neonbrand-zFSo6bnZJTw-unsplash.jpg

(Nguồn: Unsplash)

Bất kì nhà giáo dục dục tâm huyết nào đều có thể nói với bạn điều này: Việc dạy học không chỉ dừng lại ở những giờ học ở trường. Việc nhào nặn tư duy của những nhà lãnh đạo trẻ tương lai cùng với việc chèo lái họ vượt qua thác ghềnh của tuổi thơ và thời niên thiếu – đồng thời đối mặt với khó khăn về điều kiện kinh tế, là một thiên chức không dành cho trái tim thiếu dũng khí. Đây là 3 lý do chính cho sự tin yêu và sự cỗ vũ mà các nhà giáo xứng đáng được nhận.

1. TRỞ THÀNH MỘT NHÀ GIÁO THÌ RẤT KHÓ (MÀ HẦU NHƯ Ở MỌI NƠI):

Yêu thích nghề giáo và trở thành nhà giáo là 2 việc khác nhau, không thể loại trừ những vấn đề này ra khỏi nhau khi mà tiền bạc đóng một vai trò quyết định.  Giáo viên từ mọi nơi trên thế giới đều vật lộn với vấn đề tài chính, bất kể về kinh độ hay vĩ độ. Thông qua mạng lưới TED-Ed, chúng tôi liên lạc được với 17 giáo viên trường công đến từ Kildare đến Kathmandu, Johannesburg đến Olso và xa hơn thế nữa, bàn về mức lương ảnh hưởng tới kế sinh nhai của họ như thế nào.

“Tôi đã chịu cắt giảm lương để trở thành một giáo viên. Đó là một thiên chức thay vì một công việc. Dạy học là một đặc quyền mà không dành cho mục đích yếu hèn hay kiếm một số tiền lớn. Nếu tôi không dậy trước giờ báo thức để đến trường sớm, tôi sẽ lo lắng. Thực tế tôi hứng khởi thức dậy mỗi sáng vì những gì tôi dành cho lớp học của mình– nhiều thử thách cũng như nhiều hân hoan- với một số người nó đơn giản như thể việc đọc câu thần chú đầu tiên” - Một giáo viên lớp 6 từ Markhan, Canada.

“Tôi hạnh phúc nhưng gặp khó khăn về tài chính. Tôi không đi ăn ở nhà hàng; tôi không thể chi trả nổi. Tôi không phải là một người đòi hỏi cao, vì vậy thu nhập của tôi có vẻ đủ cho hiện tại, nhưng tôi không thể đảm bảo cuộc sống của mình nếu chỉ dựa vào nó” - Một giáo viên máy tính từ Kathmandu, Nepal.

“Dù cho tôi yêu công việc nhưng căng thẳng trong công việc đi kèm với căng thẳng về tiền bạc khiến tôi phải cân nhắc từ bỏ. Thậm chí, tôi không nghĩ rằng mình sẽ cảm thấy thỏa mãn với những gì tôi đang làm hiện tại” - Một giáo viên âm nhạc trường tiểu học từ Georgia, United States.

Nhiều người dạy vì tình yêu nghề, để kiến tạo tư duy của một thế hệ sắp tới; không vì tiền.

2. GIÁO VIÊN KHÔNG CHỈ DẠY HỌC MÀ CÒN CHĂM LO NHỮNG CẢM XÚC BỒNG BỘT

Khi những đứa trẻ bước vào tuổi thiếu niên, chúng đồng thời bước vào một cuộc du ngoạn cảm xúc, thường diễn ra trong suốt thời gian đi học. Buồn bã, tranh cãi với bạn, cuộc sống gia đình không suôn sẻ, việc đương đầu với sức khỏe thể chất và việc học, những trải nghiệm cảm xúc chưa từng có trước đây, và nhiều yếu tố tiêu biểu khác nảy ra ngay giữa các lớp học. Vì không có cha mẹ và người giám hộ bên cạnh nên các giáo viên và nhân viên nhà trường phải hướng học sinh tới cảm xúc tích cực.

Giữa công việc hành chính, rồi công việc xếp loại học sinh và lên kế hoạch cho chương trình học mà có thể gây tác động vĩnh viễn tới học sinh họ dạy, những giáo viên phải xoay xở trong một căn phòng đầy ắp những đứa trẻ chập chững trưởng thành, luôn không sẵn sàng ngồi yên một chỗ và chịu học. Sự kiên nhẫn và sự suy xét được kiểm tra hằng ngày, cho dù bất kể giáo viên yêu nghề đến thế nào. Dĩ nhiên, căng thẳng là không thể tránh khỏi trong bất kì công việc nào. Nhưng đây là cơ hội dành cho một sự căng thẳng đặc biệt đến mức ám ảnh được hình thành, thứ sinh ra từ việc phải nhận thức rằng tương lai chúng đang ngồi đó chỉ cách vài bước chân từ bảng phấn, trong những năm thành hình nhất của chúng; không thừa nhận những nhu cầu này, trong những giới hạn, là không công nhận rằng giáo viên trước hết cũng là con người.

Bên cạnh đó, một số tin rằng giáo viên nên bắt đầu dạy cảm xúc tại các lớp học. Chương trình “RULER” được áp dụng ở hàng ngàn trường học tại Mỹ và nước ngoài, hiện tại là một trong những công cụ quan trọng nhất trong việc dạy cảm xúc và chia thành 5 bước thuận lợi:

-        Nhận diện cảm xúc của bản thân và người khác,

-        Hiểu nguyên nhân và kết quả của những cảm xúc,

-        Gọi đúng tên những trải nghiệm cảm xúc với một từ vựng chính xác,

-        Diễn đạt, và

-        Điều chỉnh cảm xúc theo cách thúc đẩy sự phát triển.

Nhà giáo Nadia Lopez (trong bài nói ở chương trình TED Talk: Tại sao mở một trường học là đóng cửa một nhà tù? (Why open a school? To close a prison)) đã có những mẹo riêng để xử lý những cảm xúc bắt đầu nổi lên. Lopez đã mở học viện Mott Hall Bridges ở Brooklyn, New York (Bạn có thể nhận ra tên này từ Humans of New York) và bà ấy đã làm như vậy với một mục tiêu đơn giản: trường của bà là một thiên đường và ánh sáng dẫn đường cho các học sinh. Là hiệu trưởng, bà cống hiến đời mình cho những gì bà thấy về tương lai mỗi học sinh. Đôi khi điều đó đóng vai trò như cầu nối cảm xúc hoặc bảng điều khiển giao thông vì những đứa trẻ không chỉ học những gì chúng nên biết, mà còn nhiều hơn thế nữa, về việc chúng là ai và tồn tại vì điều gì.

Lopez chia sẻ một số phương pháp yêu thích của mình để làm giảm xung đột với những quản trị viên, với học viên và nhân viên của cô - áp dụng trong những tình huống ngoài phạm vi lớp học - chia thành 6 lời khuyên nhỏ như sau:

- Có thể bị tổn thương: mặc dù điều này nghe có vẻ trái ngược, nhưng hãy mở lòng và chân thành với đồng đội của mình trong những lần khó khăn, hãy bày tỏ cảm giác tin tưởng rằng chúng ta có thể phát triển sự tôn trọng lẫn nhau.

- Tự nhận thức: Dừng lại và hỏi “Tại sao điều này không đạt kết quả?”

- Tập trung vào bản thân: Điềm tĩnh rất quan trọng, vì vậy Lopez dành 15 phút mỗi ngày để tận hưởng sự im lặng không bị gián đoạn.

- Xoay xở để hòa giải: Không la hét, chờ tới lượt nói của mình, tôn trọng lượt nói của người khác khi họ giải thích góc nhìn của họ.

- Lắng nghe sâu sắc và tích cực: Trong các cuộc tranh luận căng thẳng, quan trọng là thừa nhận cảm xúc của các bên liên quan và sử dụng ngôn ngữ phản chiếu để cho thấy rằng họ đã được lắng nghe.

- Công nhận, tôn trọng và cám ơn. Nhắc lại. Một lá thư điện tử đơn giản, tin nhắn hay ghi chú ngắn gọn được viết tay (lý tưởng nhất là gửi bằng tay) có sức mạnh chạm vào cảm xúc và xua tan những sự cố đầy thách thức.

 

3. VÂNG, GIÁO VIÊN GIÚP NHỮNG ĐỨA TRẺ, NHƯNG ĐÔI KHI HỌ CŨNG CẦN SỰ GIÚP ĐỠ

Giáo viên thường dành hàng trăm đô la cho đồ dùng học tập trong suốt một năm học. Có nhiều lựa chọn cho phép những phụ huynh và những cá nhân từ thiện khác, hỗ trợ các lớp học gần và xa. Các tổ chức như Donors Choose cho phép bất kỳ đối tác quan tâm nào chọn một dự án cảm thấy hứng thú và tặng một số tiền bất kì. Hay bạn có thể tham gia cắt giảm những chi phí sân sau của mình.

“Một điều tuyệt vời nữa bạn có thể làm hôm nay là cố gắng tìm trường học địa phương nào có trẻ em có tài khoản ăn trưa quá hạn và thanh toán hết.” - Ashley C.Ford ngày 6 tháng 12 năm 2016.

Nếu bạn quan tâm đóng góp nhiều hơn, ở đây có một danh sách các hoạt động khác mà bạn có thể giúp những nhà giáo dục, nếu thời gian và nguồn lực sẵn có.

Hãy thành thật, phần lớn con người ta có ít nhất một câu chuyện về giáo viên yêu thích của mình đã để lại ấn tượng sâu sắc, định hình cho niềm đam mê lâu dài, hoặc giúp họ vượt qua những năm tháng khó khăn. Đó là tấm lòng trắc ẩn và sự tận tâm của những giáo viên để có thể mang bạn đến vị trí ngày hôm nay. Tình yêu là một trong những nguyên liệu chính tạo nên những kí ức gắn liền với chúng ta, thứ đã giúp hiệu trưởng Linda Cliatt-Wayman (trong bài chia sẻ ở TED Talk: Làm thế nào để sửa chữa một ngôi trường sụp đổ? Lãnh đạo không sợ hãi, yêu thương hết mình (How to fix a broken school? Lead fearlessly, love hard)) – cô thay đổi thành công ba trường học.

Như cách cô nói với những học sinh của mình mỗi ngày và có một câu thần chú cho nhiều nhà giáo để nói với những học viên của mình: “Nếu ngày hôm nay không ai nói yêu con. Con hãy nhớ cô sẽ làm điều đó và cô luôn sẵn lòng.”

Tìm thêm trên TED-Ed blog để biết thêm tình yêu dựa trên nền tảng giáo dục và hãy vinh danh những nhà giáo.

Bài viết này được chọn lọc, biên dịch, thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Lê Nguyễn Trần Huỳnh
Nguyễn Hoàng Bảo Huy
Phạm Thị Quỳnh Mai
Huỳnh Diệp Mỹ Ngọc
Nguyễn Đình Quý
Trần Minh Dạ Thảo

Với sự trợ giúp từ Cộng tác viên: Huỳnh Diệp Vũ Phi