thích tinh thần mãnh liệt. Nhưng nó chỉ là kẹo mà thôi. Một sự thay thế tổng hợp cho các loại hình khác của sự hài lòng mà cuối cùng có thể hữu ích và lâu dài hơn. Khi viên cảnh sát ở phía Đông L.A. nói về những năm làm quản lý tại Rockwell, anh ta nói rằng: "Nó giống như gỗ giá rẻ cháy quá nhanh."
Tôi đã vật lộn với chính mình, nhưng không phải cho đến khi tôi nghe hàng trăm người khác thì mẫu hình đó đã làm cho chính nó trở nên cực kỳ rõ ràng. “Tôi giỏi làm cái gì?” là một điểm xuất phát sai lầm. Những người cố gắng suy luận ra câu trả lời thường kết thúc việc hiểu lầm về niềm đam mê. Chúng rất khác nhau về mặt cảm xúc. Cường độ đi qua như một sự bận rộn nhợt nhạt, trong khi niềm đam mê là có ý nghĩa và đủ đầy. Một thử nghiệm đơn giản: Sự lựa chọn của bạn có thể kích thích bạn trong một năm hoặc một điều gì đó mà bạn có thể đam mê trong 10 năm không?
Thử nghiệm này khó khăn hơn so với trên lý thuyết. Trong thập kỷ qua, thế giới công việc đã trở thành một chiến trường cho cuộc đấu tranh giữa sự nhàm chán và sự kích thích. Sự nhấn mạnh về cường độ đã thấm vào hệ thống giá trị của chúng ta. Chúng ta vẫn bám víu vào ý tưởng rằng công việc không chỉ là thách thức và có ý nghĩa - mà còn tiếp thêm sinh lực và phải có niềm vui. Nhưng thực sự, công việc phải giống như cuộc sống: đôi khi vui vẻ, đôi khi thay đổi, có lúc bực bội và được xác định bởi các sự kiện có ý nghĩa. Những người đã tìm thấy nơi họ thuộc về không nói về việc công việc của họ thú vị, thử thách và kích thích như thế nào. Ngôn ngữ của họ có thể tóm gọn trong 3 từ khác nhau: có ý nghĩa, quan trọng, thỏa mãn. Và họ hiếm khi nói về công việc mà không nói đến lịch sử cá nhân của mình.
NƠI LÀM VIỆC định hình chính bạn
Mỗi ngành đều có một văn hóa riêng. Và mọi nền văn hóa đều được thúc đẩy bởi một hệ thống giá trị. Ở Hollywood, nơi mà lời khen ngợi được đưa ra quá dễ dàng và do đó đã bị mất giá trị, chỉ số trung thực duy nhất là doanh thu phòng vé. Vì vậy, doanh thu phòng vé là quan trọng hơn hết. Ở Washington DC, một số chính trị gia đầy quyền lực chỉ được trả lương trung bình, vì vậy quyền lực và tiền bạc không bằng nhau. Quyền lực được đo bằng số lượng nhân viên bạn quản lý và số lượng người bạn có thể ảnh hưởng. Trong ngành cảnh sát, bạn học cách nghi ngờ những người bình thường lái xe và đi bộ xuống phố.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là không nhận ra cách các hệ thống giá trị này định hình bạn. Mọi người nghĩ rằng họ có thể tự cách ly, và không bị ảnh hưởng. Nhưng không. Câu hỏi thích hợp trong việc tìm kiếm một công việc không phải là “Tôi sẽ làm gì?” mà là “Tôi sẽ trở thành ai?” Bạn sẽ áp dụng hệ thống niềm tin nào và điều gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của bạn? Bởi vì một khi bạn đã bắt đầu từ một hệ thống cụ thể - cho dù đó là ngành dược, thành phố New York, Microsoft hay một công ty khởi nghiệp - thường rất khó để tách biệt bản thân bạn khỏi giá trị, những thực hành và phần thưởng của nó. Tiền bạc của bạn có thể là điều tốt ở bất cứ đâu, nhưng sự tôn trọng và tình hình chỉ là một loại tiền tệ địa phương. Họ được giảm giá rất nhiều khi được thực hiện ở nơi khác. Nếu bạn thành công ở điều không phải dành cho bạn, sự kết hợp giữa lời khen ngợi và cơ hội có thể chôn chặt bạn mãi mãi.
Don Linn, chủ ngân hàng đầu tư đã tiếp quản trang trại nuôi cá da trơn ở Mississippi, đã học được bài học này một cách rất gian khổ. Sau nhiều năm được xem như là một ngôi sao tại PaineWebber và First Boston, anh đã bỏ công việc khi anh không còn có thể tự mình thúc đẩy giao dịch với khách hàng mà anh biết sẽ không hiệu quả nữa. Cuộc sống của anh thay đổi một cách độc đáo: 5.5 triệu con cá tra trên 1.500 mẫu đất. Ngày đầu tiên, anh phải cắt đôi cánh của một đàn ngỗng. Bị bao quanh bởi phân và máu ngỗng, anh tự hỏi mình đã làm gì. Nhưng anh đã phát triển công việc kinh doanh của mình thành một hoạt động trị giá 16 triệu đô la với năm doanh nghiệp phụ. Nhưng quan trọng hơn, công việc thiết lập lại la bàn giá trị nhân phẩm của anh. Trong nông nghiệp, sự thành công không đến từ sự thiệt hại của một người nông dân khác. Bạn phải học cách hợp tác, chia sẻ các nhà máy chế biến, nhà máy thức ăn chăn nuôi và các dịch vụ về thuốc trừ sâu.
Giống như Don, bạn sẽ hạnh phúc hơn nhiều nếu bạn không phải chiến đấu với hệ thống giá trị xung quanh mình. Hãy tìm một trong những tập hợp niềm tin mà bạn thực sự có thể nhận được phía sau công việc. Có một hiệu ứng biến đổi mạnh mẽ khi bạn ở bên cạnh những người cùng chí hướng với mình. Áp lực với những người ngang hàng là một điều tuyệt vời giúp bạn đạt được mục tiêu thay vì làm bạn mất tập trung.
Carl Kurlander đã viết bộ phim St. Elmo's Fire khi anh ta 24 tuổi. Trong nhiều năm sau đó, anh sống ở Beverly Hills. Anh muốn quay trở lại Pittsburgh, nơi anh lớn lên, để viết sách, nhưng anh luôn luôn dừng lại vì nghi ngờ. “Liệu có thực sự sự khác biệt khi viết từ Pittsburgh thay vì viết từ Beverly Hills không?” Và rồi anh ta chẳng viết quyển sách nào. Năm ngoái, khi một cuộc đình công của các nhà văn Hollywood trùng hợp với một công việc mở trong bộ phận viết sáng tạo tại Pitt, cuối cùng anh đã can đảm để rời đi. Anh nói rằng làm nghiên cứu giống như "tắm trong lòng vị tha." Dưới ảnh hưởng của nó, ông đã viết cuốn sách đầu tiên của mình, cuốn tự truyện của diễn viên Louie Anderson.
THÁI ĐỘ là rào cản lớn nhất
Môi trường có tác động, nhưng cuối cùng, khi nói đến việc trả lời câu hỏi “Tôi nên làm gì với cuộc sống này?”, câu trả lời thực sự nằm trong đầu bạn. Rào cản tâm lý đầu tiên khiến mọi người không thể tìm thấy chính mình là họ cảm thấy tội lỗi vì chỉ đơn giản là đặt câu hỏi một cách nghiêm túc. Họ nghĩ rằng đó là một đặc quyền tự hào của tầng lớp được giáo dục ở cấp cao. Những người ở tầng lớp lao động có thể hạnh phúc mà không phải cố gắng “tìm thấy chính mình”, hay như vậy điều đó xảy ra.
Nhưng tôi nhận thấy rằng bất cứ ai cũng có thể biết câu hỏi này quan trọng. Nó không chỉ dành cho những người hành nghề tự do, những người trí thức và các doanh nhân. Tôi đã gặp nhiều người ở tầng lớp lao động, những người đã tìm thấy câu hỏi này rất cần thiết. Họ có thể có ít sự lựa chọn hơn, nhưng họ vẫn quan tâm đến nó. Ví dụ là Bart Handford. Anh đã chuyển từ làm việc ca đêm tại một nhà máy tên là Kimberley-Clark, chuyên sản xuất khăn ướt ở Arkansas để chạy chương trình phát triển nông thôn của Bộ Nông nghiệp. Anh ta không làm điều này bằng cách chỉ cần mang đôi ủng của mình vào. Bước đột phá của anh là khi chiếc xe của anh bị một chiếc xe lửa đâm vào, và anh trải qua sáu tháng trên giường khám phá Câu hỏi Cuộc đời.
Có lẽ trở ngại khó khăn nhất để tìm hiểu Câu hỏi Cuộc đời là nỗi sợ rằng việc lựa chọn là một chuyến đi một chiều, hay nói cách khác nếu đã bắt đầu đi thì không thể quay lại được nữa.
"Giữ một đường lui" là một cái bẫy. Đó là cái cớ để mọi chuyện không được giải quyết. Tôi gọi những người có thời gian khó khăn nhất để đóng cửa là Phi Beta Slackers. Họ nhảy giữa các trường đại học, các hợp đồng kinh doanh béo bở, và học bổng uy tín, trông như thể họ làm cùng với nhau nhưng vẫn cảm thấy như người quan sát, cảm giác như họ chưa chạm được đến tiềm năng của mình.
Leela de Souza suýt nữa đã dính vào cái bẫy đó. Ở tuổi 15, Leela biết chính xác cô ấy muốn trở thành ai khi cô lớn lên: đó là một vũ công. Cô đã theo đuổi giấc mơ đó, ngoài tiền lương ít ỏi của người vũ công cô còn làm thêm công việc của một người mẫu. Nhưng cô nhanh chóng bắt đầu cảm thấy rằng mình không thực sự thích công việc này. Vì vậy, năm 20 tuổi, vài năm còn lại của tuổi thanh xuân trẻ khỏe, cô đã thi lấy bằng SAT và nộp đơn vào đại học. Cô đã đóng 100.000 đô la học phí để theo học tại Đại học Chicago với số tiền kiếm được từ nghề người mẫu và trong 7 năm sau đó cô đã đưa ra nhiều các quyết định sáng suốt: một năm ở Tây Ban Nha, trường kinh doanh Harvard, công ty McKinsey & Co., một học bổng ngắn hạn tại Nhà Trắng, công việc PR công nghệ cao. Nhưng cô không bao giờ tiến gần hơn đến sự lựa chọn đích thực của mình.
Cũng giống như hầu hết các Phi Beta Slackers, cô bị đè nén bởi khả năng to lớn và những lựa chọn vô hạn. Cô liên tục tìm kiếm những điều mình cần phải làm trong cuộc đời này. Nhưng sau đó cô ấy đã sáng tỏ ra một điều khác: Mong muốn được tỏa sáng cản trở cô ấy tìm ra câu trả lời cho Câu hỏi Cuộc đời. Khi cô ấy buông bỏ, cô ấy có thể thay đổi vấn đề khi tự hỏi “Mình phải làm gì tiếp theo đây?” Để có những bước tiến triển tới việc trả lời câu hỏi “Mình nên cống hiến cuộc đời vào đâu?”
Việc tự hỏi “Mình nên làm gì với cuộc sống này?” là phiên bản hiện đại và muôn thuở của những câu hỏi hay ho vượt thời gian về đặc tính của chúng ta. Khám phá Câu hỏi Cuộc đời giúp giải quyết mâu thuẫn việc giữa bạn là ai và việc bạn làm. Trả lời Câu hỏi Cuộc đời giúp bản thân tránh khỏi việc trở thành một ai đó khác, không phải là bạn. Tự do còn có ý nghĩa gì nếu bạn thực sự không định hình được chính mình.
Tôi đã dành phần lớn thời gian trong hai năm qua nghiên cứu những người đã dám đương đầu với nơi họ thuộc về trong các doanh nghiệp. Không phải lúc nào họ cũng tìm được câu trả lời chính xác, nhưng việc nhìn nhận câu hỏi thật nghiêm túc đã giúp họ đến gần câu trả lời hơn. Tất cả chúng ta đều đang viết câu chuyện đời mình. Đó không phải là câu chuyện chinh phục, mà là câu chuyện khám phá. Qua những thử thách và sai lầm, chúng ta nhận được những bài học giá trị và được thôi thúc để nhận biết rõ hơn về những điều chúng ta thực sự cần. Hóa ra bước nhảy vọt lớn chỉ là bước đầu tiên.
Không có 1 khuôn mẫu phù hợp với tất cả.
Hai câu trả lời khác nhau cho một câu hỏi tối thượng.
Con người tổ chức.
Trong số 900 người tôi đã nói chuyện, chỉ có một người dành cả đời mình cho cho một nơi làm việc. Tên của anh ta là Russell Carpenter, anh 35 tuổi, và là kỹ sư hàng không vũ trụ tại NASA Goddard. Chúng ta ai cũng sẽ đều có thể học hỏi được từ anh ấy. Russell bắt đầu làm việc tại NASA trong thời gian học đại học. Trong chương trình trao đổi mùa hè, họ đã tài trợ học phí của anh và sau đó tiếp tục tài trợ cho anh học lấy bằng tiến sĩ. Russell là một GS-14, bị vướng vào cam kết làm việc khi được chính phủ tài trợ học phí. Tiền lương cũng kha khá, nhưng nó không bao giờ là lý do để anh ở lại. Anh ấy đang xây dựng hệ thống hướng dẫn cho loại vệ tinh mới nhất.
Các hội trường và văn phòng tại NASA đều khá yên tĩnh. Những kỹ sư ở đây hài lòng với việc tiến từng bước chầm chậm đến với giải pháp. Tôi xin trích dẫn bài học số một: khung thời gian. Tại NASA, Russell đã tìm thấy một khung thời gian trung gian, nơi anh có thể hoàn thành các mục tiêu căng não anh được giao, nhưng không chịu áp lực ngớ ngẩn đó để làm xong trong 90 ngày.
Các kỹ sư hàng không vũ trụ bị ám ảnh bởi hệ thống dự phòng. Russell biết rằng kim loại tạo ra bánh răng trượt, và động cơ quá nóng, và ông dự định đem điều đó vào trong thiết kế của mình. Không nhất thiết mọi thứ đều phải đi đúng hướng để nó hoạt động. Và cách suy nghĩ đó được áp dụng trong mọi khía cạnh cuộc đời anh, kể cả cách anh đạt được khát vọng của mình. Tôi xin trích dẫn bài học số hai: Kế hoạch dự phòng không dẫn đến các điểm đến khác nhau, chẳng hạn như “Nếu tôi không học trường kinh doanh, tôi sẽ là giáo viên.” Kế hoạch dự phòng này dẫn đến cùng một địa điểm, và nếu anh ta phải đến trễ bằng một con đường phía sau, thì tốt thôi.
Sau đó, Russell và tôi cùng đi xem một trận bóng rổ, và tôi đã nhận ra bài học thứ 3: Russell chẳng bao giờ để mình bị bùng nổ. Việc chỉ làm việc cho một công ty không phải là vấn đề với anh ấy. Phương pháp của anh ấy là bí mật, nhưng nó chẳng hề có bí mật nào cả.
“Vậy anh làm gì?”. Trong 5 năm, Marcela Widrig đã có một công việc rất tốt đủ trang trải cuộc sống ở Barcelona và đủ để cô thường xuyên đi du lịch khắp vùng phía nam Châu Úc. Cô đã bán modem cho một nhà sản xuất modem lớn. Modem giúp cô tìm thấy ý nghĩa đời mình: tiền bạc, du lịch, kết nối mọi người.
Khi công ty yêu cầu cô chuyển công tác đến San Francisco, cô đã bị sốc văn hóa. Internet đã phá hủy mọi thứ mà cô yêu thích về bán hàng. Các đặc tính mới là tốc độ. Giao dịch phải được thực hiện trong một ngày! Email làm điều đó dễ dàng! Giao tiếp trực tiếp với mọi người đã biến mất.
Phần chán nhất là liên tục được hỏi Câu hỏi quen thuộc trong những buổi tiệc Cocktail: “Bạn làm nghề gì?” Marcela đã đi xa khá lâu để quên đi phong tục chán ngắt này của người Mỹ. Cô nhận ra nó làm xuống cấp và ngắn gọn và thực dụng. Tôi cũng từng nghĩ rằng Câu hỏi không thể tránh khỏi trong tiệc cocktail là một tai họa trong xã hội. Nhưng tôi bắt đầu nhận ra vấn đề ở đây là tự do lựa chọn. Một hệ thống địa vị phát triển các giá trị là duy nhất và chân thật nhiều hơn giá trị thành công về mặt tài chính.
Nói cách khác, nếu bạn không thích Câu hỏi không thể tránh khỏi ở tiệc cocktail, có thể một phần vì bạn không thích câu trả lời của mình.
Marcela không còn thích câu trả lời của cô nữa. Cô bị chứng đau nửa đầu và mất ngủ. Sau khi bay đến Hồng Kông tham dự một cuộc họp thậm chí không kéo dài một giờ, cô thề rằng, “Tôi không thể bán thêm một modem nào nữa.” Nhưng cô đã không bỏ công việc đó thêm hai năm sau. Trong các kỳ nghỉ của mình, cô đã bay đến Thụy Sĩ để tham gia đào tạo tại một trường học về chủ đề xoa bóp tác động sâu. Cô đã tiến lại gần hơn với bản thân chính mình. Ngày cô trở về từ một trong những chuyến đi Thụy Sĩ, công ty modem đã phá sản, và cô bị buộc phải bắt đầu một cuộc đời mới.
Cô mất khoảng một năm để thoát khỏi “con người kinh doanh” và thực sự nắm lấy bắt nghề mới của mình. Câu hỏi không thể tránh khỏi trong tiệc cocktail không còn làm phiền cô nữa. “Tôi thực sự đang làm việc,” cô nói. "Tôi yêu những gì tôi làm, và tôi nghĩ điều đó đang diễn ra."
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5
Thân Tiến Toàn
Nguyễn Văn Hưng
Nguyễn Ngọc Thùy Trâm
Lộc Quỳnh Như
Phan Hoàng Ngân
Lê Quang Minh
Với sự hỗ trợ từ (các) Cộng tác viên:
Võ Tuấn Kiệt
Võ Nam Du
Phạm Kim Hoàng