Tên gốc: The Dark Side Of Authentic Leadership
 

Trái với suy nghĩ của nhiều người, những nhà lãnh đạo hiệu quả hiếm khi được xem là đích thực (authentic) và những nhà lãnh đạo đích thực có thể không hiệu quả một cách tàn bạo. Mặc dù chúng ta ghét phải thừa nhận nó, nhưng khả năng giả vờ là một trong những yếu tố quan trọng của tiềm năng lãnh đạo.

 

Có khá ít huyền thoại mà có sức lan tỏa lớn giống như quan điểm cho rằng các nhà lãnh đạo phải “đích thực”. Thật vậy, các tài liệu self-help và các nhà huấn luyện viên nổi tiếng thì luôn tràn ngập các đề xuất như “hãy cứ là chính mình”, “đừng lo lắng về những gì mọi người nghĩ về bạn” và “nếu bạn nghĩ rằng bạn tuyệt vời thì bạn đúng là như vậy”. Mặc dù những lời khuyên bùi tai như vậy rõ ràng chỉ là sự an ủi (chẳng phải sẽ rất tuyệt nếu những người xung quanh chỉ tôn vinh phiên bản tự phát, không được sàng lọc và bốc đồng nhất của bản thân bạn, và chúng ta không có áp lực nào để “cư xử” cho phải phép, ngay cả trong những tình huống công việc quan trọng?) nó hoàn toàn trái ngược với thực tế nghiêm túc và tẻ nhạt mà cụ thể là “việc giả vờ” là một thành phần quan trọng trong tài năng lãnh đạo. Trên thực tế, nếu bạn không thể (hoặc không muốn) điều chỉnh hành vi của mình để đáp ứng kỳ vọng của xã hội, tuân thủ các nghi thức thống trị, để tâm đến quan điểm của người khác và cố gắng quản lý các cơ hội gây ấn tượng để thể hiện bản thân theo cách bạn mong muốn thay vì theo cái cách không bị áp buộc, bị cấm cản hoặc nguyên mẫu, thì bạn sẽ không chỉ không trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả mà còn không thể trở thành một nhà lãnh đạo ngay từ những giây phút đầu tiên.

 

Nhìn lướt qua tình hình hiện tại của giới lãnh đạo cũng sẽ khiến bất kỳ ai thấy rõ rằng tính đích thực phải trả một cái giá đắt, cái giá này không chỉ được trả bởi các nhà lãnh đạo mà còn, và đặc biệt bởi những người theo dõi họ. Hầu hết các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế mà các nhà lãnh đạo gây ra đều là kết quả trực tiếp của việc họ không muốn hoặc không có khả năng kìm hãm con người thật của mình, thường là do họ cảm thấy bản thân quá quyền lực, có khả năng miễn nhiễm hoặc có quyền được người khác giải quyết những hậu quả của việc hành động mà không cân nhắc quá nhiều đến những gì người khác cần, và sự để tâm quá mức đến lợi ích vị kỷ của bản thân.

 

Tất cả chúng ta đều biết đến “tham nhũng quyền lực” (power corrupts) nhưng chúng ta hiếm khi dành thời gian cố gắng tìm hiểu các cơ chế tâm lý cụ thể làm nền tảng cho quá trình này, và chúng chủ yếu có liên quan đến việc làm giảm động lực của các nhà lãnh đạo trong việc tiếp tục gặt hái danh tiếng tích cực, để duy trì tập trung vào việc “giả vờ” như khi quyền lực của họ còn yếu và họ còn đầy động lực để tiến lên đỉnh cao. Lấy ví dụ là các chính trị gia hoặc nguyên thủ quốc gia, điều này đã giải thích tại sao ngay cả những nhà độc tài cũng có thể bắt đầu như những nhà lãnh đạo tương đối nhân từ trước khi trở nên tồi tệ như những tác nhân độc hại, và tại sao những nhà lãnh đạo có uy tín lại sa sút khi họ ngừng kiểm soát xu hướng tự ái và không còn quan tâm đến những gì người khác nghĩ về họ nữa, trừ trường hợp họ thần tượng chính mình. Các vấn đề chính về lãnh đạo trên thế giới không xảy ra bởi vì họ đang phải “giả vờ”, mà bởi vì họ quyết định ngừng giả vờ và đột nhiên cảm thấy rằng họ có quyền được là chính mình.

 

Để chắc chắn, một số người có thể thích bạn vì bản chất con người thực sự bên trong của bạn, tất nhiên điều này đòi hỏi họ phải có rất nhiều sự thông hiểu về bản thân bạn và đã dành rất nhiều thời gian với bạn - cho dù họ là gia đình của bạn, bạn bè, vợ / chồng hoặc nhà trị liệu tâm lý. Các tài liệu khoa học cho thấy rất rõ ràng rằng, trong hầu hết các trường hợp, họ thậm chí sẽ hiểu bạn hơn cả bạn nữa, điều này không khó hiểu bởi vì nói chung thì con người là những kẻ hay tự lừa dối bản thân và ảo tưởng. Chúng ta không tự nhận thức bản thân mình tốt cho lắm mà lại hay quan tâm nhiều đến việc bóp méo thực tế và tự nâng cao bản thân hơn là tự nhận thức một cách chính xác. Đây không phải là một vấn đề tầm thường bởi vì khi mà chúng ta yêu cầu mọi người phải “đích thực” thì chúng ta cần hiểu rằng con người đích thực của họ, theo nghĩa tự nhìn nhận chân chính, có thể không chính xác và trung thực ngay từ đầu. Ví dụ: khi bạn hỏi mọi người xem họ có hài hước, sáng tạo, độc đáo, tốt tính hay dễ gần hay không, khoảng 80-90% mọi người sẽ trả lời mặc dù điều đó là không thể về mặt thống kê. Và họ không nói dối bạn, họ đang lừa dối chính họ. Đồng thời, mong muốn được biện minh cho những quan điểm tích cực về bản thân sẽ dẫn đến việc thường xuyên diễn giải thực tế theo chiều hướng có lợi cho bản thân, không thể chấp nhận đổ lỗi và chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình và xu hướng hạ thấp người khác hoặc coi “người khác” là nhàm chán, thiếu sáng tạo, sai lầm, xấu xa, hoặc ngu ngốc, v.v. Nếu đó là con người thật của chúng ta, thì thế giới sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể che giấu nó, không chỉ với người khác mà còn với chính chúng ta.

 

Không ai muốn dõi theo một nhà lãnh đạo giả tạo, nhưng điều này không liên quan gì đến việc liệu các nhà lãnh đạo có đang là chính họ không, hay thậm chí trung thực với chính họ, trong các quyết định và hành vi của họ hay không. Các nhà lãnh đạo được hưởng lợi rất nhiều từ việc được người khác coi là đích thực, nhưng điều đó đòi hỏi việc thực hành, sự chú ý và tập trung rất nhiều: nó đòi hỏi sự nhất quán trong hành động và lời nói của một người và duy trì tính cách chuyên nghiệp của bạn trong mọi bối cảnh - giữ kín bí mật cá nhân của bạn. Điều quan trọng là, nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải đối mặt với sự thật cơ bản rằng, phiên bản đích thực và chưa được sàng lọc của họ là một người mà có lẽ đã có từ 4 hoặc 5 người khác cần học cách để yêu thương, hoặc ít nhất là để bao dung. Những người khác, đặc biệt là những người làm việc cho họ hoặc phụ thuộc vào họ, đều mong đợi họ thể hiện phiên bản tốt nhất của họ và hành động theo cách thông minh, có kiểm soát và hiệu quả (thay vì đích thực).

 

Khi nói đến vai trò lãnh đạo, chúng ta có cơ hội lớn để cải thiện và làm cho tình hình hoạt động tốt hơn, không phải cho các nhà lãnh đạo mà cho tất cả những người khác. Cơ hội ở đây là việc phân biệt giữa phong thái và bản chất, cũng như giữa việc điều gì thì tốt cho người lãnh đạo và điều gì thì tốt cho những người khác. Như đã nói từ trước, vấn đề ở đây khá trực quan: tính xác thực, cũng giống như sự tự tin và lôi cuốn, là về phong thái chứ không phải về bản chất. Chúng ta không nên quan tâm nhiều đến việc liệu các nhà lãnh đạo “từ sâu thẳm” có thực sự hiểu những gì họ nói và làm hay không, miễn là những gì họ làm là tốt cho chúng ta. Điều này cũng áp dụng cho vấn đề là liệu các nhà lãnh đạo có trung thực với các giá trị của chính họ hay không: điều này có thể tốt hoặc xấu, tùy thuộc vào những giá trị đó là gì. Ví dụ, chúng ta sẽ có cuộc sống tốt hơn nếu Mao, Stalin và Hitler không sống đúng với giá trị của họ. Ở một mức độ thấp hơn, điều này áp dụng cho bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác, kể cả các nhà lãnh đạo công ty: nếu giá trị hoặc nhận định của họ là sai, thì tất cả những gì chúng ta có thể hy vọng là họ không phải là chính họ và thay vào đó họ học cách làm theo hướng dẫn và quyết định của người khác.


Về phần sau, chúng ta có một sự lựa chọn rõ ràng: hoặc tiếp tục coi lãnh đạo là một đặc quyền cá nhân, một dấu hiệu của địa vị và quyền lực, và ngưỡng mộ những người đứng đầu bất kể họ làm gì cho người khác, trong trường hợp đó, tính đích thực có thể được coi là “kỹ năng bổ sung” hoặc chiều hướng của tài năng - như thể rằng họ đạt được điều đó chỉ bằng cách là chính họ! Hoặc bắt đầu tập trung vào ý nghĩa của việc có một số người phụ trách những người khác, kiểm soát các nguồn lực và chịu trách nhiệm về phúc lợi và sức khỏe của người khác. Tôi thấy rõ ràng rằng giữa một nhà lãnh đạo đích thực nhưng không đủ năng lực, và một người đã làm việc chăm chỉ chống lại bản chất của mình để hành động một cách có thẩm quyền và có tác động có lợi cho người khác, thì việc đưa ra sự lựa chọn không quá khó.
Bài viết này được chọn lọc, chuyển ngữ, và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6

Đặng Xuân Hải
Mai Thị Như Thảo
Hồ Đông Thụ
Lê Trung Thu
Nguyễn Hữu Ý