Có nhiều mô hình ra quyết định nhằm giúp các nhà lãnh đạo sử dụng thông tin một cách khách quan để giảm thiểu sự thiên vị, hoặc trong tình trạng bị áp lực về mặt thời gian, hoặc có thể tận dụng được ngồn dữ liệu. Tuy nhiên, các mô hình này có xu hướng không như mong đợi khi đưa ra các quyết định dựa trên các nguồn thông tin chủ quan mà các hướng hành động mâu thuẫn với nhau. Và hầu hết các quyết định phức tạp đều thuộc loại này.
Cụ thể, mọi quyết định phức tạp của lãnh đạo phải cân bằng ba khía cạnh sau:
(1) Các chuẩn mực chung, hay các nguyên tắc theo ngữ cảnh cụ thể về những gì được chấp nhận trong tổ chức hoặc xã hội của bạn.
(2) Luân lý đạo đức cá nhân, hay ý thức nội tại của bạn về điều gì là đúng và sai, được định hình bởi sự giáo dục, gia đình, cộng đồng, danh tính, đức tin, v.v.
(3) Vai trò trách nhiệm, hay hiểu biết của bạn về các trách nhiệm có liên quan đến vai trò của bạn trong tổ chức.
Không có gì ngạc nhiên khi những cân nhắc này thường dẫn đến xung đột. Khi tình huống này xảy ra, thật không hề dễ dàng để đưa ra câu trả lời- nhưng bằng cách xem xét kỹ lưỡng ba khía cạnh trên, các nhà lãnh đạo có thể tự tin rằng các quyết định mà họ đưa ra, sẽ là giải pháp đảm bảo được sự cân bằng tốt nhất giữa các nguyên tắc khác nhau của họ.
Hãy xem xét ví dụ về một nữ Giám đốc điều hành, đang đối mặt với quyết định có nên sa thải nhân viên trong thời kỳ suy thoái hay không. Về mặt đạo đức, cô ấy có thể cảm thấy rằng, việc tước đi sinh kế của một cá nhân trong thời gian khó khăn như vậy là vô đạo đức. Tuy nhiên, đạo đức đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải cân nhắc sự đánh đổi giữa hạnh phúc của một số ít cá nhân và khả năng rủi ro cho toàn bộ tổ chức. Và nếu cô ấy tin rằng, vai trò của mình đòi hỏi cô ấy phải bảo vệ lợi ích của nhiều bên liên quan trong tổ chức, bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng và những thành viên trong cộng đồng (community member) - thì cô ấy có thể kết luận rằng, công việc của mình buộc cô ấy phải sa thải nhân viên để bảo vệ số đông trong tổ chức. Điều này cho thấy rằng, các yêu cầu trách nhiệm ở vị trí của cô ấy phù hợp với chuẩn mực quy tắc chung nhưng lại mâu thuẫn với đạo đức cá nhân của cô ấy. Điều này đơn giản hóa quyết định xuống chỉ còn là việc sự lựa chọn giữa 1) cố gắng thuyết phục các bên liên quan chính để điều chỉnh kỳ vọng về vai trò của cô ấy với đạo đức cá nhân của cô ấy; hoặc 2) hy sinh quan điểm cá nhân của mình vì lợi ích to lớn hơn.
Bên cạnh đó, còn có sự nảy sinh về độ phức tạp hơn nữa cho những quyết định khó khăn như thế này đó là, thực tế là không có khía cạnh nào trong ba điều trên là bất biến. Chẳng hạn, gần đây nhất là năm 2014, cách tiếp cận phi chính trị được mọi người coi là khuôn khổ đạo đức phù hợp cho các nhà lãnh đạo; ngày nay, nhiều nhân viên và người tiêu dùng yêu cầu các nhà lãnh đạo phải có lập trường cứng rắn trong các vấn đề xã hội. Các nhà lãnh đạo phải liên tục cập nhật sự hiểu biết của họ về khuôn khổ đạo đức bắt buộc bởi bối cảnh hiện tại.
Việc bám sát những thay đổi về đạo đức này - và hiểu được những lý do đằng sau- có thể truyền cảm hứng cho các nhà lãnh đạo trong việc điều tra và điều chỉnh quan điểm của họ cho phù hợp. Đặc biệt, việc bao quanh bạn bởi một đội ngũ đa dạng gợi ra những quan điểm khác nhau dựa trên những kinh nghiệm, giá trị hoặc nền tảng giáo dục khác nhau sẽ giúp bạn liên tục hoàn thiện quy tắc đạo đức của chính mình
Cuối cùng, vai trò của bạn (và sự hiểu biết của bạn về vai trò đó) có thể sẽ thay đổi nhiều lần trong suốt sự nghiệp của bạn. Bạn có nghĩa vụ đối với tất cả các bên liên quan như nhau không? Các bên liên quan khác nhau, mong đợi kết quả nào và kỳ vọng của ai là quan trọng nhất? Nhân viên, khách hàng và cộng đồng có nên được đối xử giống như chủ sở hữu và nhà đầu tư không? Đây là tất cả những câu hỏi sẽ phải được đánh giá đi, đánh giá lại khi vai trò của bạn ngày càng cao hơn.
Học cách nhận biết và cân bằng những ưu tiên đầy tính biến động này, là chìa khóa để dẫn đầu bằng sự chính trực. Không có bất kỳ lối tắt nào cả, nhưng việc tích cực truy tìm các giá trị của bản thân và tìm kiếm - hoặc thúc đẩy - sự liên kết giữa ít nhất hai trong ba góc của tam giác chuẩn mực-đạo đức-vai trò sẽ cung cấp các công cụ cần thiết để đưa ra những quyết định khó khăn mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt. Dưới đây, tôi đưa ra năm bộ câu hỏi để tự hỏi bản thân, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, phát triển và làm rõ chuẩn mực, đạo đức và vai trò trách nhiệm của mình.
1. Làm rõ thế giới quan hiện tại của bạn.
Không phán xét, mà chỉ quan sát, hãy tự hỏi bản thân:
Tôi muốn được người khác nhìn nhận như thế nào trong vai trò là một nhà lãnh đạo? Tôi muốn đấu tranh cho điều gì?
Tôi nghĩ mục đích kinh doanh nói chung là gì? Nó có phải là để tối đa hóa giá trị của cổ đông và, bằng cách mở rộng, để hỗ trợ/cải thiện cho cộng đồng bằng cách tăng của cải tập thể? Có phải để hỗ trợ/cải thiện cho cộng đồng và thế giới không phụ thuộc vào việc tạo ra của cải? Hay kết hợp cả hai? Hay là một điều gì đó hoàn toàn khác?
Tôi nghĩ mục đích kinh doanh của chúng ta là gì? Nó có giống với quan điểm của tôi về kinh doanh nói chung, hay có sắc thái nào dựa trên quy mô, vị trí hoặc dịch vụ của chúng tôi?
Vai trò của tôi trong doanh nghiệp là gì? Các nghĩa vụ của tôi là gì và tôi phải giữ chúng cho ai?
Tôi sẵn sàng hy sinh điều gì để phục vụ mục tiêu mong muốn? Tôi không bao giờ sẵn sàng hy sinh điều gì?
Ví dụ: Giám đốc điều hành đang phải vật lộn với việc sa thải nhân viên trong thời kỳ suy thoái có thể nói rõ mong muốn của cô ấy là được trải nghiệm cả về mặt hiểu biết (về lý) và lòng trắc ẩn (về tình), niềm tin của cô ấy cho rằng, kinh doanh tồn tại để tạo ra sự giàu có cho cá nhân và cộng đồng, cô ấy quan điểm rằng mục đích kinh doanh cụ thể của cô ấy là nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người và cô ấy hiểu rằng việc thực hiện những mục tiêu này đòi hỏi công việc kinh doanh phải có lợi nhuận.
2. Chọn một quyết định quan trọng gần đây và đánh giá nó dựa trên những quan sát bạn vừa thực hiện.
Một lần nữa, không phán xét, chỉ quan sát, hãy tự hỏi bản thân:
Làm thế nào để quyết định này phù hợp với các chuẩn mực, luân lý đạo đức và vai trò trách nhiệm mà tôi đã xác định cho bản thân? Do đâu mà quyết định này bị sai lệch? Lý do cho sự lệch lạc là gì?
Nếu tôi phải đưa ra quyết định này một lần nữa và cố gắng sao cho phù hợp hoàn toàn với các chuẩn mực, luân lý đạo đức, và vai trò trách nhiệm của mình, tôi sẽ làm gì khác?
Có điều gì tôi cần điều chỉnh về hiểu biết của tôi về các khuôn khổ chuẩn mực và luân lý đạo đức của riêng tôi và / hoặc hiểu biết của tôi về vai trò trách nhiệm của tôi dựa trên những quan sát này không?
Ví dụ: Sau khi ấp ủ mong muốn được trải nghiệm cả về lòng trắc ẩn lẫn sự hiểu biết, CEO có thể nhận ra rằng đã có một số tình huống trong quá khứ mà cô ấy khẳng định đặc điểm này hơn đặc điểm kia. Sự phản ánh này có thể khiến cô ấy kết luận rằng cô ấy thực sự coi trọng một trong những đặc điểm đó hơn những đặc điểm khác, hoặc nó có thể khiến cô ấy kết luận rằng những hành động trong quá khứ của cô ấy không phù hợp với những chuẩn mực, luân lý đạo đức và vai trò trách nhiệm của cô ấy và những hành động trong tương lai nên liên quan chặt chẽ hơn với các giá trị này.
3. Tiếp theo, hãy xem xét một quyết định bạn sắp đưa ra.
Hãy xem xét những điều sau:
Nếu tôi muốn đưa ra quyết định này theo cách hoàn toàn phù hợp với khuôn khổ đạo đức cá nhân, khuôn khổ chuẩn mực xã hội và vai trò trách nhiệm của mình, tôi nên làm gì?
Nếu quá khó hoặc không thể đưa ra quyết định này theo cách phù hợp với tất cả những điều này, tôi sẵn sàng thỏa hiệp điều gì?
Ví dụ: Trong trường hợp quyết định sa thải, Giám đốc điều hành có thể thấy rằng kỳ vọng về vai trò của cô ấy phù hợp với bối cảnh chuẩn mực xã hội, nhưng cô ấy không thể dung hòa điều này với quy tắc đạo đức cá nhân của mình. Do đó, cô ấy chỉ còn lại vùng lựa chọn hẹp hơn: bỏ qua trách nhiệm vai trò của mình (lựa chọn mà cô ấy chỉ có thể thực hiện một lần, vì nó có khả năng dẫn đến việc cô ấy bị loại khỏi cương vị Giám đốc điều hành); hy sinh đạo đức cá nhân của mình (sa vào đạo đức giả mà ít ai có thể để bụng); cố gắng tác động đến các bên liên quan chính để thay đổi kỳ vọng của họ về vai trò của cô ấy cho phù hợp với đạo đức của cô ấy; hoặc điều chỉnh lại sự hiểu biết của bản thân về đạo đức của chính mình để phù hợp với vai trò trách nhiệm và các chuẩn mực chung.
4. Xây dựng kế hoạch để truyền tải quyết định của mình
Hãy xem xét những điều sau:
Có khó để truyền đạt quyết định này theo cách soi chiếu các khuôn khổ đạo đức và các chuẩn mực chung, đang làm nền tảng cho quyết định này không? Làm thế nào một người có quan điểm khác hoặc kinh nghiệm sống khác, có thể hiểu được quyết định khác với mục đích ban đầu?
Tôi có thể làm gì để tăng khả năng giải thích quyết định theo cách mà tôi đã dự kiến ban đầu?
Không có quyết định nào tồn tại trong chân không. Có điều gì gần đây tổ chức đã làm - hoặc chưa làm - có thể bị coi là mâu thuẫn với thông điệp tôi muốn gửi không? Làm cách nào tôi có thể thừa nhận và giải quyết mọi mâu thuẫn tiềm ẩn khi tôi thông báo quyết định này?
Ví dụ: Trong những tình huống này, sắc thái biểu cảm không có lợi cho bạn. Có nhiều cảm xúc lẫn lộn là điều tự nhiên, nhưng là một nhà lãnh đạo, bạn phải gửi một thông điệp rõ ràng và nhất quán. Trình bày rõ ràng những gì bạn ủng hộ và mọi người sẽ hiểu quyết định - ngay cả khi họ không thích điều đó. Ngay cả khi Giám đốc điều hành thực sự cảm thấy buồn bã, tức giận hoặc thất vọng trước viễn cảnh sa thải nhân viên của mình, cô ấy phải tránh tập trung vào việc phòng thủ cảm xúc của chính mình và thay vào đó, tập trung giao tiếp vào lý do đưa ra quyết định và việc quyết định này phù hợp với các hệ thống chuẩn mực, đạo đức và vai trò trách nhiệm mà cô luôn đảm nhiệm.
5. Tự ánh xạ bản thân thật nghiêm túc.
Đây là phần khó nhất. Bây giờ bạn đã hoàn thành bài tập, hãy tự hỏi:
Tôi có hoàn toàn trung thực với bản thân trong việc làm rõ các giá trị của mình không?
Tôi ưu tiên những giá trị nào? Tại sao? Và chi phí của ai?
Để dung hòa mọi mâu thuẫn, tôi có cần điều chỉnh cách trình bày rõ ràng về các chuẩn mực, đạo đức và vai trò trách nhiệm của mình để phù hợp với cách tôi thực sự hành động hay tôi cần điều chỉnh hành động của mình để đảm bảo rằng những gì tôi làm phù hợp với những gì tôi nói – những điều quan trọng với tôi ?
Quá trình này không dễ dàng. Trên thực tế, nghiên cứu đã chứng minh rằng những người có ý thức đạo đức yếu hơn, có xu hướng dễ dàng giải quyết những tình huống khó xử, thách thức cao này, điều này có có thể giải thích sự phổ biến của các nhà lãnh đạo có khuynh hướng rối loạn đa nhân cách ( hay còn gọi là Thái nhân cách là một trạng thái không bình thường của nhân cách biểu hiện chủ yếu bằng sự khó hoặc không thích ứng với các quy tắc đạo đức xã hội và pháp luật). Nhưng đó là lý do để chúng ta đầu tư vào việc hiểu và trau dồi các giá trị của bản thân, đảm bảo rằng bạn phụng sự bằng một động cơ tốt trong một đấu trường đầy rẫy những người chơi kém đạo đức.
Bạn càng khám phá khuôn khổ ra quyết định của riêng mình trong phần tóm tắt, bạn càng được trang bị tốt hơn để có thể giải quyết các khó khăn gặp phải trong công việc. Mỗi quyết định này sẽ giúp bạn định hình rõ hơn về đạo đức cơ bản, vai trò mà bạn đang đảm nhiệm và môi trường chuẩn mực mà bạn đang làm việc – thật đúng lúc để đưa ra lựa chọn khó khăn tiếp theo.
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6
Nguyễn Thúy Duy
Nguyễn Thúy Hằng
Hoàng Tuấn Nam
Thái Phước Nguyền
Phạm Xuân Thành