• Tác giả: Francis Fukuyama
  • Năm xuất bản: 2020
  • Dịch giả: Khắc Giang, Quang Thái, Bảo Linh
  • Đơn vị xuất bản: Omega+ & NXB Đà Nẵng

Francis Fukuyama từng dự đoán rằng nước Mỹ sẽ bị các nhóm lợi ích đầy quyền lực nắm giữ. Lời tiên đoán của ông được chứng thực khi có sự trỗi dậy của một loạt thế lực phi chính trị, có khuynh hướng đe dọa gây mất ổn định cho trật tự toàn thế giới.

Nhu cầu được công nhận về bản sắc là yếu tố chủ đạo, có thể bao gồm rất nhiều hiện tượng đang diễn ra trong chính trị thế giới ngày nay. Sự công nhận phổ quát - tạo nền móng cho nền dân chủ tự do - vẫn không ngừng bị thách thức bởi các hình thái hạn hẹp hơn, đó là sự công nhận dựa trên quốc gia, tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc, dân tộc, giới tính, tất cả gây nên chủ nghĩa dân túy chống-nhập-cư, sự bùng phát của Đạo Hồi chính-trị-hóa, “chủ nghĩa tự do bản sắc” chống đối tại các trường đại học và sự xuất hiện của chủ nghĩa dân tộc da trắng.

Bản sắc là cuốn sách cần thiết và cấp thiết, mang đến một lời cảnh báo sắc sảo: nếu không lý giải được bản sắc con người, chúng ta sẽ tự đẩy mình đến tình trạng xung đột triền miên.    

Về tác giả:

Francis Fukuyama, sinh năm 1952, là nhà triết học, nhà kinh tế chính trị và tác giả người Mỹ. Ông nhận bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard và từng làm việc trong bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Fukuyama hiện là giáo sư Kinh tế Chính trị Quốc tế và Giám đốc Chương trình Phát triển Quốc tế tại Trường Paul H. Nitze về Nghiên cứu Quốc tế Cấp cao, thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington, DC.

Ông là tác giả của những công trình về chính trị, kinh tế, khoa học nổi tiếng như The Origins of Political Order, The End of History and the Last Man, Our Posthuman Future: Consequences of the Biotechnology Revolution...

Nhận xét:

“Với cách lập luận đầy thuyết phục và cấp thiết, nhà khoa học chính trị lừng danh khẳng định khao khát được công nhận về phẩm giá là khao khát hàng đầu của con người - và không thể thiếu trong công cuộc thúc đẩy nền dân chủ. Cuốn sách là một bản phân tích chặt chẽ về những mối đe dọa thảm khốc đối với nền dân chủ.” — Kirkus

“Chúng ta cần thêm nhiều nhà tư tưởng thông tuệ như Appiah và Fukuyama để cày xới mảnh đất của sự tiên đoán. Và chúng ta cũng cần nhiều độc giả hơn để đọc những gì mà các nhà tư tưởng ấy thu hoạch được.”  —The New York Times

Nguồn: Fahasa. Trích xuất từ: https://www.fahasa.com/ban-sac-nhu-cau-pham-gia-va-chinh-tri-phan-no.html?

_________________________________
Bài Giới thiệu Sách này được sưu tầm,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Phan Thị Lan Anh
Nguyễn Phú Đức
Nguyễn Hoàng Huy
Nguyễn Trọng Khương
Nguyễn Thị Diệu Linh
Phạm Thị Thanh Nguyên