Khi chúng ta lo sợ rằng chúng ta không thể suy nghĩ và hành động như bản chất con người của mình, chúng ta bắt đầu từ bỏ. Đây là cách chúng ta có thể bắt đầu buông bỏ những kỳ vọng và áp lực và quan tâm đến những nhu cầu và mong muốn của mình.  

 

Bạn có biết rằng sự chân thực có mối liên quan chặt chẽ đến hạnh phúc? Chân thực là cảm thấy hoàn toàn thoải mái với cơ thể của chính mình, được chấp nhận vào một cộng đồng nào đó, và cảm thấy mình có ý nghĩa và giá trị. Đó là một loại tự tin không đến từ việc đạt được điều gì đó bên ngoài, mà là nhận biết sâu sắc rằng bản thân đã đủ đầy bất kể nhu cầu hay kỹ năng cụ thể nào. Chúng ta thành thật với tính cách, tinh thần, hay cá tính của chính mình bất chấp áp lực bên ngoài. 

Tính chân thực là một trong những thành tố quan trọng nhất trong việc thiết lập một mối quan hệ lành mạnh và bền vững. Tuy nhiên, đây cũng có thể là công việc mang tính thách thức nhất mỗi ngày. Vì sao? Câu trả lời rất đơn giản: nỗi sợ. Chúng ta sợ rằng nếu chúng ta thật sự là chính mình - nói, làm, và cảm nhận những điều thực sự đang diễn ra trong chúng ta mà không thêm thắt hay che giấu thứ gì - những người khác có thể ngừng giao tiếp với chúng ta, cảm thấy khó chịu với chúng ta, hoặc thậm chí rời bỏ mình.  

 

Tính chân thực: Tầm quan trọng của việc cho phép mình từ bỏ 

Brené Brown, người đã trải qua 10 năm nghiên cứu tính chân thực, đã viết trong cuốn sách của cô ấy, Món quà của sự không hoàn hảo: “Tính chân thực là việc hàng ngày cho phép mình từ bỏ những người mà chúng ta nghĩ là chúng ta đang phải trở thành và chấp nhận chúng ta là ai”. tính xác thực có nghĩa là: 

 

  • Trau dồi khả năng trở nên không hoàn hảo 

  • Cho phép bản thân bị tổn thương, và 

  • Đặt ranh giới. 

 

Nếu chúng ta không chân thực với cảm xúc và nhu cầu sâu xa của chính mình, thì chúng ta không thể thiết lập được những ranh giới lành mạnh.  

 

Một trong những cách mà tôi luyện tập và chia sẻ với sinh viên của tôi để gia tăng sự chân thật là hãy chọn sự khó chịu thay vì sự bất mãn. Ví dụ, khi nỗi sợ trỗi dậy, nó có thể cảm thấy khó chịu và để tránh điều đấy, chúng ta có thể tự làm phân tâm hoặc đẩy lùi cách chúng ta thực sự cảm nhận và những gì chúng ta thực sự cần - nhưng điều này cuối cùng không bao giờ thỏa mãn. 

 

Có một rủi ro khi chúng ta là chính mình, cả trong cuộc sống cá nhân lẫn công việc. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tôn trọng những cảm xúc và nhu cầu thực sự của chúng ta, cuối cùng chúng vẫn manh mún xuất hiện vào vào những thời điểm bất ngờ nhất và gây hại cho bản thân và cả người khác. Chúng ta càng thực hành chân thực với mình thì cuộc sống càng trở nên dễ dàng hơn. 

 

Tính chân thực trong hành động 

 

Một lần, tôi đang ngồi tại nơi làm việc cùng với Amy, một học viên trong một chương trình của chuỗi Mindful & Well-Being của tôi. Chúng tôi đang nói về việc thực hành tính chân thực khi cô ấy chia sẻ cảm xúc của mình: “Tôi cảm thấy sợ phải chia sẻ điều gì đó với chồng tôi - tôi e rằng nó sẽ 'hủy hoại' đêm mặn nồng của chúng tôi và anh ấy sẽ xa lánh tôi. Tôi sợ phản ứng của anh ấy. Vì vậy, tôi giấu cảm xúc của mình. Sau đó, nó vài ngày sau đó những cảm xúc đó lại xuất hiện và tôi phải đè nén chúng lại. Sự oán giận tích tụ dần bên trong tôi và tôi bắt đầu cảm thấy xa rời khỏi anh ấy. Sau một tuần, một bức tường bắt đầu hình thành giữa chúng tôi. Tôi bắt đầu cảm thấy ít kết nối với bản thân mình hơn. Anh ấy hỏi có chuyện gì không và cảm thấy tôi xa cách. Cảm xúc của tôi đã tích tụ rất nhiều đến nỗi tôi vỡ òa trong sự giận dữ và thất vọng. Chúng tôi đã cãi nhau. Tất cả điều này có thể đã được ngăn chặn nếu tôi can đảm để chia sẻ những gì tôi thực sự cảm thấy và cần. ” 

 

 

Thực hành tính chân thực: 4 câu hỏi cho tính chân thực 

Hãy nghĩ về trải nghiệm gần đây với người bạn đời, với bạn bè, thành viên gia đình hoặc đồng nghiệp nơi bạn muốn chân thực nhưng đã không phản ứng như vậy. Hãy tưởng tượng và tự hỏi mình những câu hỏi sau: 

 

  • Tôi sợ điều gì sẽ xảy ra nếu tôi chia sẻ kinh nghiệm của mình ngay bây giờ với người này? 

  • Tôi sẽ cảm thấy thế nào nếu tôi không chia sẻ những gì tôi đang suy nghĩ và cảm nhận? 

  • Nếu tôi không sợ, tôi muốn nói gì nhất với người này ngay bây giờ? 

  • Làm thế nào tôi có thể chia sẻ những điều dễ tổn thương hơn? 

 

Tôi đã hỏi những câu hỏi này với Amy (người học viên ở trên) và đây là những câu trả lời của cô ấy: 

 

  • Bạn sợ điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thực sự chia sẻ sự thật với chồng mình? Rằng anh ta sẽ không yêu hay chấp nhận những gì tôi muốn chia sẻ, và điều này sẽ tạo ra xung đột và anh ta sẽ trở nên phòng thủ và/ hoặc xa cách với tôi. 

  • Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn không chia sẻ điều này? Tôi sẽ trở nên giận dữ với bản thân và anh ấy vì đã không chia sẻ cảm xúc và nhu cầu của tôi. Sau đó tôi sẽ có khả năng hung hăng hoặc xa cách với anh ta. 

  • Nếu bạn không sợ, bạn muốn nói gì nhất? Tôi sẽ nói, "Anh yêu, em biết mẹ anh sẽ đến thăm vào tháng tới, nhưng em thực sự thích bà ở lại với chúng ta trong ba ngày thay vì cả một tuần. Em hiểu rằng anh có mối quan hệ thân thiết với bà ấy, nhưng do lịch làm việc của chúng ta trong các chuyến thăm của bà, tôi thường cảm thấy bị choáng ngợp bởi những yêu cầu của bà. Em cảm thấy khoảng thời gian chuyến viếng thăm của bà gây căng thẳng cho mối quan hệ của chúng ta và khiến cho việc tận hưởng thời gian bà đây rất khó khăn. Em cảm thấy nó sẽ dễ dàng hơn và thú vị hơn cho mọi người nếu bà dành một nửa thời gian với chúng ta và một nửa thời gian với em gái anh, hoặc có thể có một cách nào đó mà anh có thể dành chút thời gian để dành nhiều thời gian hơn với bà ấy? Em không biết giải pháp là gì và em muốn hỗ trợ của anh và muốn nghe ý kiến của anh. Em muốn có một chuyến thăm tuyệt vời cho bà  và em biết điều đó cũng quan trọng với anh. Chúng ta có thể nghĩ ra một kế hoạch hoạt động cho cả hai chúng ta trong chuyến thăm của bà không? ” 

 

Việc thực hành tình yêu thương đã là một sự hỗ trợ lớn của tôi, hỗ trợ tính chân thực. "Tình yêu thương" được định nghĩa là một điều ước tốt cho bản thân và những người khác. Nó cũng có ý nghĩa tin tưởng bản thân và tin tưởng rằng chúng ta có những gì cần để biết chính mình một cách triệt để và hoàn toàn mà không cảm thấy vô vọng, và quan trọng nhất, không quay lưng lại với chính mình vì những gì chúng ta thấy. 

 

8 cách để sống thật với chính bạn 

 

  • Duy trì sự liên kết giữa những gì bạn cảm thấy và cần có với những gì bạn nói và làm. 

  • Thực hiện các lựa chọn dựa trên giá trị trong khi vẫn cân nhắc đến trực giác, lý trí và bức tranh lớn hơn 

  • Làm điều gì đó mỗi ngày phản ánh nhu cầu, mong muốn và giá trị sâu sắc nhất của bạn. 

  • Tự lên tiếng vì chính mình và yêu cầu những gì bạn muốn. 

  • Không chịu đựng bất kì loại hình lạm dụng nào 

  • Hãy từ bỏ việc điều khiển hành vi của bạn bằng mong muốn được yêu thích (hãy hoàn hảo một cách không hoàn hảo và chính bạn!) 

  • Tạo lập và duy trì ranh giới của bạn, đặc biệt là về mức năng lượng bạn có thể dùng để sống là chính mình 

  • Cho đi tình yêu thương và lòng từ bi của bạn. 

 

Tiếp tục học tập và phát triển 

 

Việc thiền định thường xuyên sẽ tạo điều kiện và nâng cao tính chân thực. Khi chúng ta tỉnh thức, chánh niệm, chúng ta đang lắng nghe những gì là chân thật và quan trọng giữa các tác động, áp lực, ảnh hưởng từ bên ngoài, thường có thể đối lập với sự thật bên trong của chúng ta. 

 

Một cách khác để nâng cao tính chân thực là đặt mục tiêu cho việc học tập, điều này giúp chúng ta thử nghiệm với bản thể của mình mà không cảm thấy như kẻ mạo danh. Chúng ta không nên mong đợi để có được mọi thứ ngay từ đầu. Chúng ta hãy ngừng cố gắng bảo vệ bản thân cũ của mình thoải mái khỏi những rủi ro mà sự thay đổi có thể mang lại và bắt đầu khám phá cách chúng ta có thể dẫn dắt cuộc sống của mình từ sự chân thực, năng lượng và hạnh phúc lớn hơn. 

 

Nguồn ảnh: Unsplash

Nguồn bài viết gốc: https://www.mindful.org/4-questions-foster-authentic-self/
Bài viết này được chọn lọc, biên dịch, thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Thân Tiến Toàn
Nguyễn Văn Hưng
Nguyễn Ngọc Thùy Trâm
Lộc Quỳnh Như
Phan Hoàng Ngân
Lê Quang Minh