Khi thời điểm cuối năm cận kề, rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang bận rộn chắt lọc công ty của mình thành những con số thuần túy, xác định ngân sách còn lại của công ty, so sánh lợi nhuận của năm nay so với cùng kỳ năm ngoái và cố gắng xây dựng những dự đoán doanh thu chính xác cho năm sau. Mặc dù những công việc này đều mang những ý nghĩa nhất định, nhưng nó cũng sẽ khiến nhà lãnh đạo bị cuốn vào những bảng tính và mất đi cái nhìn toàn cảnh với những ý nghĩa quan trọng hơn. Khi bạn đang trải qua những xáo trộn bắt buộc của kỳ cuối năm, hãy dành một ít thời gian để kết nối lại với mục tiêu to lớn hơn của bạn. Vì sao bạn lại làm những điều mà bạn đang làm?
Đây không phải là một điều gì quá bất ngờ, nhưng quả thật chúng ta sẽ cảm thấy có động lực hơn khi ta làm những công việc có ý nghĩa. Một khảo sát với quy mô 12,000 nhân viên thực hiện bởi Energy Project đã tìm ra rằng 50% những người trả lời cảm thấy công việc của họ thiếu đi rất nhiều ý nghĩa. Những con số này mang lại hậu quả nhất định, bởi những người thấy hạnh phúc trong công việc của họ sẽ hài lòng nhiều hơn 1.7 lần và gắn kết với công việc của họ hơn 1.4 lần. Sự tìm kiếm ý nghĩa này không chỉ giới hạn đối với người lao động.
Tôi thường phải làm việc với những quản lý cao cấp trong công tác tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi “tại sao” của họ, và đó cũng là điều mà tôi thường xuyên xem xét lại trong công việc của chính bản thân mình. Nếu như bạn cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm ý nghĩa công việc của mình, hãy thử góp nhặt lời khuyên từ những chuyên gia đã có một ý thức mạnh mẽ về mục tiêu của họ. Và đây là 5 điều có thể sẽ giúp bạn khởi đầu:
1. Tìm kiếm một mục tiêu mà người khác có thể cảm thấy có liên quan.
Khi người khác có thể cảm thấy liên quan đến mục tiêu của bạn, bạn sẽ dễ dàng thu hút những người có chung tư tưởng, họ là những người sẵn lòng giúp đỡ và thúc đẩy nỗ lực của bạn. Đó cũng chính là điều mà Lori Samuel của OneOddBird đã nhận ra sau khi quyết định rằng những phụ kiện đầy màu sắc rực rỡ của công ty cô giúp hỗ trợ những người mắc chứng tự kỉ.
Samuels đã được truyền động lực để quyên góp cho Liên minh nghiên cứu hội chứng tự kỷ của UCLA khi cô nhận ra rằng có rất nhiều người biết đến những người bị ảnh hưởng bởi tự kỷ: “Với số thời gian chúng tôi đã bỏ ra, sự sáng tạo và những nỗ lực mà chúng tôi dành cho từng sản phẩm để được sự chấp nhận của khách hàng là điều không thể tin được. Tuy nhiên, khi chúng tôi được nghe từ những khách hàng đã kết nối với cộng đồng những người tự kỷ, công việc của chúng tôi đạt đến một tầng cao mới về ý nghĩa.” Khi tập trung vào một lý tưởng to lớn hơn, hãy xác định mục tiêu mà nhiều người sẽ quan tâm đến. Tìm kiếm những người đồng chí hướng với bạn sẽ giúp bạn cảm thấy được kết nối với những điều còn lớn lao hơn cả chính bản thân mình.
2. Tìm kiếm mục đích của sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp
Nếu bạn đang không có cảm giác về một ý thức mạnh mẽ về mục đích, hãy nhìn vào chính dịch vụ mà bạn đang cung cấp cho khách hàng để xem liệu nó có thể giúp bạn tìm thấy ý nghĩa không. Rất nhiều doanh nhân bước vào kinh doanh bởi họ có động lực để đáp ứng một nhu cầu sẵn có.
Đối với Tony Armstrong, chủ của Midwest Professional Karate, “Không có gì mãn nguyện hơn là nhìn thấy một học sinh đang gặp khó khăn cuối cùng cũng có một bước đột phá và cảm thây sự tự hào, sự thỏa mãn khi vượt qua được khó khăn.” Sự phát triển của những học sinh đã giúp Amstrong gắn bó với công việc của mình trong hơn 23 năm. Võ thuật có thể rất thử thách, nhưng đó cũng là một sự rèn luyện cho ta có được tính kiên trì. Đối chiếu dịch vụ mà bạn cung cấp hoặc vấn đề mà sản phẩm của bạn giải quyết được và tạo ra ý thức về mục đích của bạn từ đó. Và theo một lẽ tự nhiên, lan truyền nguồn cảm hứng và đam mê đó đến nhân viên của bạn
3. Tìm đúng con đường để tạo dựng một sự ảnh hưởng thiết thực
Nếu như bạn đang khó khăn trong việc tìm kiếm mục đích trong điều mà công ty của bạn đang cung cấp đến khách hàng, thì có rất nhiều cách để tạo ra những ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng sẽ khiến bạn có được ý thức về mục đích mà bạn đang tìm kiếm. Ví dụ, một số lượng lớn những tổ chức từ thiện gặt hái được nhiều lợi ích từ sự quyên góp về cả thời gian lẫn tiền bạc.
Nếu bạn có đủ một trong hai, bạn có thể tạo ra được một sự khác biệt lớn lao. Đơn cử như Jake Kloberdanz, nhà sáng lập và giám đốc điều hành của ONEHOPE WINE, người đã xây dựng nền tảng của hoạt động kinh doanh là sự quyên góp cho các tổ chức từ thiện. Kể từ khi thành lập, công ty của ông đã quyên góp gần 4 triệu USD cho các tổ chức phi lợi nhuận. Theo như Kloberdanz, “Đó là một dòng trên bảng cân đối mà nhiều nhà kinh doanh không có, và hiểu được những công việc đầy công sức của mình có thể khiến thay đổi cuộc sống của người khác như thế nào đã tạo động lực cho chúng tôi nhiều hơn bất kỳ điều gì khác.” Bất kể chúng tôi, bất kể bạn có thể cung cấp gì, hãy tìm đúng con đường để kết hợp mục tiêu cao cả vào sứ mệnh của bạn.
4. Sử dụng mục đích như một siêu cường lực để thúc đẩy động lực của bạn
Ý thức về mục đích có thể giúp bạn trải qua những công việc nhàm chán hoặc những ngày dài làm việc. Nếu bạn biết rằng những công việc của mình cuối cùng sẽ giúp đỡ được ai đó, bạn sẽ cảm thấy có nhiều động lực hơn để hoàn thành nó.
Hãy tập trung vào sự khác biệt mà công ty bạn tạo ra để giữ ngọn lửa nhiệt huyết của bạn luôn thắp sáng. Annette Mason, nhà sáng lập của Trilogy Design Works cho biết cô có động lực nhất khi cô cảm nhận được sự kết nối với một mục tiêu cao cả hơn. Cô giải thích rằng “Kết nối với động lực của mình là một điều vô cùng quan trọng, bởi nó khiến tôi cảm thấy thật đầy động lực và nhiệt huyết trong công việc của mình - Khi tôi kết nối được với mục đích của mình, mục đích này trở thành một nguồn siêu năng lực cung cấp nguồn năng lượng mà tôi từng nghĩ rằng mình không có.”
5. Chấp nhận rằng không phải ngày nào bạn cũng thấy đầy động lực
Hoàn cảnh thay đổi, và không phải lúc nào bạn cũng có thể dựa vào mục đích đã đưa bạn đi đến lúc này. May mắn thay, bạn có thể nhìn vào nguồn động lực tương tự và dùng nó để tạo động lực cho bản thân đi tiếp trên một hành trình ý nghĩa.
Bo Carrington, giám đốc điều hành của BCA Executive Consultants giải thích rằng bạn sẽ không cảm thấy đầy động lực mỗi ngày: “Tại một số thời điểm trong cả công việc tại tập đoàn và sự nghiệp kinh doanh của tôi, bàn chân tôi đã đạp lên sàn nhà mỗi sáng, và tôi đã không mong muốn gì hơn là được quay trở lại giường ngủ vì tôi cảm thấy mình không có gì để cho đi.” Carringtons nói rằng ông đã học cách suy nghiệm và tự nói với bản thân mình nhằm nhắc nhở mình về mục đích của bản thân. Kể cả khi bạn không thấy có động lực hôm nay, chỉ cần nhắc bản thân mình nhớ rằng điều này không đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ không có động lực vào ngày mai.
Có rất nhiều người gặp khó khăn trong những công việc mà họ không thích, làm những công việc mà họ thấy vô giá trị. Và ngay cả khi bạn nhận thấy rằng mình hài lòng với công việc, bạn vẫn sẽ có được những lợi ích nhất định khi suy nghĩ lại về mục đích của bản thân. Cuối cùng, cách bạn định nghĩa mục đích của mình hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng bạn sẽ thấy rằng việc tìm ra những mục đích của mình là một hành trình rất có giá trị và xứng đáng.
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5
Thân Tiến Toàn
Nguyễn Văn Hưng
Nguyễn Ngọc Thùy Trâm
Lộc Quỳnh Như
Phan Hoàng Ngân
Lê Quang Minh
Với sự hỗ trợ từ (các) Cộng tác viên:
Võ Tuấn Kiệt
Võ Nam Du
Phạm Kim Hoàng