Ý tưởng về phong cách học tập bắt đầu vào những năm 1970, nền văn học và ngành công nghiệp đang phát triển đặt ra vấn đề người học cần có cách học cụ thể, cá nhân hóa sao cho phù hợp nhất với bản thân họ. Bài viết này thảo luận về sự khác biệt giữa phong cách học tập và sở thích học tập cũng như tóm tắt chỉ số học tập Solomon-Felder.

NGHIÊN CỨU VỀ PHONG CÁCH HỌC TẬP

Có nhiều lý thuyết khác nhau về phong cách học tập, một trong số đó là lý thuyết phân loại người học theo trực quan, thính giác hoặc xúc giác, hoặc lý thuyết phác họa những cách tiếp cận nhận thức khác nhau mà mọi người sử dụng vào việc học của mình.

Tuy nhiên, hầu như không có bằng chứng nào chỉ ra rằng các cá nhân có phong cách học tập, cũng như khi được dạy theo kiểu “thích hợp tương úng” thì có kết quả học tập tốt hơn. Một nhóm các nhà tâm lý học đã xem xét các tài liệu và trong báo cáo của họ (Phong cách học tập: Các khái niệm và bằng chứng), họ nói rằng trong khi đã có những nghiên cứu được thực hiện về cách cá nhân có thể có sở thích học tập, hầu như không có nghiên cứu nào đưa ra thiết kế nghiên cứu chặt chẽ để chứng minh rằng mọi người có lợi nếu họ được dạy theo cách tương ứng với phong cách học tập của họ (Pashler, McDaniel, Roghrer, & Bjork, 2008).

Trong một nghiên cứu gần đây, “Phong cách học tập phù hợp với phương pháp giảng dạy: Ảnh hưởng về hiểu biết”, Rogowsky và các đồng nghiệp (2015) đã tiến hành một thực nghiệm của giả thuyết kiểm chứng sự tương ứng và thấy rằng cho dù phong cách dạy có phù hợp với phong cách học tập cũng không tạo sự khác biệt về sự lĩnh hội của sinh viên. Hơn nữa, một số chiến lược giảng dạy phù hợp cho tất cả những người học tùy thuộc vào môn học đang được dạy - ví dụ việc học cách pha loãng trong một lớp học hóa yêu cầu một phương pháp thực nghiệm, ngay cả khi bạn có sở thích học tập gián tiếp (tức là suy nghiệm về nó).

PHONG CÁCH HỌC TẬP

Phong cách học tập đề cập đến “các thế mạnh và sở thích đặc trưng theo cách mọi người tiếp nhận và xử lý thông tin”, (Felder, 1996). Mô hình phong cách học tập Soloman-Felder kết hợp hầu hết các phương pháp chính để hiểu sở thích học tập và được thiết kế để sử dụng với sinh viên cao đẳng và đại học để tự kiểm tra sở thích học tập của họ. Bốn thang đo của chỉ số phong cách học tập Soloman-Felder có hai sở thích trái ngược nhau. Mọi người sử dụng tất cả các phong cách học tập tại các thời điểm khác nhau, nhưng thường không có mức độ như nhau.

Trực tiếp/ gián tiếp: Bạn thích xử lý thông tin như thế nào?

Trực tiếp

Gián tiếp

Người học chủ động học bằng cách làm một cái gì đó với thông tin có được. Họ thích xử lý thông tin bằng cách nói về nó và thử nó.

Người học học bằng cách suy nghĩ về thông tin. Họ thích suy nghĩ thông suốt về mọi thứ và hiểu trước khi hành động.

 

Giác quan/ trực giác: Bạn thích tiếp thu thông tin như thế nào?

Giác quan

Trực giác

Người học thích tiếp nhận thông tin cụ thể và thiết thực. Họ được định hướng theo các chi tiết, sự kiện, số liệu và thích sử dụng các quy trình đã được chứng minh. Họ thực tế và thích các ứng dụng thực tiễn.

Người học thích tiếp nhận thông tin trừu tượng, nguyên bản và nghiêng về lý thuyết. Họ nhìn vào bức tranh lớn và cố gắng nắm bắt các mô hình tổng thể. Họ thích khám phá các khả năng, các mối quan hệ và làm việc với các ý tưởng.

    

Hình ảnh/ lời nói: Bạn thích thông tin được trình bày như thế nào?

Hình ảnh

Ngôn từ

Người học thích những dạng thể hiện trực quan của thông tin:  sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, hình ảnh.

Người học thích giải thích bằng ngôn từ, thông qua cả văn nói và văn viết.

 

Tuần tự / tổng thể: Bạn thích tổ chức thông tin như thế nào?

Tuần tự

Tổng thể

Người học thích tổ chức thông tin theo kiểu tuyến tính, có trật tự. Họ học theo các bước tuần tự hợp lý và sắp xếp thông tin một cách có tổ chức và hệ thống.

Người học thích tổ chức thông tin một cách toàn diện hơn và theo cách ngẫu nhiên mà không cần xem xét sự kết nối/mối quan hệ. Thông tin thường xuất hiện rải rác và vô tổ chức trong suy nghĩ của họ nhưng thường dẫn đến sản phẩm cuối cùng đầy sáng tạo và chính xác.

 

Tham khảo từ: Felder, R. (1996). Matters of Style. ASEE Prism, December, pp. 18-23. See also : Felder, R. & Soloman, B. (2002) Index of Learrning Styles Page. I

LÀM THẾ NÀO NGƯỜI HỌC CÓ THỂ TỰ GIÚP MÌNH?

Trực tiếp

  • Bù đắp cho việc thiếu thảo luận bằng cách lên lịch các cuộc họp thường xuyên với giảng viên tư vấn hoặc tìm kiếm các sinh viên quan tâm đến các chủ đề tương tự và tổ chức các nhóm thảo luận.

  • Khi phát triển việc học, hãy tìm cách sáng tạo để sử dụng tài liệu đã học.

  • Chia sẻ những gì đã học cho gia đình và bạn bè.

Gián tiếp

  • Lên lịch trình để chiêm nghiệm những gì đã học.

  • Đừng chỉ đọc - dừng lại đều đặn để xem lại tài liệu và nghĩ về các câu hỏi hoặc ứng dụng liên quan.

  • Viết tóm tắt ngắn cho các tài liệu đã đọc.

  • Sử dụng các bài tập viết suy nghiệm (như, viết tạp chí...).

Giác quan

  • Tạo kết nối với thế giới thực.

  • Tìm hiểu các ví dụ cụ thể cho các khái niệm và các quy trình.

  • Cùng tưởng tượng về các liên quan giữa  chúng và thế giới thực với giảng viên tư vấn của bạn, các sinh viên, gia đình hoặc bạn bè.

Trực giác

  • Tìm hiểu cách giải thích và lý thuyết để liên kết với các dữ kiện.

  • Cố gắng tìm các kết nối về lý thuyết của tài liệu đã học.

  • Thảo luận các lý thuyết và diễn giải với thành viên giảng viên tư vấn của bạn.

  • Cẩn thận không bỏ lỡ các chi tiết khi đánh giá công việc.

Hình ảnh

  • Tìm kiếm sơ đồ, đồ thị, bản phác thảo, lược đồ, ảnh, lưu đồ hoặc các cách thể hiện trực quan khác của tài liệu.

  • Tìm kiếm video, CD-ROM hoặc hoạt ảnh trên Internet của tài liệu.

  • Sắp xếp tài liệu thành bản đồ khái niệm (hoặc lưu đồ).

  • Dùng màu sắc cho các ghi chú của bạn.

Ngôn từ

  • Viết tóm tắt và dàn ý tài liệu đã học.

  • Chuyển đổi sơ đồ, đồ thị, v.v. thành mô tả bằng văn bản.

  • Gặp gỡ với tư vấn viên thường xuyên để thảo luận về tài liệu.

  • Tổ chức các nhóm thảo luận với các sinh viên khác.

  • Giải thích những gì đã học cho gia đình và bạn bè.

Tuần tự

  • Tìm hiểu tài liệu theo các bước.

  • Yêu cầu sự tư vấn của giảng viên cho bất kỳ bước nào bị bỏ qua khi giải thích thông tin

  • Dành thời gian để sắp xếp tài liệu theo thứ tự hợp lý.

  • Cố gắng tăng cường các kỹ năng tổng hợp bằng cách liên kết các chủ đề mới với tài liệu đã học.

Tổng thể

  • Tạo bức tranh lớn trước khi cố gắng làm chủ chi tiết.

  • Tìm kiếm các bài viết đánh giá chung, tóm lượt trước khi đọc các tài liệu nghiên cứu cá nhân.

  • Đọc lướt trước khi đọc tài liệu cẩn thận.

  • Thay vì dành một ít thời gian cho một chủ đề hàng ngày, hãy cố gắng giảm tần số thường xuyên và dành nhiều thời gian hơn để đắm mình vào một chủ đề.

Tìm sự kết nối đến tài liệu đã học.

Chú thích/Tài liệu tham khảo:

  • Felder, R. & Soloman, B. (2002). Learning Styles and Strategies.
  • Pashler, H., McDaniel, M., Rohrer, D., & Bjork, R. (2008). Learning styles: Concepts and evidence. Psychological Science in the Public Interest Report, 9(3). 
  • Rogowsky, B. A., Calhoun, B. M., Tallal, P. (2015). Matching learning style to instructional method: Effects on comprehension. Journal of Educational Psychology, 107(1), 64-78.

Nguồn bài viết gốc: https://uwaterloo.ca/centre-for-teaching-excellence/teaching-resources/teaching-tips/tips-students/self-knowledge/understanding-your-learning-style

Bài viết này được chọn lọc, biên dịch, thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Lê Nguyễn Trần Huỳnh
Nguyễn Hoàng Bảo Huy
Phạm Thị Quỳnh Mai
Huỳnh Diệp Mỹ Ngọc
Nguyễn Đình Quý
Trần Minh Dạ Thảo