Hầu hết những người tôi biết đều có một danh sách việc cần làm dài đến nỗi thật khó xác định đâu sẽ là kết thúc. Một số nhiệm vụ, thậm chí là những nhiệm vụ khá quan trọng đã được nán lại trong một thời gian dài và điều đó dễ dàng làm bạn bắt đầu cảm thấy tội lỗi hoặc thậm chí là xấu hổ về những gì mình chưa hoàn thành.
Mọi người trải qua cảm giác tội lỗi và người anh em thân thiết nó là xấu hổ, nó xuất hiện khi chúng ta đã làm điều gì đó sai. Cảm giác tội lỗi tập trung bên trong vào hành vi mà ai đó đã phạm phải, trong khi sự xấu hổ có xu hướng liên quan đến cảm giác như bạn là một người xấu, đặc biệt là trong bối cảnh các hành vi xấu đã trở thành kiến thức rộng rãi.
Câu hỏi cơ bản là liệu những cảm xúc này có phải là một điều tốt. Để trả lời điều đó, thật đáng giá để trích dẫn bộ phim Bridge of Spies. Mark Rylance thủ vai gián điệp Rudolf Abel. Anh ấy được hỏi tại một thời điểm này liệu anh ấy có lo lắng không, và anh ấy trả lời : “Nó có giúp được gì không?”
Trong trường hợp này, câu trả lời là điều đó phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Cảm giác tội lỗi đôi khi có thể là động lực. Ví dụ, cảm giác tội lỗi có thể làm tăng khả năng hợp tác của mọi người. Và trong một số trường hợp, cảm giác tội lỗi cũng có thể thúc đẩy mọi người tăng nhanh tiến bộ trong các dự án đang bị đình trệ. Ở mức tối thiểu, cảm giác tội lỗi dường như không khiến mọi người trở nên tồi tệ hơn khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, cảm thấy tội lỗi khi bạn rời xa công việc, khi bạn không ở vị trí để làm bất cứ điều gì về nó, không hữu ích và có thể gây tổn hại. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn về công việc nói chung và đánh mất thời gian mà bạn có thể dành cho bạn bè, gia đình hoặc tham gia vào một hoạt động thú vị.
Mặc dù vậy, xấu hổ lại là một câu chuyện khác. Có bằng chứng cho thấy mọi người sẽ trì hoãn một cách rõ ràng để tránh sự xấu hổ. Cảm thấy xấu hổ về công việc bạn chưa hoàn thành không những làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, không tốt hơn mà còn khiến nó trở thành một cảm xúc gần như không bao giờ hữu ích.
Bạn có thể làm gì để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của cảm giác tội lỗi và xấu hổ?
Một trong những yếu tố có thể khiến những cảm xúc này trở nên nặng nề hơn đó là sự trầm mặc tư tưởng- quá trình có những suy nghĩ lặp đi lặp lại về một điều gì đó gây lo lắng. Có một số điều bạn có thể làm để làm gián đoạn và chống lại những suy nghĩ tiêu cực này:
Luyện tập lòng từ bi: Trở nên tử tế và sẵn sàng tha thứ cho bản thân đã cho thấy làm giảm bớt những tác động tiêu cực của sự xấu hổ. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đưa ra lời khuyên cho một người khác đang ở trong tình huống mà bạn đang gặp phải, chẳng hạn nói với một người bạn đang thụt lùi lại phía sau một dự án nào đó. Rất có thể là bạn đã sẵn sàng nói với người khác để cho họ nghỉ ngơi. Bạn cũng nên sẵn sàng cho bản thân mình một lời khuyên tương tự.
Tập trung vào thành tích của bạn: Nghiên cứu của Gabriele Oettingen chứng minh rằng việc tập trung vào khoảng cách giữa những gì bạn đã hoàn thành và những gì bạn muốn hoàn thành dẫn đến cảm giác không hài lòng. Năng lượng đó có thể là động lực để hành động nhưng nếu bạn không thể hành động ngay lúc đó, hãy tập trung vào thành quả của bạn nhờ vào đó nó mang lại cho bạn cảm giác tự hào về những gì bạn đã làm. Xua tan cảm giác tội lỗi bằng cách nghĩ về những gì bạn đã làm. Khi bạn đã sẵn sàng để hành động, hãy ngồi xuống bàn làm việc vào sáng thứ Hai, sau đó bạn có thể sử dụng tốt hơn năng lượng từ sự không hài lòng đến từ việc tập trung quá nhiều vào những gì mà bạn chưa làm.
Chấp nhận thực hành. Một trong những kết quả của nhiều kỹ thuật chánh niệm là sự chấp nhận tình huống hiện tại của bạn. Điều này cũng hữu ích khi bạn đang cố gắng vượt qua cảm giác tội lỗi. Trong những khoảnh khắc đó, bạn cần nhớ rằng tất cả công việc bạn phải làm sẽ vẫn ở đó đến khi bạn quay lại làm việc cho dù bạn có cảm thấy tội lỗi về điều đó hay không. Nói cách khác, hãy nhắc nhở bản thân rằng cảm giác tội lỗi tại thời điểm đó không giúp ích gì cả.
Bạn muốn sử dụng cảm giác tội lỗi như một công cụ tạo động lực khi bạn ở trong một vị trí để hoàn thành công việc. Khi bạn không thể, hãy phát triển các chiến lược bỏ công việc đó lại phía sau và tìm cách giảm bớt cảm giác xấu hổ. Nhận ra rằng việc không hoàn thành một số công việc không khiến bạn trở thành người xấu nó chỉ khiến bạn nên người thôi.
Nguồn bài viết gốc: https://hbr.org/2018/07/youre-never-going-to-be-caught-up-at-work-stop-feeling-guilty-about-it
Bài giảng này được sưu tầm và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Văn Thị Ngọc Dung
Trần Đỗ Tâm Giao
Phan Duy Khánh
Hoàng Thị Thanh Thảo
Lê Nguyên Thông
Nguyễn Ngọc Trâm