Những học giả có nên nói ra sự thật, thậm chí khi cái giá phải trả là sự hòa hợp xã hội? Hay họ nên hư cấu, nếu điều đó giúp duy trì trật tự xã hội? Trong cuốn sách gần đây nhất của tôi, cuốn 21 Bài Học Cho Thế Kỉ 21, tôi đã phải ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan khi nói về tự do.

Một mặt, tôi tin rằng tự do là không hoàn hảo, đó không phải là sự thật của loài người, và để tiếp tục tồn tại và phát triển ở thế kỉ 21 chúng ta cần phải vượt qua nó. Mặt khác, nó vẫn là những yếu tố nền tảng để vận hành trật tự toàn cầu. Hơn nữa, chủ nghĩa tự do hiện nay đang bị tấn công bởi những phần tử tôn giáo và dân tộc cực đoan tin vào những vọng tưởng quá khứ ngày một nguy hiểm và tác hại.
 

Vậy tôi nên nói những điều mình suy nghĩ một cách cởi mở, mạo hiểm rằng những ngôn từ của mình có thể bị bóp méo và lợi dụng bởi những nhà mị dân và nhà độc tài để tấn công tới quyền tự do? Hay tôi nên tự kiểm soát chính mình? Một dấu hiệu của những chế độ phi tự do là sự kìm hãm tự do ngôn luận thậm chí ở ngoài ranh giới quốc gia. Do sự lan truyền của những chế độ như vậy nên ngày càng nguy hiểm hơn khi chúng ta suy nghĩ phản biện về tương lai của loài người.
 

Tôi dần dần lựa chọn thảo luận tự do thay vì tự kiểm soát chính mình, nhờ vào niềm tin về sức mạnh của chế độ Dân chủ tự do và sự thiết yếu phải cải cách nó. Chủ nghĩa tự do có lợi thế lớn hơn các hệ tư tưởng khác ở chỗ nó linh hoạt và không có nguyên tắc. Nó có thể duy trì chủ nghĩa phản biện tốt hơn bất kỳ một chế độ nào. Đây là chế độ duy nhất cho phép chúng ta đặt câu hỏi ngay trên nền tảng tạo ra nó. Chủ nghĩa tự do đã sống sót qua ba biến cố lớn – chiến tranh thế giới thứ nhất, đấu tranh phát xít vào năm 1930s, và đấu tranh cộng sản vào năm 1950s-70s. Nếu bạn cho rằng chủ nghĩa tự do hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn thì hãy nhớ rằng nó đã từng tồi tệ hơn thế vào những năm 1918, 1938 hay 1968.
 

Vào năm 1968, những nền dân chủ tự do đều có nguy cơ bị diệt chủng, thậm chí ngay ở trong nhiều ranh giới quốc gia bị tàn phá bởi bạo loạn, tàn sát, tấn công khủng bố và những cuộc đấu tranh giai cấp khốc liệt. Nếu bạn đang ở ngay giữa những cuộc bạo loạn tại Washington vào cái ngày sau khi Vua Luther Martin bị ám sát, hay ở Paris vào tháng 5 năm 1968, hay tại hội nghị đảng Dân chủ tại Chicago vào tháng 8 năm 1968, bạn sẽ nghĩ rằng tất cả sắp sửa kết thúc. Trong khi Washington, Paris, và Chicago đang rơi vào hỗn loạn, Moscow và Leningrad không có động tĩnh gì, và hệ thống xã hội chủ nghĩa Xô Viết thì dường như đã được định sẵn để tồn tại mãi mãi. Vậy mà, 20 năm sau đó liên bang Xô Viết sụp đổ. Các cuộc đọ súng của những năm 1960 đã củng cố nền dân chủ tự do, trong khi đó không khí ngột ngạt ở Xô Viết đã báo trước sự sụp đổ của nó.
 

Vì vậy, chúng ta hy vọng rằng chủ nghĩa tự do có thể tái sinh một lần nữa. Nhưng thách thức mà nó phải đối mặt ngày nay không phải đến từ chủ nghĩa phát xít hay chủ nghĩa cộng sản, và thậm chí không phải từ những nhà mị dân và nhà chuyên quyền đang lan rộng khắp nơi như những ếch nhái sau cơn mưa. Lúc này, thách thức lớn nhất nằm ở những phòng thì nghiệm.
 

Chủ nghĩa tự do được thành lập dựa trên niềm tin vào tự do của con người. Không giống như loài chuột và khỉ, con người được cho là có ý chí tự do. Nó tạo nên cảm xúc và sự lựa chọn của con người trở thành cơ quan chính trị và đạo đức tối cao trên thế giới. Chủ nghĩa tự do cho chúng ta biết rằng cử tri hiểu rõ nhất, rằng khách hàng luôn luôn đúng, và chúng ta nên nghĩ cho chính mình và làm theo trái tim của chúng ta.
 

Nó là thứ khiến cho cảm xúc và những lựa chọn của con người là quyền thế tối cao nhất quyết định đạo đức và chính trị trên thế giới.  Chủ nghĩa tự do nói rằng những cử tri biết điều gì là tốt nhất, khách hàng luôn luôn đúng, và chúng ta nên nghĩ cho bản thân mình và lựa chọn theo trái tim mình. 
 

Thật không may, ý chí tự do không phải là một cơ sở khoa học thực tiễn. Đó là một huyền thoại được thừa hưởng từ thần học Kito giáo. Các nhà thần học đã phát triển ý tưởng về ý chí tự do để giải thích tại sao Thiên Chúa có quyền trừng phạt những kẻ tội lỗi vì những lựa chọn sai trái của họ và thưởng cho các vị thánh vì những lựa chọn đúng. Nếu chúng ta được tự do lựa chọn thì tại sao chúng ta lại bị Chúa trừng phạt hay ban thưởng? Theo các nhà thần học, Thiên Chúa làm như vậy là hợp lý, bởi vì những lựa chọn của chúng ta phản ánh ý chí tự do của những linh hồn vĩnh cửu, độc lập với mọi ràng buộc về thể chất và sinh học.
 

Huyền thoại này không giống như những gì ngày nay khoa học dạy cho chúng ta về lược sử loài người và các loài khác. Con người chắc chắn có một ý chí - nhưng nó không tự do. Bạn không thể tự lựa chọn những mong muốn của mình. Bạn không quyết định là người hướng nội hay hướng ngoại, dễ gần hay cáu kỉnh, đồng tính hay không. Con người đưa ra lựa chọn - nhưng chúng không bao giờ là những lựa chọn độc lập. Mỗi lựa chọn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện sinh học, xã hội và cá nhân mà bạn không thể tự xác định. Tôi có thể chọn ăn gì, kết hôn với ai và bầu chọn cho ai, nhưng những lựa chọn này được quyết định một phần bởi gen, điều kiện sinh học, giới tính, nền tảng gia đình, văn hóa quốc gia của tôi, v.v. - và tôi không thể tự lựa chọn gen hay gia đình của mình.
 

Đây không phải là một lý thuyết trừu tượng. Bạn có thể thấy điều này một cách dễ dàng. Chỉ cần quan sát ý nghĩ tiếp theo bật lên trong tâm trí của bạn. Ý nghĩ đó từ đâu đến? Bạn có tự do lựa chọn để suy nghĩ nó? Rõ ràng là không. Nếu bạn cẩn thận quan sát tâm trí của chính mình, bạn sẽ nhận ra rằng bạn có rất ít quyền kiểm soát tới những gì đang diễn ra ở đó, và bạn không tự do lựa chọn những gì mình nghĩ, cảm nhận và những gì mình muốn.

Mặc dù ý chí tự do của người Viking luôn là một điều bí ẩn, trong những thế kỷ trước, nó là một thứ hữu ích. Nó đã thúc đẩy người dân phải chiến đấu chống lại Toà án dị giáo, các giáo phái vua chúa, ủy ban an ninh quốc gia và thuyết người da trắng thượng đẳng. Huyền thoại đó cũng phải trả giá không ít. Vào thời điểm năm 1776 hoặc 1945, khi tin rằng cảm xúc và sự lựa chọn của bạn là sản phẩm của một vài ý chí tự do, chứ không phải là kết quả của sinh học và thần kinh học thì không gây ra tác hại gì nhiều.
 

Nhưng giờ đây, niềm tin vào tự do như người Viking bỗng nhiên trở nên nguy hiểm. Nếu chính phủ và các tập đoàn thành công trong việc “hack” loài vượn trần trụi, thì những người dễ bị kiểm soát nhất sẽ là những người tin vào ý chí tự do.
 

Để “hack” thành công loài người, bạn cần hai điều: hiểu biết tốt về sinh học và năng lực tính toán. Tòa án dị giáo và ủy ban an ninh quốc gia thiếu kiến thức và năng lực này. Nhưng chẳng mấy chốc, các tập đoàn và chính phủ có thể có cả hai, và một khi họ hack bạn, họ không chỉ dự đoán được sự lựa chọn của bạn, mà còn tái tạo lại cảm xúc của bạn. Để làm như vậy, các tập đoàn và chính phủ sẽ không cần phải biết bạn hoàn toàn. Đó là điều không thể. Họ sẽ chỉ cần biết bạn nhiều hơn bạn biết về chính mình một chút. Và điều này thì không phải là không thể, bởi vì hầu hết mọi người đều không biết rõ về mình.
 

Nếu bạn tin vào câu chuyện tự do trước đây, bạn sẽ bị dụ dỗ rằng chỉ cần gạt bỏ đi thách thức này. Rằng “Không, đó là điều sẽ không bao giờ xảy ra. Không ai “hack” được tinh thần con người, bởi vì có một cái gì đó nằm ngoài các gen di truyền, tế bào thần kinh và các thuật toán. Không ai có thể dự đoán và kiểm soát được các lựa chọn của tôi, bởi vì các lựa chọn của tôi phản ánh ý chí tự do của tôi.” Thật không may, cho dù bạn có gạt bỏ đi thách thức đó thì nó vẫn sẽ không biến mất. Việc gạt bỏ sẽ chỉ làm cho bạn bị tổn hại nhiều hơn.

Bắt đầu từ những điều đơn giản. Khi bạn lướt internet, một tiêu đề thu hút sự chú ý của bạn: “Băng đảng nhập cư cưỡng hiếp phụ nữ địa phương.” Bạn bấm vào nó. Cùng lúc đó, người hàng xóm của bạn cũng đang lướt internet và một tiêu đề khác thu hút sự chú ý của cô ấy: “Trump chuẩn bị tấn công hạt nhân vào Hồi giáo Iran.” Cô ấy nhấp vào nó. Cả hai tiêu đề đều là những câu chuyện tin tức giả tạo, có thể được tạo ra bởi những kẻ công kích người Nga hoặc bởi một trang web đang muốn tăng lưu lượng truy cập để tăng doanh thu quảng cáo. Cả bạn và hàng xóm của bạn đều cảm thấy rằng việc các bạn đã nhấp vào các tiêu đề này không liên quan gì đến ý muốn tự do của bạn. Nhưng trên thực tế bạn đã bị “hack”.
 

Khái niệm tuyên truyền và thao túng không có gì mới mẻ, tất nhiên. Nhưng trong khi trước đây, chúng hoạt động như ném bom hàng loạt, giờ đây chúng đang trở thành những vũ khí thông minh. Khi Hitler phát biểu trên đài phát thanh, ông ta nhắm tới mẫu số chung thấp nhất, bởi vì ông ta không thể điều chỉnh thông điệp của mình vào từng điểm yếu nhất của từng cá nhân riêng lẻ. Bây giờ thì điều đó hoàn toàn có thể làm được một cách chính xác. Một thuật toán có chỉ ra rằng bạn đang có thành kiến với người nhập cư, trong khi người hàng xóm của bạn không thích Trump, đó là lý do tại sao bạn nhìn thấy tiêu đề này trong khi người hàng xóm của bạn thì lại nhìn thấy một tiêu đề hoàn toàn khác. Trong những năm gần đây, một số người thông minh trên thế giới đã sử dụng việc “hack” não người để khiến bạn nhấp vào những mẫu tin quảng cáo và bán hàng cho bạn. Giờ đây những phương pháp này còn được sử dụng để bán các chính trị gia và ý thức hệ.

Và đây chỉ mới là điểm khởi đầu. Hiện tại, những “hacker” dựa vào việc phân tích các tín hiệu và hành động ở thế giới ngoài kia: các sản phẩm bạn mua, các địa điểm bạn truy cập, các từ khóa bạn tìm kiếm trực tuyến. Trong một vài năm, các cảm biến sinh trắc học có thể giúp “hackers” truy cập trực tiếp vào thế giới bên trong của bạn và chúng có thể quan sát những gì diễn ra trong trái tim bạn. Không phải trái tim ẩn dụ cho việc yêu thích những tưởng tượng tự do, mà theo nghĩa đen là “máy bơm” điều chỉnh huyết áp và phần lớn hoạt động của não bạn. Sau đó, các “hacker” có thể đối chiếu nhịp tim của bạn với dữ liệu thẻ tín dụng và huyết áp với lịch sử tìm kiếm của bạn. Điều tra viên và ủy ban an ninh quốc gia sẽ làm gì với vòng đeo tay sinh trắc học liên tục theo dõi tâm trạng và tình cảm của bạn? Hãy chờ đón.
 

Chủ nghĩa tự do đã phát triển một kho vũ khí và lập luận ấn tượng để bảo vệ các quyền tự do cá nhân chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài của các chính phủ áp bức và các tôn giáo lớn, nhưng nó lại không được chuẩn bị cho một tình huống khi tự do cá nhân bị phá hoại từ bên trong, và khi các khái niệm về cá nhân và tự do không còn nhiều ý nghĩa. Để tồn tại và phát triển trong thế kỷ 21, chúng ta cần phải bỏ đi quan điểm ngây thơ của con người là mỗi cá nhân là tự do - một quan điểm được thừa hưởng từ thần học Kitô giáo cũng như từ thời kì Khai sáng - và đi đến những gì con người thực sự là: những động vật có thể bị “hack”. Chúng ta cần biết về bản thân mình nhiều hơn.
 

Tất nhiên, đây không phải là một lời khuyên mới mẻ. Từ thời xa xưa, các nhà hiền triết và các vị thánh liên tục khuyên mọi người nên biết về bản thân mình. Tuy nhiên, vào thời của Socrates, Đức Phật và Khổng Tử, bạn đã không gặp phải đối thủ nào. Nếu bạn thờ ơ với việc biết về chính mình, bạn vẫn là một hộp đen với những người còn lại. Trái lại, giờ đây bạn đang ở trong một cuộc đua. Khi bạn đang đọc những dòng này, chính phủ và các tập đoàn đang cố gắng “hack” bạn. Nếu họ hiểu bạn hơn bạn hiểu về mình, thì họ có thể bán cho bạn bất cứ thứ gì họ muốn - có thể là sản phẩm hoặc chính trị gia.
 

Điều đặc biệt quan trọng là phải biết về điểm yếu của bạn. Chúng là những công cụ chủ yếu của những người đang cố gắng “hack” bạn. Máy tính bị “hack” thông qua các dòng mã bị lỗi từ trước. Con người bị tấn công thông qua những nỗi sợ hãi, hận thù, thành kiến và sự thèm muốn tồn tại trước đó. “Hacker” không thể tạo ra sự sợ hãi hoặc thù hận từ hư vô. Nhưng khi họ phát hiện ra những gì con người sợ và ghét, thật dễ dàng để nhấn vào các nút cảm xúc có liên quan và kích động sự giận dữ thậm chí còn lớn hơn.
 

Nếu mọi người không thể tự biết về nỗ lực của mình, có lẽ những công nghệ tương tự như các “hacker” sử dụng có thể được quay lại phục vụ mục đích bảo vệ chúng ta. Giống như máy tính của bạn có những chương trình chống vi-rút sàng lọc phần mềm độc hại, chúng ta cũng cần một phần mềm chống vi-rút cho não. Phần mềm của bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm về một điểm yếu đặc biệt của bạn – có thể là những video về mèo vui nhộn hay vì những câu chuyện về Trump gây phẫn nộ - và sẽ thay mặt bạn khóa những điểm yếu đó.
 

Nhưng tất cả điều này thực sự chỉ là một vấn đề ngoài lề. Nếu loài người là những động vật có thể bị “hack”, và nếu sự lựa chọn và ý kiến của chúng ta không thể phản ánh ý chí tự do của chúng ta, thì quan điểm chính trị sẽ là gì? Trong 300 năm qua, những lý tưởng tự do đã truyền cảm hứng cho một dự án chính trị nhằm tạo điều kiện cho nhiều cá nhân có thể theo đuổi ước mơ và thực hiện mong muốn của họ nhất có thể. Giờ đây chúng ta ngày càng gần hơn để nhận ra những lý tưởng này - nhưng chúng ta cũng gần hơn bao giờ hết để nhận ra rằng tất cả những đều đó đều dựa trên những ảo tưởng. Các công nghệ tương tự mà chúng ta đã phát minh ra để giúp các cá nhân theo đuổi giấc mơ của họ cũng cho phép tái tạo lại những giấc mơ đó. Vậy, làm thế nào tôi có thể tin tưởng vào bất kỳ giấc mơ nào của tôi?
 

Từ một góc độ khác, khám phá này mang đến cho con người một loại tự do hoàn toàn mới. Trước đây, chúng ta đồng nhất mạnh mẽ với những mong muốn của mình và tìm kiếm sự tự do để thực hiện chúng. Bất cứ khi nào có ý nghĩ xuất hiện trong đầu, chúng ta lại vội vã thực hiện. Chúng ta dành nhiều ngày để chạy vòng quanh theo nó đến điên cuồng, như một đoàn tàu lượn siêu tốc của những suy nghĩ, cảm xúc và ham muốn, mà chúng ta lầm tưởng đó là đại diện cho ý chí tự do của chúng ta. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngừng đồng nhất mình với đoàn tàu lượn siêu tốc này? Điều gì xảy ra khi chúng ta quan sát cẩn thận ý nghĩ tiếp theo hiện lên trong đầu và hỏi: Những suy nghĩ đó từ đâu đến?
 

Đối với người mới bắt đầu, nhận ra rằng những suy nghĩ và mong muốn của chính mình không phản ánh ý chí tự do của chính mình, có thể giúp chúng ta bớt ám ảnh về chúng. Nếu tôi thấy mình là một tác nhân hoàn toàn tự do, lựa chọn những mong muốn của mình trong sự độc lập hoàn toàn với thế giới, nó sẽ tạo ra một rào cản giữa tôi và tất cả các thực thể khác. Tôi không thực sự cần bất kỳ thực thể nào khác - tôi độc lập. Nó đồng thời cho thấy mức độ quan trọng của từng ý thích của tôi - tôi đã chọn mong muốn đặc biệt này hơn tất cả các ham muốn có thể có trong vũ trụ. Một khi chúng ta đặt tâm nhiều vào những mong muốn của mình, chúng ta tự nhiên cố gắng kiểm soát và định hình toàn bộ thế giới theo chúng. Chúng ta tiến hành chiến tranh, chặt phá rừng và làm mất cân bằng toàn bộ hệ sinh thái để theo đuổi ý tưởng bất chợt của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta hiểu rằng mong muốn của chúng ta không phải là kết quả của những ý chí tự do, chúng ta sẽ ít bận tâm hơn về chúng, và cũng sẽ cảm thấy kết nối nhiều hơn với phần còn lại của thế giới.
 

Mọi người đôi khi tưởng tượng rằng nếu chúng ta từ bỏ niềm tin vào ý chí tự do, chúng ta sẽ trở nên lãnh đạm hoàn toàn, và chỉ cuộn mình ở một góc nào đó cho tới chết. Trên thực tế, từ bỏ ảo ảnh này có thể mang đến hai tác động ngược lại: thứ nhất, nó có thể tạo ra một liên kết mạnh mẽ hơn nhiều với phần còn lại của thế giới, và khiến bạn chú ý hơn đến môi trường của mình và với nhu cầu và mong muốn của người khác. Nó giống như khi bạn có một cuộc trò chuyện với ai đó. Nếu bạn tập trung vào những gì bạn muốn nói, bạn hầu như không thực sự lắng nghe. Bạn chỉ chực chờ cơ hội để cho người khác biết về một mảng suy nghĩ của bạn. Nhưng khi bạn đặt suy nghĩ của mình sang một bên, bạn có thể bỗng nhiên nghe thấy được người khác. 

Thứ hai, từ bỏ huyền thoại về ý chí tự do có thể khơi dậy sự tò mò sâu sắc. Nếu bạn đồng nhất mạnh mẽ với những suy nghĩ và mong muốn xuất hiện trong đầu, bạn không cần phải nỗ lực nhiều để tìm hiểu chính mình. Bạn nghĩ rằng bạn đã biết chính xác bạn là ai. Nhưng một khi bạn nhận ra được nó thì bạn có thể biết chính xác đâu là tôi. Đây chỉ là một số hiện tượng hóa học thay đổi! Sau đó bạn cũng nhận ra rằng bạn không biết mình thực sự là ai - là cái gì. Đây có thể là khởi đầu của hành trình khám phá thú vị nhất mà bất kỳ con người nào cũng có thể thực hiện.
 

Không có gì mới về việc nghi ngờ về ý chí tự do hoặc về việc khám phá bản chất thực sự của loài người. Con người chúng ta đã có cuộc thảo luận này hàng ngàn lần trước đây. Nhưng chúng ta chưa bao giờ tin vào công nghệ trước đó. Và công nghệ thay đổi mọi thứ. Các vấn đề của triết học cổ xưa đang trở thành đề tài thực tế của kỹ thuật và chính trị hiện nay. Và trong khi các nhà triết học là những người rất kiên nhẫn - họ có thể tranh luận về một cái gì đó không nhất quán trong 3.000 năm - các kỹ sư ít kiên nhẫn hơn nhiều. Các chính trị gia là ít kiên nhẫn nhất trong tất cả.
 

Làm thế nào để dân chủ tự do hoạt động trong một thời đại khi chính phủ và các tập đoàn có thể “hack” con người? Những gì trái lại của niềm tin mà bầu cử cử tri biết rõ nhất và khách hàng luôn luôn đúng? Làm thế nào để bạn sống khi bạn nhận ra rằng bạn là một động vật có thể “hack”, trái tim của bạn có thể là một đặc vụ của chính phủ, rằng hạch hạnh nhân (nằm trong não những nằm ở giữa sâu bên trong thùy thái dương của não ở các loài động vật có xương sống phức tạp, bao gồm cả con người) của bạn có thể đang được sử dụng để làm việc cho Putin, và ý nghĩ tiếp theo xuất hiện trong đầu bạn có thể là kết quả của thuật toán hiểu bạn hơn cả chính bản thân bạn? Đây là những câu hỏi thú vị nhất mà nhân loại hiện nay đang phải đối mặt.

Khi bạn cố gắng dấn thân vào những tưởng tượng quá khứ này, bạn sẽ thấy mình đang tranh luận những điều như tính chân thực của Kinh Thánh và sự tôn nghiêm của quốc gia (đặc biệt nếu bạn thực hiện, như tôi, ở một nơi như Israel). Là một học giả, đây là một sự thất vọng. Tranh cãi về Kinh Thánh là một thứ nóng bỏng vào thời đại của Voltaire, và tranh luận về của chủ nghĩa dân tộc là triết lý tiên tiến cách đây một thế kỷ - nhưng năm 2018 đó dường như là một sự lãng phí thời gian khủng khiếp. AI và kỹ thuật sinh học sắp sửa thay đổi quá trình tiến hóa, và chúng ta chỉ còn vài thập kỷ nữa để phải tìm ra những việc cần làm với chúng. Tôi không biết câu trả lời sẽ đến từ đâu, nhưng chúng chắc chắn không đến từ một tập truyện được viết từ hàng ngàn năm trước.

Vậy chúng ta phải làm gì? Chúng ta cần phải chiến đấu trên hai mặt trận cùng một lúc. Chúng ta nên bảo vệ nền dân chủ tự do, không chỉ bởi vì nó đã được chứng minh là một hình thức chính phủ lành tính hơn bất kỳ chế độ nào thay khác, mà còn bởi vì nó đưa ra ít bạn chế nhất trong việc tranh luận về tương lai của nhân loại. Đồng thời, chúng ta cần đặt câu hỏi về các giả định trước đây của chủ nghĩa tự do, và phát triển một dự án chính trị mới phù hợp hơn với thực tế khoa học và sức mạnh công nghệ của thế kỷ 21.
 

Thần thoại Hy Lạp kể rằng Zeus và Poseidon, hai trong số những vị thần vĩ đại nhất, đã tranh giành bàn tay của nữ thần Thetis. Nhưng khi họ nghe lời tiên tri rằng Thetis sẽ sinh con trai mạnh hơn cha mình, cả hai đã rút lui trước dự đoán đó. Vì các vị thần lên kế hoạch xuyên suốt tương lai, nên họ không muốn một đứa con mạnh hơn sẽ cạnh tranh với họ. Vì vậy, Thetis kết hôn với một phàm nhân, Vua Peleus và sinh ra Achilles. Những người phàm trần thích con cái của họ hơn. Huyền thoại này có thể dạy chúng ta điều gì đó quan trọng. Những người chuyên quyền có kế hoạch cai trị vĩnh viễn không muốn khuyến khích sự ra đời của những ý tưởng có thể thay thế họ. Nhưng các nền dân chủ tự do truyền cảm hứng cho việc tạo ra những tầm nhìn mới, thậm chí với cái giá phải trả là đặt câu hỏi về nền tảng của chính họ tạo ra.

Nguồn:
https://www.theguardian.com/books/2018/sep/14/yuval-noah-harari-the-new-threat-to-liberal-democracy

Bài viết này được chọn lọc, biên dịch, thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Văn Thị Ngọc Dung
Trần Đỗ Tâm Giao
Phan Duy Khánh
Hoàng Thị Thanh Thảo
Lê Nguyên Thông
Nguyễn Ngọc Trâm

Với sự hỗ trợ từ các Cộng tác viên
Tú Bình