Chúng ta đang chứng kiến một làn sóng công nghệ mới với tiềm năng to lớn, làm biến đổi xã hội một cách sâu sắc. Cùng với toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, thay đổi nhân khẩu học và nguy cơ đại dịch như Covid-19, sự đột phá về kỹ thuật số đang tạo ra những thay đổi sâu rộng trong nền kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế gần như là một đặc tính của các cuộc cách mạng công nghiệp tương đối gần đây trong lịch sử loài người. Sự thích ứng của xã hội đối với những thay đổi mang tính cấu trúc mà công nghệ mang lại nhìn chung rất chậm, điều này giúp quá trình thay đổi trở nên suôn sẻ hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh của cuộc cách mạng kỹ thuật số, đã có một số dấu hiệu cho thấy sự gián đoạn đột ngột ngày càng nhiều trong các doanh nghiệp, thị trường và xã hội, làm chậm thời gian đối phó với những thách thức mới. Sự thành công trong công tác ứng phó với những điều này, sẽ xác định năng lực của xã hội chúng ta trong việc cải thiện năng suất, tạo việc làm và phát triển một cách toàn diện.
Cuộc cách mạng kỹ thuật số không nhắm đến việc nâng cao sự lạc quan về khả năng của robot hoặc trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế chúng ta hoàn toàn trong công việc, trong khi chúng ta tận hưởng nhiều thời gian giải trí hơn và mức thu nhập cao hơn. Đồng thời, cuộc cách mạng kỹ thuật số cũng không nhắm đến việc nâng cao sự bi quan của những người nghĩ rằng có một lực lượng lao động công nghệ sẽ thất nghiệp hàng loạt và buộc phải mất kế sinh nhai vào tay robot. Không có quan điểm nào hướng đến những điều lý tưởng, tốt đẹp quá mức hoặc xấu xa, tồi tệ tận cùng. Như trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, không có gì là không thể thay đổi hoặc có thể xác định trước về những tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Một số xã hội sẽ thành công bởi vì họ có thể tận dụng tối đa các cơ hội được tạo ra bởi sự thay đổi về mặt phúc lợi xã hội. Ở một khía cạnh khác, những quốc gia không quản lý tốt quá trình này có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và bất bình đẳng, với năng suất làm việc kém hiệu quả hoặc trì trệ. Các chính sách công được thiết kế tốt trong bốn lĩnh vực chính, sẽ là thứ bắt buộc nhằm tăng cường tác động tích cực từ việc thay đổi công nghệ:
Giáo dục và các kỹ năng về công nghệ số: Các ngành nghề mới ngày càng đòi hỏi cao về khả năng phân tích, lý luận, tư duy phản biện, khả năng sáng tạo, tính độc đáo và chủ động, khả năng lãnh đạo bản thân, tầm ảnh hưởng xã hội và trí thông minh cảm xúc. Làm chủ ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và kỹ năng chuyên môn, cùng với khả năng quản lý và điều phối các nhóm và dự án, cũng rất quan trọng. Điều cần thiết là phải liên tục học tập và phát triển các kỹ năng, đồng thời các chính sách công phải đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo nhằm đáp ứng được những nhu cầu mới này và cung cấp cho các công ty và người lao động cơ hội đào tạo liên tục và có thêm các kỹ năng mới trong quá trình làm việc và theo đuổi con đường nghề nghiệp của họ.
Các chính sách cho một thị trường lao động mới. Điều cần thiết là loại bỏ các rào cản để tạo việc làm, đầu tư, đổi mới và tăng trưởng; tăng tính chắc chắn của pháp luật trong quan hệ lao động; cân bằng giữa tính linh hoạt của thị trường lao động và đảm bảo việc làm cho người lao động trong nền kinh tế hợp đồng; để tạo điều kiện tài chính cho các công ty khởi nghiệp; và đơn giản hóa và cải tiến các quy định lao động để đạt hiệu quả hơn.
Cạnh tranh và các quy định trên thị trường hàng hóa và dịch vụ. Cùng với việc thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số, các chính sách công phải ngăn chặn các công ty mới hoặc các lĩnh vực mới chiếm được ưu thế thị trường quá cao, hạn chế cạnh tranh và đổi mới có ảnh hưởng tiêu cực cũng như gây hại đến phúc lợi xã hội. Các chính sách cạnh tranh phải được định hình lại, nhằm giám sát chặt chẽ các điều kiện thị trường đang thay đổi và đảm bảo cạnh tranh hiệu quả giữa các doanh nghiệp. Các biện pháp có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu này bao gồm: phổ biến rộng rãi các công nghệ hiện đại, tiên tiến và bằng sáng chế để tạo điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới, cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong dữ liệu lớn (big data), siêu máy tính và điện toán đám mây; chia sẻ dữ liệu khi được chủ sở hữu dữ liệu cho phép.
Cơ hội bình đẳng và phân phối lại. Nhà nước và các thiết chế phúc lợi cần phải hoạt động thực sự hiệu quả, đó là điều cần thiết để đảm bảo cơ hội bình đẳng trước nhất, sau đó cung cấp mạng lưới an toàn cho các cá nhân đang đối mặt với các tình huống bất lợi, không mong muốn. Các xã hội đã và đang hoạt động tốt hơn về cơ hội bình đẳng và sau khi việc tái phân phối lại có một khởi đầu thuận lợi khi phải đối mặt với những thách thức của sự bất bình đẳng trong cuộc cách mạng kỹ thuật số.
Nếu biết cách sử dụng thông minh và hiệu quả, các công nghệ mới có thể được sử dụng để phục vụ các chính sách này trong việc xác định nhu cầu mới, thiết kế giải pháp, triển khai các giải pháp nhanh chóng và hiệu quả, hợp lý hóa quy trình, giảm thiểu chi phí và cải thiện dịch vụ, đánh giá kết quả hoặc lựa chọn người thụ hưởng.
Có nhiều lý do để lạc quan về tương lai, nhưng chỉ khi xã hội của chúng ta có thể quản lý tốt những thay đổi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cung cấp các chính sách phúc lợi phù hợp với các nhu cầu mới của cá nhân lẫn tập thể. Rất có thể, có một số quốc gia sẽ làm điều này tốt hơn và đạt nhiều thành công hơn những quốc gia khác. Tác động xã hội của công nghệ mới sẽ phụ thuộc vào cách quản lý những thách thức mới như thế nào. Trong quá trình thay đổi này, không có sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả: các xã hội có thể thiết kế một chính sách tốt, thì sẽ tận dụng tối đa các công nghệ mới nhằm gia tăng phúc lợi xã hội, đồng thời thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng và công bằng giữa các thế hệ lớn hơn.
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6
Nguyễn Thúy Duy
Nguyễn Thúy Hằng
Hoàng Tuấn Nam
Thái Phước Nguyền
Phạm Xuân Thành