BVBD18048-Too-Much-Tech-Harms-Reading-Retention-in-Young-Children-1-.jpg(Nguồn: Unsplash)

Đối với trẻ em ngày nay, các thiết bị công nghệ như iPad, điện thoại thông minh và máy đọc sách điện tử đang nhanh chóng thay những công cụ truyền thống dùng để học tập và giải trí. Với khả năng chứa vô số những hoạt động chỉ trong một thiết bị, các thiết bị công nghệ là một chuẩn mực mới và được sử dụng ngay từ lúc nhỏ. Nhiều người chỉ trích những tác động tiêu cực của công nghệ đối với việc đọc và học của trẻ, và mặc dù có vẻ như iPad và các thiết bị công nghệ khác được xem là rất thuận tiện để giúp trẻ nhỏ giải trí và thư giãn, điều này cũng đã được chứng minh rằng việc đọc bằng thiết bị công nghệ ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen đọc. Việc lạm dụng công nghệ có thể góp phần làm chậm phát triển cũng như làm giảm các tương tác và trải nghiệm cá nhân giúp kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ nhỏ. Do đó, nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ.

Sự ra đời của máy đọc sách điện tử, thiết bị cầm tay đọc được phiên bản điện tử của sách và các tài liệu khác, đã thay đổi cách đọc sách. Nhằm mục đích thuận tiện, nhiều cha mẹ lựa chọn cho con đọc sách điện tử hơn là sách giấy. Sách điện tử có thể được tải xuống và mở ra chỉ với một cú click chuột. Tuy nhiên, như Jabr (2014) chỉ ra, máy đọc sách điện tử có rất ít lợi ích cho trẻ nhỏ. Một nghiên cứu cho thấy khi đọc cho trẻ em từ ba đến năm tuổi một cuốn sách điện tử có hiệu ứng âm thanh, cha mẹ phải tạm dừng câu chuyện đang đọc nửa chừng để ngăn con cái nghịch với các nút bấm trên màn hình. Kiểu mất tập trung này dẫn đến tỷ lệ duy trì việc đọc trở nên thấp dần và khả năng tập trung của trẻ nhỏ thấp hơn khi chúng đang đọc. Mặt khác, “trẻ em theo dõi những câu chuyện trong sách giấy thì lại tốt hơn”. (Jabr 104).

Sống trong thời đại kỹ thuật số không có nghĩa là cha mẹ bắt buộc phải cho con cái tiếp xúc với công nghệ thường xuyên ngay từ khi sinh ra.

Trẻ nhỏ cần có khả năng đọc mà không bị phân tâm để có thể ghi nhớ được những kiến ​​thức mà chúng tiếp thu thông qua tài liệu mà chúng đọc được. Trong nghiên cứu được trích dẫn ở trên, tiếng chuông và còi của máy đọc sách điện tử là đủ để tác động đáng kể đến trải nghiệm đọc của bọn trẻ. Trẻ bắt đầu phát triển nền tảng của thói quen đọc sách trong các lứa tuổi từ sơ sinh đến năm tuổi, điều này có thể chứng minh rằng việc đọc hiện tại có tác dụng ức chế nghiêm trọng đến việc đọc thành công của trẻ sau này, bởi vì trẻ sẽ tập thói quen phân tâm khi đọc sách và một kết quả tệ hại hơn đó chính là khả năng đọc ghi nhớ bị kém đi.

Tình trạng phân tâm do máy đọc sách điện tử gây ra nhiều vấn đề hơn cả khả năng đọc ghi nhớ. Sự phân tâm từ tất cả các tiện ích và việc liên tục lướt qua văn bản các trình đọc điện tử, khiến người đọc khó sử dụng trí tưởng tượng của họ hơn là khi họ đọc một cuốn sách giấy. “Những người đọc sách điện tử không tái tạo được những trải nghiệm cảm xúc của việc đọc sách giấy”(Jabr 99),”cũng như là sự tưởng tượng nảy sinh trong lúc đọc... khi đọc chúng ta tạo dựng một hình ảnh tưởng tượng trong đầu mình hoạ cho đoạn văn”  (Jabr 99 -100).

 Trí tưởng tượng của trẻ rất quan trọng cho sự phát triển nhận thức của chúng và máy đọc sách điện tử có thể cản trở quá trình này bằng cách hạn chế cách đọc truyền thống cũng như sự kích thích trí não/ tinh thần mà việc đọc truyền thống có thể mang lại mà việc đọc mang lại. Đối với trẻ em, lợi ích của sách giấy vượt xa lợi ích của máy đọc sách điện tử. Với tất cả những tác động tiêu cực mà máy đọc sách điện tử có thể gây ra đối với trẻ em về mặt nhận thức, tốt nhất là hạn chế tối đa cho trẻ tiếp cận những thiết bị này hoặc nếu không thì ngăn chặn hoàn toàn cho đến khi chúng lớn hơn và bộ não của chúng được phát triển đầy đủ hơn.

Máy đọc sách điện tử không phải là thiết bị công nghệ duy nhất mà trẻ em cần phải hạn chế sử dụng. Trong thời đại kỹ thuật số, trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho công nghệ và trước nhiều loại màn hình khác nhau, cụ thể là tivi và máy tính. Trong Chương trình Young Children and Screen Time (Tivi, DVD, Máy tính), Padma Ravichandran và Brandel France de Bravo thảo luận về những tác động tiêu cực mà thời gian ngồi trước màn hình có thể gây ra đối với trẻ nhỏ. Thực tế là “Việc ngồi trước màn hình không chỉ liên quan đến vấn đề chậm nói và nghèo vốn từ của trẻ, mà các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi càng xem ti-vi nhiều, các em càng dễ trở nên thụ động và béo phì,... khó ngủ và hung hăng hơn”. (Ravichandran và de Bravo 2).

Tiếp xúc quá nhiều với màn hình đang dẫn đến một số lượng lớn các vấn đề về sức khỏe và phát triển, từ sự chậm phát triển ngôn ngữ đến sự căng thẳng về thể chất và cảm xúc. Những tác dụng phụ tiêu cực này, xảy ra trong những năm nền tảng đầu đời của trẻ, có thể tác động đến sức khoẻ suốt đời vì chúng tạo ra các kiểu mẫu và thói quen xấu không hề dễ loại bỏ.

Việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình tivi và máy tính cũng sẽ giới hạn thời gian chơi của trẻ, điều rất quan trọng đối với sự phát triển của chúng. Các bậc cha mẹ đang thay thế thời gian chơi của trẻ bằng thời gian trên màn hình, mặc dù điều đó đã được chứng minh rằng, việc chơi đùa mang đến cho trẻ cơ hội học nhiều loại hình học tập khác nhau - phát triển thể chất, xã hội, cảm xúc, trí tuệ và ngôn ngữ - trong những tình huống các em có thể hiểu được (Ravichandran và de Bravo 3). Không có những trải nghiệm này, trẻ em bỏ lỡ những kinh nghiệm vô giá về nhận thức, xã hội và thể chất.

Thời gian chơi, đặc biệt là trong những năm phát triển của trẻ, là lúc trẻ bắt đầu học cách tương tác với người khác cũng như ghi nhớ thông tin. Công nghệ lấy đi các khả năng đó từ những thời điểm quan trọng này, gây ảnh hưởng đến tận tuổi thiếu niên bởi vì những trải nghiệm này đặt nền tảng cho tính cách và hành vi của một người. Ngoài sự chậm phát triển, thời gian ngồi trước màn hình quá lâu có thể ảnh hưởng đến cách trẻ em xử lý các tình huống và cách chúng phản ứng với thế giới xung quanh theo cách tiêu cực, tạo ra các hành vi kiểu mẫu kém và phản ứng tiêu cực đối với các tình huống hàng ngày. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ dưới ba tuổi, có quá nhiều nguy cơ nếu ta cho chúng ngồi trước màn hình quá nhiều. Tiếp xúc công nghệ quá nhiều có thể góp phần vào sự chậm phát triển và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ em, đó là lý do tại sao việc này phải cực kỳ hạn chế.

Ngược lại với ý kiến rằng việc ngồi trước màn hình quá lâu có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thể chất và tinh thần, có ý tưởng cho rằng các bài tập thể chất có thể đánh bại những tác động này. Bài báo "Bất chấp các hoạt động thể chất, việc trẻ ngồi trước màn hình quá lâu có liên hệ đến những khó khăn tâm lý của trẻ" cho thấy đó không phải là cách giải quyết. Các tác giả nhận thấy rằng “những đứa trẻ dành hơn 2 giờ mỗi ngày để xem tivi hoặc sử dụng máy tính có nguy cơ cao về các khó khăn tâm lý” (Paige et al. E1101) dựa trên một nghiên cứu cho các em tự báo cáo về thời lượng xem truyền hình qua một bảng Câu hỏi ưu-khuyết điểm và sau đó phân tích kết quả liên quan đến hoạt động thể chất.

Các thống kê này cho thấy làm thế nào những tác động tiêu cực đến sức khoẻ khi ngồi trước màn hình là không thể đẩy lùi hay tiêu biến được bởi các bài vận động thể chất. Những tác động tâm lý tiêu cực mà việc ngồi trước màn hình có thể gây ra đối với sức khỏe trẻ nhỏ là rất thật và rất khó để phục hồi một khi đã phát sinh. Việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình có thể khiến trẻ gặp khó khăn tâm lý nghiêm trọng rất khó vượt qua, đó là lý do tại sao thời gian xem màn hình cần được hạn chế cho trẻ nhỏ.

Công nghệ và việc ngồi trước màn hình cũng nên được giới hạn bởi vì chúng có tác động tiêu cực đến tương tác giữa cha mẹ và con cái. Trong tác phẩm "Ngày xửa ngày xưa: Cuộc chuyện trò giữa cha mẹ-con cái và việc đọc sách truyện thời kỷ nguyên số", một nghiên cứu xem xét tác dụng của điện tử đối với việc đọc, “kết quả đã cho thấy rằng việc đọc, đối thoại của trẻ cùng cha mẹ cũng như khả năng hiểu câu chuyện của trẻ em đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự hiện diện của các thiết bị điện tử (Giáo xứ-Morris và cộng sự 200). Các thiết bị điện tử đã phá vỡ sự tương tác giữa cha mẹ và con cái vì cha mẹ phải tập trung nhiều hơn vào việc ngăn chặn con của họ “khỏi việc nghịch ngợm với các nút và mất dấu của câu chuyện đang đọc” (Jabr 104), thay vì chỉ những tương tác cá nhân với con cái họ khi đọc sẽ mang đến mối quan hệ gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

Đọc sách là một hoạt động giúp phát triển sự gắn kết giữa trẻ em và cha mẹ trong những năm nền tảng của trẻ. Mối liên hệ và tương tác của cha mẹ này có tác động rất lớn đến cách đứa trẻ tương tác với người khác và hình thành mối quan hệ trong suốt cuộc đời của trẻ. Công nghệ làm gián đoạn trải nghiệm này, có thể làm suy yếu mối liên kết giữa trẻ và cha mẹ. Vì khi công nghệ được sử dụng như một sự tiện lợi để đánh lạc hướng một đứa trẻ hoặc cho chúng chơi thứ gì đó, nó sẽ thay thế sự tương tác giữa cha mẹ và con cái. Nếu điều này xảy ra mà không có sự điều tiết, nó có thể đóng vai trò làm căng thẳng mối quan hệ cha mẹ và con cái và tác động tiêu cực đến các mối quan hệ mà một đứa trẻ hình thành trong suốt cuộc đời của chúng. Bởi vì công nghệ có thể tác động tiêu cực đến sự tương tác của trẻ con với cha mẹ trong những năm tháng nền tảng của trẻ, nên nó cần phải bị giới hạn hoặc hoàn toàn.

Công nghệ không chỉ tác động tiêu cực đến tương tác giữa cha mẹ và con cái. Thời đại kỹ thuật số đã thay đổi cách trẻ em tương tác với nhau. Tương tác xã hội hiện đang thay đổi khi tương tác cá nhân trải qua quá trình số hóa, “các thư điện tử (mail) và phòng trò chuyện trên mạng (chat room) đã thay đổi cách các bạn trẻ giao tiếp với nhau, và trò chơi điện tử và máy tính là nguồn trò chuyện và tương tác giữa nhiều trẻ em ngày nay” (Wartega và Jennings 36 ). Công nghệ đang thay đổi cách mọi người tương tác, với các tương tác cá nhân thông qua công nghệ so với trực diện.

 Mặc dù máy tính có thể “dẫn đến sự tương tác và hợp tác nhóm thay vì cách ly xã hội”, (Wartega và Jennings 36), chúng làm giảm các tương tác cá nhân trực diện, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cách trẻ phản ứng trong các tình huống xã hội bên ngoài khi không ở trong các nhóm trò chuyện hay tin nhắn điện tử. Trẻ không tiếp xúc với các tình huống đối mặt trực tiếp đủ nhiều để luyện kỹ năng giao tiếp bằng lời. Trẻ có thể trò chuyện với nhiều người qua việc gõ hay bấm bàn phím cũng tốt, nhưng biết cách trò chuyện qua Internet hoàn toàn khác với trò chuyện bằng lời nói. Thay vào đó, trẻ chỉ đơn giản là học cách tương tác với mọi người trực tuyến so với trực tiếp, điều này có thể tác động tiêu cực đến kỹ năng giao tiếp của .

Mặc dù các em vẫn đạt được một số kỹ năng giao tiếp từ những trải nghiệm kỹ thuật số này, trẻ đang bỏ lỡ việc học và thực hành cách giao thiệp với mọi người. Điều này có thể hạn chế nghiêm trọng sự phát triển tâm lý của các em và trong cuộc sống này khi các kỹ năng giao tiếp trở nên cần thiết trong giáo dục đại học và nơi làm việc. Hơn nữa, những hạn chế này có thể tác động tiêu cực đến các mối quan hệ cá nhân sau này nếu một đứa trẻ chưa bao giờ học cách tương tác có ý nghĩa với cá nhân mà chỉ trải qua các tương tác trực tuyến có ý nghĩa. Việc tiếp cận công nghệ cần được giới hạn ở trẻ em để các em có thể học cách tương tác có ý nghĩa với mọi người và giúp các em khỏi một số hạn chế khi tiếp xúc quá nhiều với công nghệ và sau đó phải đối diện với các tương tác xã hội thật sự.

Khi trẻ em tương tác chủ yếu trên web, chúng cũng mất đi các kỹ năng như đọc cảm xúc đi kèm với trải nghiệm tương tác cá nhân. Một nghiên cứu đã đưa thanh thiếu niên ra khỏi màn hình máy tính trong năm ngày và phân tích kết quả, “nhận thấy rằng những đứa trẻ rời xa màn hình trong năm ngày với nhiều cơ hội tương tác trực tiếp đã cải thiện đáng kể việc đọc cảm xúc khuôn mặt (DANVA 2), so với những người trong nhóm kiểm soát, những người đã tiếp xúc với phương tiện truyền thông thông thường trong khoảng thời gian năm ngày tương đương” (Uhls et al. 387). Việc xa các thiết bị chỉ trong năm ngày đã tạo ra những tác động đáng kể như vậy đối với sự tương tác cá nhân và nhận thức cảm xúc cho thấy sự tiêu cực mà các thiết bị có thể gây ra cho trẻ em. Tương tác cá nhân xảy ra hàng ngày và các kỹ năng và phản ứng thích hợp đối với các tình huống này là cần thiết khi trẻ lớn lên và gặp nhiều tương tác xã hội hơn ở trường cũng như tại nơi làm việc.

Khi trẻ còn nhỏ, nếu nhận thức cơ bản về người khác của trẻ bị ảnh hưởng do công nghệ, khi trẻ lớn lên và bước vào thế giới người lớn, các kỹ năng và nhận thức xã hội của chúng có thể bị ảnh hưởng quá mức sửa sai được, vì chúng đã tập thói quen không đúng và đọc các tín hiệu không đúng trong phần lớn cuộc sống của mình.Việc tiếp cận công nghệ của trẻ em cần được hạn chế để trẻ có thể trải nghiệm và thực hành đọc các tín hiệu cảm xúc trong các tình huống trực diện với sự tương tác cá nhân khi chúng còn nhỏ, từ đó phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết để khi chúng lớn hơn và gặp nhiều tình huống công nghệ và xã hội hơn, chúng sẽ biết cách phản ứng và phản ứng phù hợp và sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực khi tiếp cận công nghệ

Do đó, nếu trẻ đọc không đúng cảm xúc vì ngồi trước màn hình nhiều và kết quả là liên tục đọc người khác sai, chúng sẽ không thể phát triển các kỹ năng cần thiết để tương tác với mọi người hàng ngày khi chúng lớn hơn. Do đó, thời gian ngồi trước màn hình của chúng phải được giới hạn cho đến khi trẻ trải qua đủ tương tác cá nhân để phát triển các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân.

Khi thế giới ngày càng số hóa, công nghệ đang dần trở thành một phần độc nhất trong trải nghiệm trong trải nghiệm của con người. Mặc dù có thể trong một số trường hợp ta không thể tránh được việc này, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc tiếp xúc với nó không thể bị hạn chế. Sống trong thời đại kỹ thuật số không có nghĩa là cha mẹ bắt buộc phải cho con cái tiếp xúc với công nghệ ngay từ khi sinh ra. Tiếp xúc quá nhiều với công nghệ có thể ảnh hưởng xấu đến thói quen đọc sách và tác động tiêu cực đến sự phát triển và tương tác cá nhân trong những năm nền tảng của một đứa trẻ. Do đó, việc cho trẻ tiếp xúc với công nghệ cần bị hạn chế hoặc hoàn toàn.

Bài viết này được chọn lọc, biên dịch, thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Lê Nguyễn Trần Huỳnh
Nguyễn Hoàng Bảo Huy
Phạm Thị Quỳnh Mai
Huỳnh Diệp Mỹ Ngọc
Nguyễn Đình Quý
Trần Minh Dạ Thảo