Chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc đối với người da đen luôn là một mảng quan trọng trong lịch sử cận - hiện đại của Hoa Kỳ.
Từ năm 1500, trong những chuyến tàu chở nô lệ đầu tiên đến Mỹ, những người nô lệ da đen bị lùa từ châu Phi sang. Họ bị đối xử như súc vật đúng nghĩa (vì luật pháp bấy giờ không coi họ là con người), làm việc 16 giờ 1 ngày và không được hưởng bất cứ quyền gì (Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về tình cảnh của những nô lệ da đen thời kỳ đầu, có thể đọc thêm cuốn “Cội Rễ” miêu tả về 7 thế hệ người da đen bắt đầu từ ông tổ bị bắt ở châu Phi đến thế hệ cuối cùng được giải phóng).
Từ đó (đến tận ngày nay) người da đen vẫn liên tục đấu tranh cho quyền con người của mình với ước mong được bình đẳng với những con người khác. Trong quá trình đấu tranh đó, xuất hiện 2 người vĩ đại tạo nên những bước ngoặc quan trọng.
Người đầu tiên là tổng thống Abraham Lincoln với quyết tâm xoá bỏ chế độ nô lệ. Quyết tâm này đã dẫn đến cuộc nội chiến Mỹ giữa chủ nô miền Nam và những người giải phóng nô lệ miền Bắc (nếu ai thích có thể đọc lại “Cuốn Theo Chiều Gió”). Ông đã thành công và người da đen được xem như là “người” tại nước Mỹ. Vì những tranh đấu của mình mà ông bị ám sát chết!
Tuy nhiên, sau khi xoá bỏ chế độ nô lệ, người da đen vẫn bị đối xử như những người “hạ đẳng” trong xã hội, họ phải đi học ở trường riêng, ăn riêng, uống riêng, đi vệ sinh trong các nhà vệ sinh dành riêng cho người da đen. Và những cái “riêng” này thì luôn tồi tệ.
Martin Luther King là người vĩ đại thứ 2, ông đã cống hiến cuộc đời mình, tiếp nối các thành quả của Lincoln, tiếp tục chiến đấu giành quyền bình đẳng thực sự cho người da đen: được hưởng nền giáo dục bình đẳng, quyền công dân bình đẳng (như đi bầu cử). Ông đã có những thành công lớn và ngày nay người da đen được bình đẳng về nguyên tắc với người da trắng. Vì những tranh đấu của mình, ông cũng bị ám sát chết!
Sự phân biệt chủng tộc bám rễ sâu trong lòng người Mỹ và không dễ dàng nhổ ra trong 1 lúc.
Trở lại các tranh đấu của King, ông đã kiên trì theo đuổi đường lối bất bạo động, chỉ tác động đến suy nghĩ của người dân thông qua các cuộc biểu tình, tuần hành và phương tiện thông tin đại chúng. Ông tổ chức những cuộc phản kháng nhằm chống lại hệ thống kỳ thị tại các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ, được biết với tên luật Jim Crow, thu hút sự chú ý rộng rãi của các phương tiện truyền thông. Qua tiếp xúc với ông, nhiều nhà báo và quay phim đã làm nên những bài báo, những thước phim được chiếu trên truyền hình về cuộc sống thường nhật của người da đen miền Nam, đầy ắp sỉ nhục và luôn bị tước đoạt, dấy lên một làn sóng đồng cảm lan tỏa rộng khắp trong nhân dân Mỹ.
Năm 1955, ông lãnh đạo phong trào tẩy chay xe bus sau sự kiện Rosa Parks (người phụ nữ da đen bị bắt giữ vì từ chối nhường chỗ ngồi trên xe buýt cho một người đàn ông da trắng theo qui định của Luật Jim Crow) cho đến khi phán quyết của Tòa án Liên bang cấp Quận ra lệnh chấm dứt các hành vi phân biệt chủng tộc trên mạng lưới xe buýt ở Montgomery.
Năm 1963, ông nằm trong ban tổ chức “Cuộc Diễu hành đến Washington vì Việc làm và Tự do” nhằm đưa ra 1 loạt thỉnh cầu về quyền bình đẳng của người da đen: như chấm dứt tình trạng kỳ thị chủng tộc tại trường công, ban hành các đạo luật bảo vệ dân quyền, bao gồm luật cấm phân biệt màu da trong tuyển dụng, bảo vệ người đấu tranh cho dân quyền khỏi sự bạo hành của cảnh sát cũng như ấn định mức lương tối thiểu, và quyền tự trị cho Đặc khu Columbia.
Ngay tại Đài Tưởng niệm Lincoln, ông đã đọc bài diễn văn này, được xem là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử và được nhiều người xem là là bài diễn văn xuất sắc nhất thế kỷ 20.
Ông đã khéo léo trích dẫn hay nhắc đến những nguồn không thể chối cãi để tạo nên sức mạnh của bài diễn văn: Kinh Thánh, bài Tuyên Ngôn Nhân Quyền (Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ), Diễn văn Gettysburg.
Lập luận logic, dẫn chứng chắc chắn, giọng văn mạch lạc đã thể hiện được 1 bầu nhiệt huyết to lớn với người nghe. Tất cả những điều này tạo thành một bài diễn văn rung động lòng người.
Chúng ta hãy cùng nhau đọc một trong những bài diễn văn nổi tiếng nhất trong lịch sử hiện đại, bài “tôi có một giấc mơ” của Martin Luther King.
Về tác giả (nguồn Wikipedia)
Martin Luther King, Jr. (viết tắt MLK; 15 tháng 1 năm 1929 – 4 tháng 4 năm 1968) là mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động. King được nhiều người trên khắp thế giới ngưỡng mộ như một anh hùng, nhà kiến tạo hoà bình và thánh tử đạo.
King dẫn dắt cuộc tẩy chay xe buýt diễn ra ở Montgomery (1955-1956), và giúp thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam (1957), trở thành chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington, và đọc bài diễn văn nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” trước hàng ngàn người tụ tập về đây. Ồng nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền, và được nhìn nhận là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Năm 1964, King là nhân vật trẻ tuổi nhất được chọn để nhận Giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc qua biện pháp bất tuân dân sự, và các phương tiện bất bạo động khác.
Ngày 4 tháng 4 năm 1968, King bị ám sát tại Memphis, Tennessee. Năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter truy tặng King Huân chương Tự do của Tổng thống. Đến năm 1986, ngày Martin Luther King, Jr. được công nhận là quốc lễ. Năm 2004, ông được truy tặng Huân chương vàng Quốc hội.
(Nguyễn Mai Anh Kiệt giới thiệu và bình)
-------------------------------------------
I HAVE A DREAM – Martin Luther King, Jr.
(Tôi Có Một Giấc Mơ)
August 28, 1963, Lincoln Memorial (Đài Tưởng Niệm Lincoln), Washington DC.
I am happy to join with you today in what will go down in history as the greatest demonstration for freedom in the history of our nation.
Tôi hạnh phúc được ở cùng với các bạn tại đây hôm nay trong sự kiện sẽ đi vào lịch sử như là cuộc biểu dương lực lượng vì tự do vĩ đại nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta.
Five score years ago, a great American, in whose symbolic shadow we stand today, signed the Emancipation Proclamation. This momentous decree came as a great beacon light of hope to millions of Negro slaves who had been seared in the flames of withering injustice. It came as a joyous daybreak to end the long night of their captivity.
Cách đây 100 năm, một người Mỹ Vĩ Đại [1], hôm nay chúng ta đang đứng dưới bóng tượng đài của Người, đã ký Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ [2]. Văn kiện trọng đại này đã đến như ánh hải đăng vĩ đại của hy vọng cho hàng triệu nô lệ Da Đen, những con người đã bị thiêu đốt trong ngọn lửa bất công héo hắt. Nó đã đến như buổi rạng đông mừng vui kết thúc đêm dài đằng đẳng của tù đày nô lệ.
But one hundred years later, the Negro still is not free. One hundred years later, the life of the Negro is still sadly crippled by the manacles of segregation and the chains of discrimination. One hundred years later, the Negro lives on a lonely island of poverty in the midst of a vast ocean of material prosperity. One hundred years later, the Negro is still languished in the corners of American society and finds himself an exile in his own land. And so we’ve come here today to dramatize a shameful condition.
Nhưng một trăm năm sau, Người Da Đen vẫn chưa có tự do. Một trăm năm sau, cuộc sống của Người Da Đen vẫn còn què quặt buồn bã do gông cùm của phân biệt và xiềng xích của kỳ thị. Một trăm năm sau, Người Da Đen vẫn sống trên hải đảo cô đơn giữa đại dương bao la của phồn vinh vật chất. Một trăm năm sau, Người Da Đen vẫn mỏi mòn héo hắt trong những góc xó của xã hội Mỹ và thấy mình là kẻ lưu đày ngay trên chính quê hương mình. Và vì vậy chúng ta đến đây hôm nay để quyết liệt về một tình trạng đáng xấu hổ.
In a sense we’ve come to our nation’s capital to cash a check. When the architects of our republic wrote the magnificent words of the Constitution and the Declaration of Independence, they were signing a promissory note to which every American was to fall heir. This note was a promise that all men, yes, black men as well as white men, would be guaranteed the “unalienable Rights” of “Life, Liberty and the pursuit of Happiness.” It is obvious today that America has defaulted on this promissory note, insofar as her citizens of color are concerned. Instead of honoring this sacred obligation, America has given the Negro people a bad check, a check which has come back marked “insufficient funds.”
Nói một cách khác, chúng ta đến thủ đô của đất nước mình để rút tiền từ ngân phiếu. Khi những kiến trúc sư của nền cộng hòa viết lên những lời uy vĩ cho bản Hiến pháp và bản Tuyên ngôn Độc lập, họ đã ký một giấy nợ mà tất cả mọi người Mỹ đều có quyền thừa kế. Giấy nợ hứa rằng tất cả mọi người, vâng, cả người da đen cũng như người da trắng, đều sẽ được bảo đảm có “Những Quyền Bất Khả Nhượng” được “Sống, Có Tự Do, và Mưu Cầu Hạnh Phúc”. Rõ ràng là ngày nay nước Mỹ đã thất hẹn với giấy nợ đó, ít nhất là đối với những công dân da màu. Thay vì tôn trọng nhiệm vụ thiêng liêng này, nước Mỹ đã trao cho Người Da Đen tờ ngân phiếu không tiền bảo chứng, tờ ngân phiếu đã bị trả lại với con dấu “Không đủ ngân quỹ”.
But we refuse to believe that the bank of justice is bankrupt. We refuse to believe that there are insufficient funds in the great vaults of opportunity of this nation. And so, we’ve come to cash this check, a check that will give us upon demand the riches of freedom and the security of justice.
Nhưng chúng ta nhất định không tin rằng ngân hàng công lý bị phá sản. Chúng ta nhất định không tin rằng không đủ ngân quỹ trong ngân khố cơ hội bao la của đất nước này. Và vì vậy, chúng ta đến để rút tiền từ ngân phiếu này, tấm ngân phiếu sẽ trao cho chúng ta, khi ta yêu cầu, những tài sản của tự do và an toàn công lý.
We have also come to this hallowed spot to remind America of the fierce urgency of Now. This is no time to engage in the luxury of cooling off or to take the tranquilizing drug of gradualism. Now is the time to make real the promises of democracy. Now is the time to rise from the dark and desolate valley of segregation to the sunlit path of racial justice. Now is the time to lift our nation from the quicksands of racial injustice to the solid rock of brotherhood. Now is the time to make justice a reality for all of God’s children.
Chúng ta cũng đến nơi tỏa sáng này hôm nay để nhắc nhở Nước Mỹ tầm khẩn trương nghiêm trọng của HIỆN TẠI. Đây không phải là lúc để xa xỉ chờ hạ nhiệt hay uống thuốc an thần của chủ nghĩa từ từ. Nay là lúc để biến lời hứa dân chủ thành sự thật. Nay là lúc trỗi dậy từ thung lũng hoang tàn và tối tăm của phân biệt để tiến tới con đường sáng chói ánh mặt trời của công lý chủng tộc. Nay là lúc để vực đất nước chúng ta khỏi vùng cát lún của bất công chủng tộc lên đến vầng đá vững chãi của tình huynh đệ. Nay là lúc biến công lý thành hiện thực cho tất cả con cái Chúa.
It would be fatal for the nation to overlook the urgency of the moment. This sweltering summer of the Negro’s legitimate discontent will not pass until there is an invigorating autumn of freedom and equality. Nineteen sixty-three is not an end, but a beginning. And those who hope that the Negro needed to blow off steam and will now be content will have a rude awakening if the nation returns to business as usual. And there will be neither rest nor tranquility in America until the Negro is granted his citizenship rights. The whirlwinds of revolt will continue to shake the foundations of our nation until the bright day of justice emerges.
Sẽ là điều sinh tử nếu cả nước không chú ý đến sự khẩn trương của thời điểm. Mùa hè ngột ngạt của lòng bất mãn chính đáng của Người Da Đen sẽ không đi qua, cho đến khi mùa thu hồi sinh của tự do và công bằng đến. Một chín sáu ba [3] không phải là một kết thúc mà là một khởi đầu. Và những người hy vọng rằng Người Da Đen chỉ cần được xì hơi và bây giờ đã được hài lòng sẽ bị đánh thức một cách cộc cằn nếu cả nước quay lại kiểu làm ăn như bình thường. Và sẽ không có ngơi nghỉ hay yên bình cho nước Mỹ, cho đến khi Người Da Đen được ban những quyền công dân của họ. Cơn gió lốc của nổi loạn sẽ tiếp tục lung lay nền tảng của đất nước chúng ta, cho đến khi ngày tươi sáng của công lý trỗi lên.
But there is something that I must say to my people, who stand on the warm threshold which leads into the palace of justice: In the process of gaining our rightful place, we must not be guilty of wrongful deeds. Let us not seek to satisfy our thirst for freedom by drinking from the cup of bitterness and hatred. We must forever conduct our struggle on the high plane of dignity and discipline. We must not allow our creative protest to degenerate into physical violence. Again and again, we must rise to the majestic heights of meeting physical force with soul force.
Nhưng có vài điều tôi phải thưa với đồng bào của tôi, những người đang đứng tại ngưỡng cửa ấm áp dẫn vào ngôi đền công lý: Trong quá trình lấy lại vị trí đúng đắn của chúng ta, chúng ta không được phạm tội có những hành vi sai trái. Chúng ta đừng thỏa mãn cơn khát tự do bằng cách uống chén đắng cay và thù hận. Chúng ta phải vĩnh viễn tiến hành cuộc đấu tranh của mình trên cao nguyên của lòng tự trọng và kỷ luật. Chúng ta không được cho phép những cuộc biểu tình đầy sáng tạo của chúng ta thoái hóa thành những cuộc bạo loạn bằng bạo lực. Tiếp tiếp và tiếp tiếp, chúng ta phải vươn lên đến đỉnh tối thượng uy nghi nơi sức mạnh của linh hồn đối phó với sức mạnh bạo lực.
The marvelous new militancy which has engulfed the Negro community must not lead us to a distrust of all white people, for many of our white brothers, as evidenced by their presence here today, have come to realize that their destiny is tied up with our destiny. And they have come to realize that their freedom is inextricably bound to our freedom.
Tính chiến đấu mới mẻ phi thường đang bao trùm cộng đồng Người Da Đen không được dẫn dắt chúng ta đến sự mất tin tưởng vào tất cả mọi người da trắng, bởi vì nhiều người anh em da trắng của chúng ta, với bằng chứng là sự hiện diện của họ nơi đây hôm nay, nhận thức rằng vận mệnh của họ gắn chặt với vận mệnh của chúng ta. Và họ đã nhận thức được rằng tự do của họ gắn bó mật thiết với tự do của chúng ta.
We cannot walk alone.
Chúng ta không thể đi một mình.
And as we walk, we must make the pledge that we shall always march ahead.
Và khi chúng ta đi, chúng ta phải tuyên thệ rằng chúng ta sẽ luôn luôn tiến về phía trước.
We cannot turn back.
Chúng ta không thể quay lại.
There are those who are asking the devotees of civil rights, “When will you be satisfied?” We can never be satisfied as long as the Negro is the victim of the unspeakable horrors of police brutality. We can never be satisfied as long as our bodies, heavy with the fatigue of travel, cannot gain lodging in the motels of the highways and the hotels of the cities. We cannot be satisfied as long as the negro’s basic mobility is from a smaller ghetto to a larger one. We can never be satisfied as long as our children are stripped of their self-hood and robbed of their dignity by signs stating: “For Whites Only.” We cannot be satisfied as long as a Negro in Mississippi cannot vote and a Negro in New York believes he has nothing for which to vote. No, no, we are not satisfied, and we will not be satisfied until “justice rolls down like waters, and righteousness like a mighty stream.”
Có những người hỏi những người đấu tranh cho dân quyền, “Bao giờ các bạn mới thỏa mãn?”. Chúng ta không bao giờ có thể thỏa mãn chừng nào Người Da Đen còn là nạn nhân của những khủng khiếp không thể tả của sự tàn bạo của cảnh sát. Chúng ta không bao giờ có thể thỏa mãn chừng nào thể xác của chúng ta, nặng nhọc vì mệt mỏi đường xa, không được phép xin tạm trú ở các nhà trọ dọc xa lộ và các khách sạn trong thành phố. Chúng ta không bao giờ có thể thỏa mãn chừng nào mà chuyển cấp cơ bản của Người Da Đen chỉ là từ khu ổ chuột nhỏ đến khu ổ chuột lớn. Chúng ta không bao giờ có thể thỏa mãn chừng nào mà con cái chúng ta bị tước đoạt phẩm cách và bị cướp trắng lòng tự trọng bởi những tấm biển đề: “Chỉ Dành Riêng Cho Người Da Trắng”. Chúng ta không bao giờ có thể thỏa mãn chừng nào mà Người Da Đen ở Mississippi không được đi bầu và Người Da Đen ở New York tin rằng họ chẳng có gì để mà bầu. Không, không, chúng ta sẽ không thỏa mãn cho đến khi “công lý cuồn cuộn như nước chảy, và sự công chính cuồn cuộn như một dòng sông hùng vĩ” [4]
I am not unmindful that some of you have come here out of great trials and tribulations. Some of you have come fresh from narrow jail cells. And some of you have come from areas where your quest — quest for freedom — left you battered by the storms of persecution and staggered by the winds of police brutality. You have been the veterans of creative suffering. Continue to work with the faith that unearned suffering is redemptive. Go back to Mississippi, go back to Alabama, go back to South Carolina, go back to Georgia, go back to Louisiana, go back to the slums and ghettos of our northern cities, knowing that somehow this situation can and will be changed.
Tôi không vô tâm mà không biết rằng một số các bạn đã đến đây từ những thử thách lớn và nhiều gian khổ. Một số các bạn đã đến ngay từ những buồng giam chật hẹp. Và một số các bạn đã đến từ những nơi mà cuộc hành trình của bạn – hành trình tìm kiếm tự do – đã làm bạn tả tơi vì những trận bão của ngược đãi, và loạng choạng bởi những cuồng phong của sự tàn bạo của cảnh sát. Các bạn đã là những người kỳ cựu về chịu khổ một cách sáng tạo. Hãy tiếp tục hoạt động với niềm tin rằng khổ đau chưa đền trả luôn có tính cứu chuộc. Hãy trở về Mississippi, hãy trở về Alabama, hãy trở về South Carolina, hãy trở về Georgia, hãy trở về Louisiana, hãy trở về những khu nhà lụp xụp và ổ chuột trong những thành phố miền Bắc, và biết chắc rằng bằng một cách nào đó tình trạng này có thể thay đổi và sẽ được thay đổi.
Let us not wallow in the valley of despair, I say to you today, my friends.
Ngày hôm nay tôi nói với các bạn, các bằng hữu của tôi, chúng ta đừng đắm mình trong thung lũng tuyệt vọng.
And so even though we face the difficulties of today and tomorrow, I still have a dream. It is a dream deeply rooted in the American dream.
Và ngay cả khi phải đối đầu với vô vàn khó khăn hôm nay và ngày mai, tôi vẫn có một giấc mơ. Ấy là giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm từ giấc mơ Mỹ Quốc.
I have a dream that one day this nation will rise up and live out the true meaning of its creed: “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal.”
Tôi có một giấc mơ sẽ có một ngày đất nước này vươn lên và sống với ý nghĩa thật của niềm xác tín: “Chúng tôi tin rằng chân lý này là định đề, ấy là tất cả mọi người khi được sinh ra đều bình đẳng”. [5]
I have a dream that one day on the red hills of Georgia, the sons of former slaves and the sons of former slave owners will be able to sit down together at the table of brotherhood.
Tôi có một giấc mơ sẽ có một ngày trên những ngọn đồi đất đỏ của Georgia, con cái của những người đã từng là nô lệ và con cái của những người đã từng là chủ nô có thể ngồi lại với nhau quanh chiếc bàn huynh đệ.
I have a dream that one day even the state of Mississippi, a state sweltering with the heat of injustice, sweltering with the heat of oppression, will be transformed into an oasis of freedom and justice.
Tôi có một giấc mơ sẽ có một ngày ngay cả bang Mississippi, vùng đất bức bối vì hơi nóng của bất công, bức bối vì hơi nóng của áp bức, sẽ trở nên ốc đảo của tự do và công lý.
I have a dream that my four little children will one day live in a nation where they will not be judged by the color of their skin but by the content of their character.
Tôi có một giấc mơ bốn đứa con nhỏ của tôi sẽ có một ngày được sống trong một đất nước mà chúng không còn bị đánh giá bởi màu da mà bởi con người và cá tính của chúng.
I have a dream today!
Tôi có một giấc mơ hôm nay!
I have a dream that one day, down in Alabama, with its vicious racists, with its governor having his lips dripping with the words of “interposition” and “nullification” — one day right there in Alabama little black boys and black girls will be able to join hands with little white boys and white girls as sisters and brothers.
Tôi có một giấc mơ sẽ có một ngày tận Alabama, với kỳ thị chủng tộc khắc nghiệt ở đó, với ngài thống đốc khóe miệng chảy lòng thòng những từ “phản đối” và “vô hiệu hóa” [6] – sẽ có một ngày ở ngay Alabama những bé trai da đen và những bé gái da đen sẽ có thể tay trong tay với những bé trai da trắng và những bé gái da trắng như là anh chị em.
I have a dream today!
Tôi có một giấc mơ hôm nay!
I have a dream that one day every valley shall be exalted, and every hill and mountain shall be made low, the rough places will be made plain, and the crooked places will be made straight; “and the glory of the Lord shall be revealed and all flesh shall see it together.”
Tôi có một giấc mơ sẽ có một ngày mọi thung lũng sẽ được nâng cao, và mọi đồi núi sẽ bị hạ thấp, chỗ lồi lõm sẽ được ban bằng, và chỗ quanh co sẽ thành ngay thẳng, và “sự vinh hiển của Thiên Chúa sẽ hiển lộ để mọi loài xác thịt cùng nhau chiêm ngưỡng.” [7]
This is our hope, and this is the faith that I go back to the South with.
Đây là hy vọng của chúng ta, và đây là niềm tin tôi mang theo khi trở về Miền Nam.
With this faith, we will be able to hew out of the mountain of despair a stone of hope. With this faith, we will be able to transform the jangling discords of our nation into a beautiful symphony of brotherhood. With this faith, we will be able to work together, to pray together, to struggle together, to go to jail together, to stand up for freedom together, knowing that we will be free one day.
Với niềm tin này, chúng ta sẽ có thể đẽo gọt từ ngọn núi tuyệt vọng một viên đá hy vọng. Với niềm tin này, chúng ta sẽ có thể biến đổi những lạc điệu chói tai của đất nước chúng ta thành bản hòa âm tuyệt đẹp của tình huynh đệ. Với niềm tin này, chúng ta sẽ có thể cùng làm việc với nhau, cùng cầu nguyện với nhau, cùng đấu tranh với nhau, cùng vào tù với nhau, cùng đứng lên vì tự do với nhau, và biết chắc rằng sẽ có một ngày chúng ta sẽ có tự do.
And this will be the day — this will be the day when all of God’s children will be able to sing with new meaning:
My country ’tis of thee, sweet land of liberty, of thee I sing.
Land where my fathers died, land of the Pilgrim’s pride,
From every mountainside, let freedom ring!
And if America is to be a great nation, this must become true.
Và đây sẽ là ngày đó – đây sẽ là ngày tất cả con cái Chúa có thể cất tiếng hát với ý nghĩa mới mẻ:
Đất nước này là của Người, mảnh đất ngọt ngào của tự do, ca tụng Người tôi hát.
Mảnh đất nơi cha ông tôi đã ngã xuống, mảnh đất mang niềm kiêu hãnh của những Người Hành Hương.
Từ mọi triền núi, hãy để tự do vang tiếng bay xa!
Và nếu Nước Mỹ thực sự là một đất nước vĩ đại, điều này phải thành sự thật.
And so
Let freedom ring from the prodigious hilltops of New Hampshire.
Let freedom ring from the mighty mountains of New York.
Let freedom ring from the heightening Alleghenies of Pennsylvania.
Let freedom ring from the snow-capped Rockies of Colorado.
Let freedom ring from the curvaceous slopes of California.
Và như vậy
Hãy để tự do vang tiếng bay xa từ những đỉnh đồi kỳ vĩ ở New Hampshire.
Hãy để tự do vang tiếng bay xa từ những ngọn núi uy nghi ở New York.
Hãy để tự do vang tiếng bay xa từ rặng Allegheny cao ngất ở Pennsylvania.
Hãy để tự do vang tiếng bay xa từ rặng Rockies tuyết phủ ở Colorado.
Hãy để tự do vang tiếng bay xa từ những triền đồi uốn lượn ở California.
But not only that:
Let freedom ring from Stone Mountain of Georgia.
Let freedom ring from Lookout Mountain of Tennessee.
Let freedom ring from every hill and molehill of Mississippi.
From every mountainside, let freedom ring.
Nhưng không chỉ thế:
Hãy để tự do vang tiếng bay xa từ Núi Đá ở Georgia.
Hãy để tự do vang tiếng bay xa từ Núi Lookout ở Tennessee.
Hãy để tự do vang tiếng bay xa từ mọi ngọn đồi và mọi đụn đất ở Mississippi.
Từ mọi triền núi, hãy để tự do vang tiếng bay xa.
And when this happens, when we allow freedom ring, when we let it ring from every village and every hamlet, from every state and every city, we will be able to speed up that day when all of God’s children, black men and white men, Jews and Gentiles, Protestants and Catholics, will be able to join hands and sing in the words of the old Negro spiritual:
Free at last! Free at last!
Thank God Almighty, we are free at last!
Và khi điều này xảy ra, khi chúng ta để tự do được vang tiếng bay xa, khi chúng ta để tự do vang lên từ mọi làng, từ mọi xóm, từ mọi tiểu bang và mọi thành phố, chúng ta sẽ có thể làm ngày ấy đến nhanh khi mọi con cái Chúa, người da đen và người da trắng, người Do Thái và người Ngoại Đạo,[8] người Tin Lành và người Công giáo, sẽ có thể nắm tay nhau cùng hát lời thánh ca cổ của Người Da Đen:
Cuối cùng đã có tự do! Cuối cùng đã có tự do!
Tạ ơn Thiên Chúa Toàn năng, cuối cùng chúng ta đã có tự do! [9]
----- Hết -----
Tài liệu tham khảo/ Chú thích/ Chú giải:
[1] Ở đây trong bản tiếng Anh Martin Luther King Jr. dùng thành ngữ “five score years” tương tự như câu bắt đầu Diễn Văn Gettysburg của Tổng Thống Lincoln, sau này đã trở thành khuôn mẫu trong nhiều bài diễn văn. 1 score là 20 năm, 5 score là 100 năm, ám chỉ năm 1863, thời điểm Lincoln diễn thuyết bài Diễn Văn Gettysburg, một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất lịch sử nước Mỹ và là một trong những bài diễn văn được trích dẫn nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn chưa tới 300 từ và dài từ hai đến ba phút này, Lincoln đã viện dẫn những nguyên tắc về bình đẳng được tuyên cáo bởi bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, và khẳng định rằng cuộc Nội chiến là một sự đấu tranh không chỉ cho Liên bang mà để “sản sinh một nền tự do mới”, sẽ mang đến cho mọi công dân một sự bình đẳng thật. (Nguồn: Wiki)
[2] Tuyên Ngôn Giải Phóng Nô Lệ, Emancipation Proclamation, gồm hai văn lệnh hành pháp do Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln đề xuất trong thời nội chiến Hoa Kỳ
[3] Năm 1963, thời điểm Martin Luther King Jr. phát biểu bài diễn văn.
[4] Trích nguyên văn từ phẩm Amos 5:24, Kinh Thánh Bản Chuẩn của Mỹ (American Standard Version of the Holy Bible): “justice rolls down like waters, and righteousness like a mighty stream.”
[4] Nguyên văn “We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal.”
[6] Nghĩa Mỹ: người theo “thuyết phản đối”, cho rằng tiểu bang có quyền tuyên bố một hành động của liên bang laf vi hiến, và “thuyết vô hiệu hóa”, cho rằng tiểu bang có thể vô hiệu hóa một hành động của liên bang mà tiểu bang cho là vi hiến. Tuy nhiên hai thuyết này không được tòa án công nhận.
[7] Trích Isaiah 40:4-5, Kinh Thánh Bản Vua James (King James Version): “and the glory of the Lord shall be revealed and all flesh shall see it together”.
[8] Trong tiếng Anh, “Gentiles” dùng để chỉ người không phải là người Do Thái, hoặc không thuộc về một nhóm tôn giáo nào.
[9] Nguồn từ: http://www.negrospirituals.com/news-song/free_at_last_from.htm
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 5
Đinh Hải Đăng
Trương Nguyễn Nhật Hoàng
Trần Thị Thảo Phương
Lê Chiêu Trung
Đặng Phương Uyên
Trần Thị Hồng Xuyến