Nguồn ảnh: Internet
TS.Trần Văn Kham,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội
Email: [email protected]
Tóm tắt
Công tác xã hội ở Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh cả về số lượng các trường đào tạo, số lượng sinh viên tham gia học tập, các định hướng và mô hình thực hành, cũng như có sự đầu tư mạnh mẽ của nhà nước, và mối quan tâm của xã hội. Trong quá trình chuyên nghiệp hóa hoạt động công tác xã hội ở Việt Nam ở cả khía cạnh đào tạo và thực hành, việc lựa chọn, thích ứng và xây dựng các mô hình lý luận và thực hành công tác xã hội phù hợp luôn được đặt ra và được tập trung bàn luận. Bài viết này hướng đến nhận diện lịch sử phát triển các mô hình lý luận, thực hành công tác xã hội ở nhiều quốc gia trên thế giới từ đầu thế kỷ 20 qua 7 mốc thời gian quan trọng, cũng như qua sự thay đổi và cập nhật về cách hiểu công tác xã hội từ sau Hội nghị toàn cầu về Công tác xã hội và Phát triển xã hội năm 2012, qua đó hướng đến đề xuất và chỉ ra những hàm ý cho phát triển công tác xã hội ở Việt Nam trong những năm tiếp theo, đặc biệt giai đoạn từ nay đến 2020.
Từ khóa: Lý thuyết công tác xã hội, Mô hình thực hành, Công tác xã hội, Việt Nam
Social Work Theories and Models: Overview History and Implications for Social Work Development in Vietnam
Tran Van Kham,
PhD VNU-University of Social Sciences and Humanities, Hanoi
Email: [email protected]
Abstract: Social work in Vietnam is on the increasing developmental process, in terms of the number of training and practicing institutions, the increased ratio of students attending universities, the development of action plan and practical models, as well as the significant supports by the State and prominent consideration by society. On such development and professionalisation of Vietnamese social work, in aspects of training and practicing, there are debates and questions on how to select, adapt and construct the theoretical and practical social work models which are compatible to Vietnamese contexts. This paper aims at identifying the history of the transformation of social work theories and social work practice models since early the 20th century in 7 critical milestones, and basing on the new global concept on social work since the joint-world conference on social work and social development in 2012, than it focuses on the suggestions and implications for social work development in Vietnam in the following years, especially to the benchmark of 2020.
Keywords: Social work theories, Social Work Practice models, Social Work, Vietnam.
2 1. Giới thiệu
Hệ thống tri thức chuyên nghiệp của nhân viên xã hội được hình thành theo sự biến động mạnh mẽ giữa sự hình thành phát triển các cơ sở công tác xã hội, các vấn đề xã hội và truyền thống phát triển của lĩnh vực chuyên môn này (ở cả khía cạnh đào tạo, nghiên cứu và thực hành). Công tác xã hội được xem như một lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy cũng như một lĩnh vực thực hành đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mục đích của công tác xã hội là giúp cải thiện điều kiện sống của thân chủ và thúc đẩy những nỗ lực tự thân của thân chủ. Công tác xã hội được thực hiện ở điểm giao thoa giữa cá nhân và xã hội, đó là công việc này mang tính hệ thống, dựa trên giá trị và có định hướng về mặt tổng thể, và được biểu hiện qua tương tác trực tiếp giữa cá nhân với cá nhân, nhóm, bối cảnh sống, cũng như hệ thống các dịch vụ và chính sách xã hội.
Trải qua thời gian, các luận điểm lý luận của tâm lý học, triết học và xã hội học đã được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực này và được thích ứng phù hợp với công tác xã hội. Những lý thuyết này thể hiện được các quan điểm về các quan niệm khác nhau giúp người làm công tác xã hội hiểu và hành động đúng với các vấn đề liên quan đến thân chủ, hoạt động chuyên môn. Mặc dù vậy, trong những nghiên cứu về công tác xã hội trong thời gian gần đâu, không có nhiều mối quan tâm đến những khía cạnh nhận diện về hệ thống lý thuyết trong công tác xã hội được hình thành, ứng dụng và áp dụng trong thực tiễn công tác xã hội ra sao. Trong bài viết này, tôi muốn nhấn mạnh đến nguồn gốc của các quan điểm chính trong lý thuyết công tác xã hội. Hơn nữa, bài viết cũng chỉ ra các xu hướng phát triển lý thuyết công tác xã hội, các mô hình cho thực hành công tác xã hội hiện được được hiểu và áp dụng trong lĩnh vực chuyên môn này ở nhiều bối cảnh khác nhau, cũng như mở ra những hàm ý cho phát triển công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Qua việc sử dụng một lý thuyết, nhân viên xã hội, nhà nghiên cứu có thể giải thích hoặc đề cập các mối gắn kết và hình thành các mối gắn kết thành một mô hình, mà có thể được sử dụng nhằm lý giải được các tình huống cụ thể hơn của một tình huống được đề cập/bao quát bởi lý thuyết đó (Elster 1981). Đây là mối quan hệ biện chứng giữa lý thuyết và mô hình trong công tác xã hội. Các mô hình được xem là điều (khuôn mẫu) cần thiết để lý giải các vấn đề chính xác hơn, còn lý thuyết lại cái cần có để dẫn dắt hướng đến các mô hình trong công tác xã hội. Một mô hình cần giản lược, đơn giản, có cấu trúc và dễ sử dụng. Mô hình vận hành giữa các khía cạnh lý thuyết và thực hành trong công tác xã hội. Các tài liệu và giáo trình về lý thuyết trong công tác xã hội hiện nay đề hướng đến giúp người đọc, người học hiểu về các vấn đề và bối cảnh của các vấn đề liên quan đến thân chủ, xã hội, để qua đó hướng đến có những đề xuất dựa trên hành động nhằm thực hiện các hoạt động trợ giúp và can thiệp.
Hiện nay, một số lý thuyết được coi là nền tảng cho công tác xã hội, bao phủ các khía cạnh khác nhau của công tác xã hội như: Tâm động học (động năng tâm lý), tương tác, học hỏi, xung đột và hệ thống. Các lý thuyết này có nguồn gốc từ tâm lý học, xã hội học, triết học, luật học... Qua việc nhận diện các lý thuyết như vậy, sẽ hiểu được mối quan hệ giữa các mô hình nhận thức và các mô hình hành động liên quan đến thân chủ, vì có thể nhận thấy không thể tạo dựng các hành động mà không có được khả năng hiểu về vấn đề. Đồng thời, thật khó trao đổi các vấn đề liên quan đến hiểu vấn đề và lý thuyết trong công tác xã hội mà lại không liên kết với các mô hình thực hành và hành động trong thực tiễn của công tác xã hội. Cách nhận 3 diện này phù hợp với mô hình KAP (knowledge-attitude-practice/tri thức-thái độ-hành động thực tiễn) hiện nay để nhận diện những vấn đề chung trong công tác xã hội, làm nền tảng có được các mô hình can thiệp trợ giúp cụ thể.
Phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp đem lại nhiều kết quả, lợi ích cho nhân viên xã hội để nhận thức được tốt hơn các mô hình mà họ sử dụng và dùng chúng để nhận diện các vấn đề liên quan đến thân chủ và các hình thức can thiệp đối với họ. Điều này có thể hướng đến một cách hiểu được nhận diện khá phổ biến trong các khía cạnh can thiệp: có được sự phản thân, thể hiện, biểu hiện ra trong công tác xã hội của cả thân chủ và nhân viên xã hội. Với tư cách là một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp, cá nhân đó cần sử dụng được các lý thuyết và mô hình để đặt ra các hoạt động thực hành công tác xã hội cũng như nhận diện được các vấn đề liên quan. Nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng các lý thuyết, mô hình như vậy như là những công cụ để biểu hiện được các mô hình thực hành, và càng nhận thức hơn về những giới hạn, hạn chế trong các mô hình đang sử dụng. Điều này cũng giúp cho các cá nhân phát triển chuyên môn và góp phần tạo nên các mô hình công tác xã hội hiệu quả. Trong lịch sử phát triển công tác xã hội trên bình diện chung, công tác xã hội được nhìn nhận với những đặc trưng khác nhau, đó là: hoạt động thuộc lĩnh vực thực hành, là điểm kết nối giữa cá nhân và xã hội; tiến trình động và có hệ thống; có cách tiếp cận tổng thể; hoạt động chuyên nghiệp dựa trên nền tảng giá trị; có các mối quan hệ trực tiếp. Những đặc trưng cơ bản này là nền tảng cho định hướng phát triển các mô hình và lý thuyết công tác xã hội trong thời gian qua, như được trình bày ở mục 2 trong bài viết này.
2. Sự phát triển các mô hình trong thực hành công tác xã hội
2.1. Công tác xã hội những năm đầu thế kỷ 20: quá trình chuyên môn hoá hoạt động công tác xã hội
Những biến đổi cơ bản hiện ra mà quá trình công nghiệp hoá và hệ thống kinh tế tư bản đem lại có nhiều tác động đến cấu trúc xã hội, đến cách thức tạo dựng và tổ chức xã hội. Công nghiệp hoá cũng làm cho quá trình di cư nông thôn-đô thị diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng trở nên đông đúc, quá tải vượt quá khả năng cung cấp điều kiện ăn, ở từ một nền kinh tế đổi chác trước đó, rất nhiều người bắt đầu trải nghiệm cuộc sống túng quẫn. Một cách mô tả về điều kiện sống của cá nhân đó ở trong ấn phẩm “The Little Match Girl” của H.C.Anderson, thông qua câu chuyện về một cô gái trẻ và điều kiện sống nghèo khó của cô. Qua mô tả như vậy, nhân viên xã hội có thể hiểu được về xã hội xoay quanh cô gái đó, và những sự tương phản mạnh mẽ giữa những cá nhân bên trong và những người bên ngoài tình huống. Một số nguồn gốc của lĩnh vực chuyên ngành này có thể được nhận diện ở khía cạnh tình nguyện cải thiện các điều kiện sống của bé giá cuối thế kỷ 19. Rất nhiều hoạt động tình nguyện mang tính chất công tác xã hội chuyên nghiệp, được dựa trên sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ các cá nhân vượt qua tình trạng sống túng quẫn.
Thời gian này, chủ nghĩa tự do được xem là tư tưởng định hướng tư duy kinh tế. Tự cho cạnh tranh và bảo hộ quyền sở hữu được xem là động lực cho phát triển. Nghèo đói được nhìn nhận là hệ quả của sự phóng đãng, đồi bại, và các chương trình trợ giúp được hướng trực tiếp đến nhóm nghèo đói. Quan điểm về nghèo này được phổ biến nhiều ở các quốc gia Bắc Âu thời gian này. Đây là khoảng thời gian công tác xã hội bắt đầu phát triển, các cơ sở đào tạo đầu tiên về nhân viên xã hội được xây dựng ở các thành phố lớn của Mỹ và châu Âu. Công tác xã 4 hội được xem như là một lĩnh vực chuyên nghiệp trong hệ thống đào tạo chính thức, qua đó hệ thống các tri thức và kỹ năng được đưa vào giảng dạy. Hai nguồn gốc cơ bản để hướng công tác xã hội phát triển đó là: thứ nhất, công tác xã hội với các hoạt động hướng đến cá nhân và các hoạt động làm giảm những khó khăn ở góc độ cá nhân; thứ hai, công tác xã hội nhấn mạnh đến sự phòng ngừa vấn đề nghèo đói. Ở Mỹ, Mary Richmon được xem là người đặt nền móng cho công tác xã hội Mỹ với ấn phẩm Social Diagnosis (1917), bà đã tập trung hai nội dung quan trọng cho công tác xã hội của Mỹ (cơ bản là công tác xã hội cá nhân): (a) thân chủ và các vấn đề của họ được cá nhân hoá, có nghĩa là mỗi cá nhân được xem là riêng biệt và không nên ứng xử theo một nhóm cá nhân; (b) công tác xã hội hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện qua quá trình chẩn đoán. Công tác xã hội cá nhân nhanh chóng được hình thành, phát triển tạo nền tảng cho sự phát triển công tác xã hội mà sau này các nhân viên xã hội ở Mỹ gọi là “truyền thống chẩn đoán” trong công tác xã hội Mỹ và trở nên xu hướng nổi trội ở Mỹ trong gần hết thế kỷ 20 (Barber 1991). Cùng với Richmon, Jane Addams cũng nhấn mạnh đến sự phòng ngừa và quan tâm nhiều hơn đến chức năng của công tác xã hội trong đời sống xã hội. Addams là nhân vật quan trọng trong việc thiết lập Hull-House, một trung tâm hỗ trợ xã hội ở Chicago năm 1889. Quan điểm này của Addams có mối quan hệ chặt chẽ với trường phái xã hội học Chicago ở thời gian này với những quan điểm của G.H.Mead về tương tác biểu trưng. Mặc dù vậy, Addams không tạo ra những ảnh hưởng đến công tác xã hội như Richmond tạo ra. Richmond nhấn mạnh đến cách hiểu về việc thân chủ cảm nhận sự đói nghèo thế nào và nhận sự trợ giúp ra sao, và bà cũng nhấn mạnh đến khả năng huy động các nguồn lực của cá nhân ra sao. Còn theo quan điểm của Addams, lại nhấn mạnh đến các quan điểm từ lý thuyết xung đột, tương tác, nhận thức-hành vi, và hướng đến nhấn mạnh cách trợ giúp cho cá nhân và nhóm ra sao trong điều kiện sống. Richmon có viết nhiều về mặt phương pháp của các tiến trình công tác xã hội và về tiến trình nào cần vận hành một cách có hệ thống và xuyên suốt. Công tác xã hội hướng đến các cá nhân nhằm đạt được vị thế cao hơn. Công tác xã hội cá nhân đã nổi trội trong lĩnh vực công tác xã hội thời gian này và có nhiều quan điểm gắn chặt với lý thuyết tâm động học ở giai đoạn tiếp theo.
2.3. Những năm 1920: Công tác xã hội cá nhân với thuyết tâm động học
Vào đầu những năm 1920, những ngành khoa học mới như xã hội học và tâm lý học phát triển mạnh mẽ. Các quan điểm về ngành khoa học nổi trội và ảnh hưởng đến phát triển những chuyên ngành này. Ở Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu, công tác xã hội trở thành lĩnh vực chuyên môn được chi trả với hình thức đào tạo chính thức. Các hoạt động phát triển phương pháp được thực hiện từ công tác xã hội trường hợp/cá nhân, nhưng chuyên ngành này lại hướng đến xây dựng và nâng cao về mặt lý luận. Cho đến những năm 1920, công tác xã hội mới rõ rảng tách khỏi lĩnh vực tâm lý học, đặc biệt là từ thuyết tâm động học.
Từ đầu thế kỷ 20, khi Sigmund Freud có công bố công trình nghiên cứu của mình, và ở đó thuyết tâm động học cổ điển được đề cập và phát triển, tiến trình vô thức được xem là trung tâm để hiểu về sự phát triển cá nhân, về những rối loạn tâm lý và chức năng xã hội. Sau thế chiến thứ nhất, cũng có những yêu cầu dành cho nhân viên xã hội khi phải làm việc, can thiệp với thương binh, người bị thương qua chiến tranh. Do đó, nhân viên xã hội cần tiếp xúc với những cá nhân đang phải chiến đấu với những rối loạn tâm lý; nghèo đói với họ không ohair là vấn đến cơ bản, thuyết tâm động học được xem là hữu ích cho các hoạt động can thiệp này. 5 Giai đoạn những năm 1950-1960, lý luận công tác xã hội và thực hành công tác xã hội bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ các quan điểm tâm động học. Các mô hình công tác xã hội nhấn mạnh và tập trung nhiều đến các tiến trình tâm lý cá nhân. Ví dụ, ở Na Uy, khoá đào tạo đầu tiên về nhân viên xã hội nhấn mạnh đến xây dựng đội ngũ chuyên gia trị liệu, ở lĩnh vực tâm thần trẻ em (Christiansen 1990). Ở hầu hết các quốc gia, mô hình công tác trường hợp (casework) như ở Mỹ được nhận diện như là công tác xã hội cá nhân và làm việc với cá nhân và gia đình. Lĩnh vực này bị ảnh hưởng nhiều bởi tâm động học, từ các hoạt động của các thiết chế tâm thần mà nhiều nhân viên xã hội làm việc ở đó. Ở lĩnh vực tâm lý học, thuyết này cũng có vị trí nổi bật thời gian này, và qua việc áp dụng lý thuyết này nửa đầu thế kỷ 20 trong công tác xã hội, khó nhận diện có những lý thuyết nào khác được áp dụng hiệu quả trong công tác xã hội thời gian này.
2.4. Những năm 1970: Lý thuyết xung đột và lý thuyết học hỏi trong công tác xã hội
Đầu những năm 1970, truyền thống về các hoạt động chữa trị trong công tác xã hội bị phê phán mạnh mẽ. Trọng tâm của những phê phán này hướng đến việc cá nhân hoá các vấn đề qua việc tìm kiếm lý do, nguyên nhân có liên quan đến các điều kiện cá nhân. Các hoạt động trợ giúp gắn theo được hướng trực tiếp tạo nên những thay đổi ở góc độ cá nhân, và những phê phán như vậy có có liên quan đến các vấn đề của cá nhân, và các tiến trình xã hội và cấu trúc xã hội nổi trội lại bị che dấu. Mô hình tâm động học cũng bị phê phán là thiếu định hướng về mặt mục tiêu và có tính hồi tưởng.
Giai đoạn này, công tác xã hội ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính trị, đặc biệt sau giai đoạn chiến tranh, tái thiết đất nước, việc cải thiện điều kiện sống và củng cố các điều kiện phúc lợi được đặt ra gắn liền với quá trình phát triển kinh tế. Các vấn đề xã hội cũng hiện hữu rõ ràng hơn ở quá trình xã hội này. Đây cũng là giai đoạn trên thế giới nhiều phong trào nổ ra nhằm phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam, châu Phi để chống lại những vấn đề áp đặt và bất công. Công tác xã hội đã hướng đến tạo dựng các diễn đàn về mặt lý luận, mở ra những hướng nghiên cứu và thực hành mới về niềm tin, hành vi nhận thức, và xung đột trong lĩnh vực này.
Mô hình xung đột trong công tác xã hội có nguồn gốc từ học thuyết Mácxit để hiểu các mối quan hệ nguyên nhân ở cấp độ vĩ mô, cũng như các vấn đề xung đột lợi ích và tác động đến cuộc sống cá nhân ở cấp độ vĩ mô. Ở giai đoạn này, các hoạt động và mô hình cộng đồng được giới thiệu trong công tác xã hội, được xem như một hình thức đáp lại quan điểm cho rằng các vấn đề xã hội do cá nhân tạo nên. Lý thuyết xung đột được sử dụng nhằm phân tích các vấn đề xã hội và khía cạnh xung đột lợi ích trong xã hội. Thông qua các mô hình cộng đồng, nhân viên xã hội có thể hoạt động để huy động sự tham gia của các nhóm, các tổ chức và cộng đồng địa phương vào các hoạt động, để tương tương và tạo thay đổi các điều kiện và các yếu tố tạo nên, có tác động mạnh đến các vấn đề xã hội ở góc độ cá nhân.
Các lý thuyết về học hỏi lại nhấn mạnh đến hành vi được cá nhân học hỏi thế nào qua tương tác với môi trường xung quanh. Các lý thuyết này giảm bới được xu hướng hồi tưởng như lý thuyết tâm động học có đề cập, và có tính mục đích hơn và hướng đến hành động nhiều hơn. Mặc dù vậy, cũng có thể nhận thấy công tác xã hội ngày nay cũng chỉ ra rằng các lý thuyết học hỏi và xung đột không tạo được sự chuyển đổi cho công tác xã hội theo diện mạo mới hoặc khác biệt. Những tiến trình này xảy ra thông qua quá trình đáp ứng dần dần, cần thời 6 gian lâu dài. Các mô hình có định hướng về tâm động học cũng được áp dụng trong công tác xã hội và mang màu sắc bớt hồi tưởng, có hướng đến hành động hơn là mô hình thuần tuý được áp dụng trong phân tâm học cổ điển. Do vậy, các lý thuyết học hỏi thời gian này được xem là có sự ảnh hưởng đúng lúc đến các mô hình thực hành mà có áp dụng thuyết tâm động học trước đó.
Thông qua thập kỷ 70 của thế kỷ 20, mối quan hệ giữa các hoạt động và phong trào khác nhau trong công tác xã hội đã tạo nên những vấn đề nền tảng khác nhau ở các cơ sở xã hội khác nhau (Christiansen 1990). Các hoạt động chữa trị trở nên mạnh mẽ nhất ở các cơ sở tâm thần học, các văn phòng phúc lợi gia đình và các cơ sở thuần tuý điều trị, ở đó mối quan hệ được tập trung. Thông qua mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ, quá trình hiểu, chấp nhận, thấu hiểu và trợ giúp được tạo dựng. Những vấn đề này sẽ hướng đến thay đổi về hành vi, và cách thức thân chủ trải nghiệm các tình huống/điều kiện. Cách tiếp cận này gắn liền với cách thức tư duy và hành động của tâm động học.
Các nhân viên xã hội làm việc ở các cơ sở xã hội, hệ thống dịch vụ xã hội cũng được kỳ vọng là người thực hiện các luật, chính sách về an sinh xã hội, nhằm hướng công tác xã hội thực hiện nhiệm vụ kiểm soát, tham vấn và tư vấn cho thân chủ. Mối quan hệ giữa các vai trò này của nhân viên xã hội trở thành trung tâm bàn luận trong các nghiên cứu công tác xã hội cuối những năm 1970 (Hutchinson và Oltedal 2014). Các nhiệm vụ về mặt chức năng giống như phân chia các hình thức trợ giúp xã hội thuộc về khía cạnh quản trị, cũng có thể nhận thấy rất nhiều thời gian của nhân viên xã hội được sử dụng vào quá trình quản lý các lợi ích của hệ thống an sinh xã hội.
Một khía cạnh khác của công tác xã hội trong các cơ sở/văn phòng an sinh xã hội đó là nhân viên xã hội gặp mặt thân chủ ở môi trường địa phương và không nhìn nhận được ý nghĩa của cộng đồng địa phương khi cố gắng cải thiện điều kiện sống của thân chủ. Ở các văn phòng này, các nhân viên xã hội cộng đồng có những hoạt động hỗ trợ quan trọng, ngay cả khi có rất ít các công việc cộng đồng được thực hiện. Phương pháp này rõ ràng là quan trọng vì nó làm thay đổi truyền thống dựa trên điều trị và mở ra cách hiểu mới của xã hội. Hơn nữa, công tác cộng đồng cũng cho thấy có thể có các mô hình định hướng về hành động trong công tác xã hội mà không cần quá nhấn mạnh vào việc làm thay đổi cá nhân.Công tác xã hội cộng đồng cũng hướng nhân viên xã hội thoát ra khỏi công việc văn phòng và thiết lập được các dịch vụ dễ tiếp cận, bên ngoài các trung tâm hành chính. Việc tạo dựng các văn phòng ở cộng đồng về an sinh xã hội và những dịch vụ xã hội khác như về quản chế, quản thúc cũng có thể được nhìn nhận ở trong bối cảnh như vậy.
Mặc dù không được nhận diện rõ ràng về sự khác biệt về mặt chuyên môn, cũng có những khác biệt các mô hình lý thuyết, phương pháp luận, hệ tư tưởng của nhân viên xã hội hành chính và nhân viên xã hội theo định hướng điều trị. Những năm 1970 được mô tả như là giai đoạn xung đột trong công tác xã hội, đó là định hướng lý thuyết đóng góp trong công tác xã hội trong giai đoạn này.
2.5. Những năm 1980: Lý thuyết hệ thống có nhiều ảnh hưởng trong công tác xã hội
Trong những năm 1980, hàng loạt các nghiên cứu, quan điểm được đưa ra về mối quan hệ giữa điều trị và quản lý trong công tác xã hội. Mô hình thể chế/thiết chế cũng dần dần có những thay đổi, có mối quan hệ chặt chẽ hơn đối với hiện thực cuộc sống hàng ngày của thân 7 chủ và các vấn đề thực tiễn. Lý thuyết hệ thống được xem như là lý thuyết gắn kết tạo dựng được các công cụ nhằm nắm bắt, nhận diện các bộ phận khác nhau của cả hệ thống trong việc hiểu và hành động. Pincus và Minahan (1973), Compton và Galaway (1984) trở thành những tên tuổi quen thuộc trong các đồng nghiệp công tác xã hội khi đề cập đến lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội. Trong xã hội học, lý thuyết hệ thống có mối liên kết với chức năng luận. Trong chức năng luận, trọng tâm hướng đến cách thức mà các hành động thực hiện một chức năng trong xã hội và tránh được xung đột, duy trì sự hài hoà và cân bằng. Các vấn đề trong cá nhân và nhóm được xem như dấu hiệu về bệnh tật. Lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội đánh giá xem các hệ thống nào không làm việc và có thể tạo được định hướng về mặt phương pháp để đưa các hệ thống đó trở lại trạng thái cân bằng. Những năm 1970 chứng kiến khủng hoảng quy mô lớn lần đầu về kinh tế toàn cầu sau giai đoạn chiến tranh có ảnh hưởng nhiều đến tài chính công, các vấn đề làm phát, gia tăng thất nghiệp... Cũng giai đoạn này, nhiều quốc gia áp dụng các chính sách làm giảm thiểu những ảnh hưởng từ các vấn đề này, trong đó có xu hướng làm giảm gánh nặng của nhà nước vào các dịch vụ phúc lợi, nhà nước tập trung nhiều hơn vào các dịch vụ phúc lợi ban đầu như y tế, giáo dục, chữa trị, đào tạo. Đồng thời bắt đầu nhấn mạnh đến trách nhiệm cá nhân về các vấn đề của bản thân và trách nhiệm xã hội của cá nhân. Qua đây, lý thuyết hệ thống tạo nên những ảnh hưởng trong công tác xã hội, chuyển hướng quan tâm của công tác xã hội sang các vấn đề chung của xã hội, hướng đến cách tiếp cận toàn diện, chung trong công tác xã hội.
2.6. Những năm 1990: Lý thuyết tương tác phát triển trở lại
Đầu những năm 1990, càng có nhiều người đặt câu hỏi là liệu thực sự có quan điểm toàn diện trong cách hiểu cũng như trong hành động. Đây là những câu hỏi đặt ra để phản biện lại lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội. Thời gian này, công tác xã hội cũng nhận diện được quan điểm tương tác phát triển trong khoa học xã hội và có nhiều mối quan tâm trong công tác xã hội. Các chương trình đào tạo ở bậc cao học về công tác xã hội có đề cập luận điểm lý thuyết này trong giảng dạy và bắt đầu được ứng dụng nhiều (Shulman 1992).
Các mô hình tương tác có liên quan nhiều đến công tác xã hội ngay từ đầu thế kỷ 20, khi Jane Addams được coi lại người đại diện cho định hướng này. Có thể nhận thấy, công tác xã hội luôn hàm chứa luận điểm này, nhưng đây cũng là quan điểm khó tiếp cận và bày tỏ trong nghiên cứu, thực hành công tác xã hội. Sự phát triển công tác xã hội bắt đầu từ những hoạt động hướng đến các điều kiện, tình huống vi mô. Quan điểm về cá nhân là chủ thể hành động và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống là quan điểm trung tâm. Cả tương tác biểu trưng luận và hiện tượng học đều có mối quan hệ đến mô hình tương tác trong công tác xã hội ở giai đoạn này.
2.7. Lý thuyết công tác xã hội trong những năm đầu thế kỷ 21: Quan điểm chiết trung
Xã hội bước sang thế kỷ 21 với nhiều biến đổi, tạo cho công tác xã hội có những cơ hội và thách thức trong sự phát triển. Đây là giai đoạn chứng kiến được sự phát triển công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp rộng khắp trên thế giới, với sự củng cố phát triển của các Hiệp hội nhân viên xã hội, hiệp hội các cơ sở đào tạo công tác xã hội trên thế giới... Điểm đáng lưu ý, đây là giai đoạn có sự tổ chức thường xuyên Hội nghị toàn cầu về công tác xã hội và phát triển xã hội hai năm một lần. Lý luận phát triển nghề công tác xã hội ngày càng được điều chỉnh, củng cố, khái niệm về công tác xã hội năm 2001 hiện đang được cập nhật và phát triển 8 theo hướng tạo nên quan niệm toàn cầu về công tác xã hội, với các ý nghĩa trọng tâm đánh giá vai trò công tác xã hội trong sự phát triển xã hội, nhấn mạnh đến quyền và trách nhiệm cá nhân, và hướng đến xây dựng các định hướng can thiệp dựa trên tri thức bản địa (địa phương hoá, bối cảnh hoá các định hướng hoạt động và thực hành công tác xã hội) (Kham 2012). Quá trình đào tạo, thực hành công tác xã hội đã đa dạng, các bước đi thực hành đã được chuyên nghiệp hoá mạnh mẽ hơn. Có thể dễ nhận thấy công tác xã hội được nhìn nhận với hệ thống các vai trò khác nhau, từ việc nhận diện các vấn đề của cá nhân, đến các vấn đề gia đình, nhóm, cộng đồng và chung của toàn xã hội. Đây chính là giai đoạn lý luận công tác xã hội cũng được phát triển mạnh mẽ, vừa có tính chuyên sâu và mở rộng: các quan điểm của Malcome Payne (2007) đã hệ thống các lý thuyết khác nhau được áp dụng trong công tác xã hội (với các lý luận từ góc độ cá nhân (tâm động học, nhận thức hành vi), đến nhóm và phát triển xã hội và phát triển cộng đồng). Đồng thời, cũng có nhiều quan điểm tranh luận cho rằng các lý thuyết như Payne có đề cập là những lý luận của khoa học xã hội dành cho công tác xã hội, còn lý thuyết công tác xã hội là lý luận phát triển công tác xã hội thành một nghề chuyên nghiệp dựa trên lý luận về quan niệm công tác xã hội toàn cầu được đề ra từ 2012 tại Hội nghị quốc tế về công tác xã hội và phát triển xã hội tại Thuỵ Điển.
Có những quan điểm cho rằng công tác xã hội là quan niệm còn nhiều tranh cãi (Askeland và Payne 2001), hay gắn liền với kiểm soát xã hội (Jordan 2004), hay là yếu tố hội nhập (Munday 2003), hoà nhập xã hội (Laidlaw Foundation 2008), công tác xã hội cấp tiến (Jones và cộng sự 2004), kiến tạo xã hội (Parton và O’Byrne, 2000)... Các quan điểm này đều nhấn mạnh đến sự đa dạng và khả năng bao quát các vấn đề khác nhau trong công tác xã hội. Lý thuyết công tác xã hội ở giai đoạn này nhấn mạnh đến khả năng bao quát rộng các vấn đề (Payne 2007), nhấn mạnh đến tính chiết trung trong việc phân tích, lý giải và can thiệp. Các vấn đề của cá nhân hay các vấn đề của xã hội cần được can thiệp tác động ở cả phía vĩ mô và vi mô: đây chính là quan điểm trung hoà, chiết trung khi tích hợp các lý thuyết, cách tiếp cận và thực hành trong công tác xã hội.
3. Kết luận và những hàm ý phát triển công tác xã hội ở Việt Nam
Lịch sử phát triển về lý thuyết và các mô hình thực hành trong công tác xã hội rất đa dạng, từ nhiều khía cạnh và mô hình khác nhau. Công tác xã hội đã phát triển từ khía cạnh can thiệp sang phòng ngừa, từ việc nhìn nhận những vấn đề của cá nhân sang các khía cạnh về khả năng và nguồn lực của thân chủ, từ việc tập trung vào vấn đề của thân chủ hướng sang nhu cầu và tìm kiếm các giải pháp về dịch vụ và các hoạt động trợ giúp cho thân chủ. Quan niệm toàn cầu về Công tác xã hội trong những năm đầu thế kỷ 21 đã mở ra những định hướng mới trong việc xây dựng các mô hình thực hành công tác xã hội gắn liền với phát triển xã hội, phát triển con người. Cũng trong sự thay đổi về cách nhìn của công tác xã hội như vậy, những lý luận mới về hòa nhập xã hội và gắn kết xã hội đang là xu hướng của việc xây dựng các môi trường sống phù hợp cho mọi thành viên của xã hội, công tác xã hội đang nhìn nhận giá trị hòa nhập xã hội, gắn kết xã hội như là những nhân tố cốt lõi của công tác xã hội trong điều kiện hiện nay (Kham 2015). Từ những sự biến đổi về định hướng lý thuyết và các mô hình công tác xã hội như vậy, việc phát triển công tác xã hội ở Việt Nam từ góc độ lý thuyết và thực hành cần nằm trong xu hướng chuyển đổi chung như vậy. Từ bài nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy: thứ nhất, công tác xã hội Việt Nam cần cập nhật những lý luận chung của quá trình phát triển công tác xã hội trên thế giới để làm mới và giúp cho sự phát triển công tác xã hội hội nhập nhanh vào xu thế chung của thế giới; thứ hai, để có thể cập nhật thường xuyên các lý luận và mô hình chung về công tác xã hội, các cơ sở đào tạo-thực hành, cũng như giảng viên, các nhà nghiên cứu và thực hành cần chủ động tham gia các mạng lưới công tác xã hội hiện nay (như Hiệp hội nhân viên xã hội quốc tế (IFSW), Hiệp hội các trường đào tạo về công tác xã hội, mạng lưới các cơ sở công tác xã hội ở khu vực châu Á, Thái Bình Dương...) cũng như chủ động tham gia các diễn đàn trao đổi của quốc tế và khu vực về đào tạo và phát triển nghề công tác xã hội (ví dụ, Hội nghị toàn cầu về công tác xã hội và phát triển xã hội, tổ chức 2 năm/lần).Thứ ba, Ban điều hành Đề án 32 về phát triển nghề công tác xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam cần quy tụ các nhà khoa học, các cơ sở đào tạo trong việc thống nhất xây dựng môn học lý thuyết công tác xã hội (hiện chưa có tài liệu chính thức về môn học này), cũng như xây dựng các mô hình thực hành công tác xã hội ở Việt Nam (hướng đến phát triển mạnh hơn về phát triển cộng đồng, từng bước chuẩn hóa các mô hình công tác xã hội trực tiếp, cá nhân). Đồng thời, các tổ chức hiệp hội cơ sở đào tạo nghề công tác xã hội ở Việt Nam cũng cần xây dựng các hoạt động hưởng ứng ngày công tác xã hội thế giới đúng với kế hoạch chung của thế giới để tránh có sự lạc lõng trong các hoạt động và có được tiếng nói chung về các định hướng phát triển nghề công tác xã hội ở Việt Nam (thông lệ quốc tế tổ chức Ngày công tác xã hội thế giới hàng năm vào Thứ Ba, tuần thứ Ba của tháng Ba hàng năm). Ngoài ra, các cơ sở đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam cần tổ chức các diễn đàn chính thức và không chính thức để từng bước ứng dụng các luận điểm lý thuyết của công tác xã hội vào các khía cạnh cụ thể của công tác xã hội ở Việt Nam hiện nay (có thể là xây dựng Tạp chí Công tác xã hội Việt Nam, diễn đàn Công tác xã hội trực tuyến, Hiệp hội nhân viên xã hội Việt Nam), qua đó làm nền tảng cho việc chia sẻ học thuật về công tác xã hội, hướng đến xây dựng các đề án về đạo đức nghề, mô hình thẩm định tay nghề của nhân viên xã hội và các cách thức xác nhận nhân viên xã hội chuyên nghiệp ở Việt Nam trong tương lai gần./.
Tài liệu tham khảo:
Addams, J. (1964). Democracy and social ethics, The Belknap Press of Haverd University Press. Cambridge, Massachusettes, 1964.
Asquith, S; Clark, C and Waterhouse L. (2005). The role of the social worker in the 21st century: a literature review, Scottish Social Research,
http://www.gov.scot/resource/doc/47121/0020821.pdf
Askeland, G. A. and Payne, M. (2001). 'What is Valid Knowledge for Social Workers?', Social Work in Europe, 8 (3) pp. 13-23.
Barber, J. (1991). Beyond Casework, The Macmillan Press, London.
Berger, PL. (1963). Invitation to Sociology: a humanistic perspective,Anchor, New York
Christiansen K. (1990). Perspektiverpåsosialtarbeid, TANO, Oslo.
Compton, B.R and Galaway. (1984). Social Work Processes, Homewood Ill, Dorsey.
Elster, J. (1981). Modell, Paxleksikon, Pax, Oslo
Hutchinson GS and Oltedal S. (2014). Five theories in social work, Pax, Oslo
Jones, C., Ferguson, I. Lavalette M., and Penketh, L.(2004). Social work and social justice: a manifesto for a new engaged practice. Retrieved on 10 November 2015 at http://www.liv.ac.uk/sspsw/manifesto/Manifesto.htm.
Jordan, B. (2004). 'Emancipatory Social Work? Opportunity or oxymoron', British Journal of Social Work, 34 (1) pp. 5-19.
Kham, TV. (2011). Social work education in Vietnam: Implications in the period of welfare reform, ASEAN Social Work Journal, Vol 1, Issue 1, tr.125-135.
Kham, TV. (2012). Updates of the global social work definition: Implication for social work education and practice in Vietnam inConference on the role of Sociology and Social Work in the development process, Hanoi University of Social Sciences and Humanities, 12 November 2012.
Kham, TV. (2015). Social Work Education in Vietnam: Trajectory, challenges and directions, International Journal of Social Work and Human Services Practice, Vol 3, n.4, pp.147- 154
Munday, B. (2003). European social services: A map of characteristics and trends, Strasbourg, Council of Europe.
Laidlaw Foundation. (2008). Social Inclusion Series, Canada, http://laidlawfdn.org/
Payne, M. (2007). Modern Social Work Theories, Palgrave, London
Parton, N. and O'Byrne, P. (2000). Constructive Social Work, Basingstoke, Macmillan.
Pincus A and Minahan A. (1973). Social work practice: model and method, Peacock Itasca, Illinois
Richmond, M. (1917). Social diagnosis, Russel Sage Foundation, New York.
Shulman, L. (1992). The skills of helping individuals, families and groups, Peacock Publisher, Illinois.
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 6
Lê Trọng Nam
Trần Lê Thiên Ân
Phan Anh Tuấn
Huỳnh Ngọc Nhật Vy
Nguyễn Thị Tường Vi