Đại dịch đã cho chúng ta thấy một số lựa chọn khó khăn về mặt đạo đức. Sức khỏe hay tự do? Cuộc sống hay kế sinh nhai? Quyền lợi của số đông hay quyền tự do cá nhân? Thế hệ hiện tại hay tương lai? Suy ngẫm lại, một số lựa chọn rõ ràng như vậy lại trông mờ nhạt hơn: ví dụ, những người vẫy ngọn cờ tự do, cần phải chấp nhận rằng nếu họ bỏ qua mặt nạ và xa cách xã hội, họ đang hạn chế quyền tự do đi ra ngoài của những người dễ bị tổn thương, mặc khác những người kêu gọi đảm bảo sức khỏe cần phải nhìn nhận thực tế rằng nếu không có một số mở cửa cho nền kinh tế, họ sẽ không có đủ tiền để trả cho việc chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế, những tình huống khó xử luôn tồn tại, điều này được củng cố rõ hơn khi rất khó chọn được một giải pháp hoàn hảo cho tất cả, và do đó nó là một trong những điều ít được thảo luận nhất. Khi một đại dịch xảy ra, mục tiêu trên hết của các chính phủ, của các cơ quan và cá nhân khác, có nên là bảo vệ cuộc sống hoặc chất lượng cuộc sống, “cuộc sống tốt đẹp” không?
Bất chấp những hạn chế nghiêm ngặt, phần lớn chúng ta đã chấp nhận những hạn chế để bảo vệ sự sống trong năm nay. Tôi tin rằng hầu hết chúng ta đều cho rằng chất lượng cuộc sống mới là mục tiêu bao quát. Nếu một chính phủ nói với chúng ta: “Hãy nhốt mình trong nhà của bạn mãi mãi; chúng tôi sẽ mang thức ăn, quần áo và các nhu yếu phẩm khác đến tận cửa nhà bạn, và bạn sẽ không bao giờ bị cảm lạnh, chứ đừng nói đến Covid-19”. Tôi không nghĩ nhiều người trong chúng ta sẽ chấp nhận. Chúng ta không chỉ muốn sống mà còn là một cuộc sống đáng sống.
Tuy nhiên, việc tập trung vào sự hưng thịnh không cần phải kéo theo sự ích kỷ. Về mặt lịch sử, sự hưng thịnh (một khái niệm có nguồn gốc từ Plato và Aristotle) đã được hình thành về mặt nhận thức của các dạng tiềm năng khác nhau — trí tuệ, cảm xúc, trí tưởng tượng và thể chất — và chính sự nhận thức này đã được hình thành như sự thực hiện của nhiều Đức tính. Tôi chắc chắn muốn đưa việc thực hành việc sự quan tâm và từ bi vào bất kỳ khái niệm nào về sự thịnh vượng của cá nhân hay cộng đồng. Làm cho chất lượng cuộc sống thay vì mục tiêu cuối cùng chỉ là sống, điều này không có nghĩa là để cho virus lây lan qua các nơi chăm sóc hoặc xã hội nói chung. Con người không thể phát triển nếu họ đã chết. Trong vài tháng đầu tiên của đại dịch, chính phủ cần nắm mục tiêu các nguồn lực của mình để kiểm soát và giảm thiểu sự bùng phát. Nhưng nó cũng cần phải có định hướng rõ ràng hướng tới một xã hội thịnh vượng về tinh thần và truyền đạt rõ ràng hướng đi đó. Nếu các hệ thống kiểm tra và theo dõi hiệu quả được áp dụng, nó có thể hướng tới việc mở cửa nền kinh tế một cách thận trọng và ít nhất là mở cửa một số trường học; và sau đó chính sự quay trở lại của các hoạt động mang lại niềm vui cho cộng đồng.
Sự thịnh vượng của cộng đồng cũng không nhất thiết phải hiểu theo một phép tính thực dụng rằng cân nhắc số lượng những người phát triển so với những người không phát triển (mặc dù khái niệm này có thể được sử dụng kiểu như: “sự thịnh vượng nhất với số lượng lớn nhất” thay thế cho quan điểm “điều tốt nhất” của Bentham). Nhưng nếu thẳng thắn thừa nhận về thực tế rằng nếu chúng ta cố gắng làm việc hướng tới mục tiêu của một xã hội thịnh vượng, một số người có thể chết vì Covid-19, những người có thể đã sống — mặc dù những mạng sống khác sẽ được cứu khỏi bệnh tật nghèo đói hoặc tự tử .
Trên thực tế, đã có những động thái hướng tới quan niệm “cuộc sống tốt đẹp” trong một số năm. Số năm sống được điều chỉnh chất lượng (QALYs) được sử dụng để thông báo các quyết định về điều trị y tế, mặc dù trong trường hợp này, “chất lượng” được xem chủ yếu ở khía cạnh sức khỏe, trong khi “thịnh vượng” thường hàm ý một khái niệm phong phú hơn về một cuộc sống đầy đủ. Việc phân bổ các nguồn lực y tế dựa trên số năm sống thịnh vượng (hoặc khỏe mạnh) mà ai đó có thể mong đợi một cách hợp lý nếu việc điều trị được thực hiện, điều này không có nghĩa là cuộc sống của một người được coi là có giá trị hơn cuộc sống của người khác, chỉ là tất cả phải được công bằng tiếp cận với nhiều năm thịnh vượng như khoa học về y tế sẽ cho phép.
Tuy nhiên, quan niệm về sự thịnh vượng trong lịch sử cũng đã chứng minh rất nhiều vấn đề, và chúng ta cần phải cảnh giác với những mối nguy hiểm. Ai là người quyết định sự thịnh vượng (hoặc thực sự là sức khỏe) bao gồm những ai và ai có thể đạt được nó? Nếu các nhân vật có thẩm quyền quyết định, rõ ràng là có nguy cơ nghiêm trọng về chủ nghĩa gia đình và chủ nghĩa độc đoán, ngay cả khi những người có thẩm quyền là người tích cực. Dưới bàn tay của các chính trị gia, bác sĩ và nhà khoa học nhẫn tâm, khái niệm có thể bị biến thái thành một thứ gì đó rất đen tối. Có thể xây dựng được quyền tự chủ không? Trong trường hợp số năm sống được điều chỉnh chất lượng, các bác sĩ cố gắng xác định quan điểm chủ quan của bệnh nhân, kể từ năm 2011, mỗi năm Văn phòng Thống kê Quốc gia đã gửi các bảng câu hỏi mẫu trong các cuộc khảo sát sức khỏe. Nhưng các bác sĩ không thể tham khảo ý kiến của những bệnh nhân bất tỉnh hoặc suy giảm tinh thần nghiêm trọng, và ONS chỉ gửi bảng câu hỏi cho các hộ gia đình tư nhân: những người ở bệnh viện hoặc nơi chăm sóc không được tư vấn, ngay cả khi họ đủ sức khỏe để trả lời (và nhiều nhóm khác, chẳng hạn như những người vô gia cư, hoặc những người trong các trại giam hay nhà tù, cũng nằm ngoài cuộc khảo sát).
Tất nhiên, một chính phủ đối mặt với đại dịch - ít nhất là ban đầu - có đủ thời gian để gửi các bảng câu hỏi; và ngay cả khi điều đó xảy ra, sẽ không tìm thấy sự đồng thuận trong các câu trả lời các quan niệm cụ thể về cuộc sống tốt đẹp. Nhưng nó có thể tìm thấy sự đồng ý về một điểm quan trọng này (như Rawls và những người khác đã lưu ý): chúng ta muốn sống trong một xã hội, càng xa càng tốt, cho phép chúng ta sống theo quan niệm của cá nhân mình về cuộc sống tốt đẹp. Chúng ta muốn sống trong một xã hội có nhạc sống, sân khấu và tham dự các sự kiện thể thao cho những người thích chúng; nơi có thể dùng bữa, uống rượu và khiêu vũ chung; từ đó chúng ta có thể đi du lịch để khám phá các xã hội khác và kết bạn với những người đến từ các quốc gia khác. Điều này có nghĩa là chính phủ cần hỗ trợ những ngành như vậy tồn tại trong cuộc khủng hoảng. Các quyết định luôn cần được thông báo bởi một tầm nhìn dài hạn về xã hội mà chúng ta muốn thoát khỏi đại dịch. Không hẳn dừng lại ở việc khuyên các nghệ sĩ và người biểu diễn nên đào tạo lại thế hệ mới, hoặc xem xét sử dụng nền tảng internet.
Không chỉ các chính phủ phải chịu trách nhiệm này. Các tổ chức phi chính phủ, các nhóm địa phương, các công dân — tất cả chúng ta cần nghĩ về những gì có thể làm để duy trì các lĩnh vực cho phép, chúng ta không chỉ tồn tại mà còn phát triển. Đó là một trong những điều trớ trêu của đại dịch, mà giữa tất cả những bối rối, một vài điều trở nên rõ ràng hơn: trong số đó có những lựa chọn của chúng ta đối đầu với đạo đức. Suy cho cùng, mục đích lớn nhất của các chính phủ và cuộc sống của chúng ta là gì?
Angie Hobbs là Giáo sư Hiểu biết Công chúng về Triết học tại Đại học Sheffield, và là tác giả của “Cộng hòa của Plato: Cuốn sách chuyên gia về bọ rùa”
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6
Đặng Xuân Hải
Mai Thị Như Thảo
Hồ Đông Thụ
Lê Trung Thu
Nguyễn Hữu Ý