• Tác giả: Charles Duhigg
  • Năm xuất bản: 2022
  • Người dịch: Lê Thảo Ly
  • Đơn vị xuất bản:  Alphabooks & NXB Lao động

“Sức mạnh của thói quen” giải thích tầm quan trọng của những thói quen trong cuộc sống của mỗi người, và phân tích cách những thói quen được xác lập. Khi đã hiểu được sự hình thành của thói quen, chúng ta có thể tạo ra thói quen tốt, xóa bỏ những thói quen xấu của cá nhân và trong tổ chức.

1/ Thói quen là những vòng lặp gợi ý - hoạt động - khen thưởng đơn giản mà tiết kiệm công sức và khả năng chịu đựng. Bất kỳ thói quen nào có thể được chia thành một chuỗi ba giai đoạn như dưới đây:

Sach K7 N417 Content1

Trước tiên, bạn bị tác động bởi một yếu tố bên ngoài, ví dụ như, đồng hồ báo thức của bạn đổ chuông. Điều này tạo ra một tổng thể tăng vọt trong hoạt động của não bạn như thể bộ não của bạn quyết định những thói quen đó thích hợp cho tình hình.

Tiếp đến là sự hành động thường ngày, có nghĩa là bạn đang quen dần việc thực hiện các hoạt động ấy khi đối mặt với những gợi ý đặc biệt này. Bạn đi vào phòng tắm và đánh răng và bộ não của bạn hầu như trên máy lái tự động.

Cuối cùng, bạn nhận được một phần thưởng: một cảm giác của sự thành công, và trong trường hợp này, cảm giác của vị bạc hà tươi nhảy nhót trong miệng của bạn. Hoạt động tổng thể não bộ của bạn tăng lên một lần nữa như thể bộ não của bạn đã hành thành thành công chuỗi giai đoạn củaoạt động và tăng cường sự liên kết giữa các gợi ý và thói quen.

2/ Thói quen tồn tại vì chúng tạo ra sự thèm khát. Thói quen được nuôi dưỡng vì sự thèm khát phần thưởng ở cuối chuỗi hành động. Chính vì vậy, rất khó để từ bỏ một thói quen xấu.                   

3/ Để thay đổi một thói quen, thay thế các hành động thường ngày với một hành động khác và tin vào sự thay đổi. Đây là quy tắc vàng của việc thay đổi bất kỳ thói quen: không cưỡng lại ham muốn, chuyển hướng nóGiữ nguyên các gợi ý và phần thưởng, nhưng thay đổi các hành động diễn ra từ sự ham muốn ban đầu.

Ví dụ, tổ chức  Alcoholics Anonymous (AA – tạm dịch: những người nghiện rượu vô danh) yêu cầu người tham dự liệt kê những ham muốn, phần thưởng mà việc uống rượu mang lại. Sau đó, họ thay thế vệc uống rượu bằng những hành động khác cũng mang lại phần thưởng tương tự.

4/ Bạn có thể thay đổi được nếu tập trung vào những thói quen mang yếu tố quyết định và đạt được những chiến thắng nho nhỏ.

Một số thói quen, được cho là thói quen then chốt, quan trọng hơn những cái khác, bởi vì tôn trọng chúng tạo ra hiệu ứng tích cực mà có thể lan sang các khu vực khác. 

Paul O'Neill đã chứng minh điều này khi đưa công ty nhôm Alcoa vốn đang đứng trước bờ vực tới thành công rực rỡ, bằng việc chỉ nhấn mạnh vào “An toàn tại nơi làm việc”. Những thói quen đảm bảo “An toàn” sau đó đã ảnh hưởng tích cực tới các quy trình làm việc và kết quả kinh doanh.

5/ Sức mạnh ý chí là thói quen then chốt quan trọng nhất. Sức mạnh ý chí, dường như, cũng là một thói quen then chốt có thể được áp dụng cho các mặt khác của cuộc sống. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy rằng ý chí về thực tế là kĩ năng có thể học được. Chúng ta nên rèn luyện lý trí của mình từ những thói quen nhỏ, và có sự tự chủ, lập sẵn kế hoạch cho tình huống xấu để điều khiển lý trí tốt hơn.

6/ Thói quen theo tổ chức có thể nguy hiểm, nhưng ta có thể thay đổi chúng bằng một cuộc khủng hoảng. Các nhà lãnh đạo giỏi có thể chủ động kéo dài cảm giác khủng hoảng trong tổ chức, để tạo ra sự khẩn cấp khiến mọi thành viên buộc phải thay đổi thói quen.

7/ Các công ty tận dụng thói quen trong chiến dịch tiếp thị của họ. Hiểu được thói quen của người tiêu dùng khiến các nhà tiếp thị đưa sản phẩm của mình được thị trường tiếp nhận một cách dễ dàng hơn.

8/ Biến động xã hội được sinh ra từ mối quan hệ mạnh mẽ, áp lực và thói quen mới. Nghiên cứu những biến động xã hội (VD: phong trào đấu tranh của người da đen tại Hoa Kỳ vào những năm 1950) cho thấy chúng bắt đầu từ vòng tròn những mối quan hệ xã hội (Bà Rosa Parks là một người phụ nữ có sức ảnh hưởng trong cộng đồng), áp lực so sánh (peer pressure – khi bạn bè và người thân ủng hộ một cuộc vận động, thật khó để đứng ngoài) và việc hình thành thói quen mới (Martin Lurther King đứng ra vận động cộng đồng với những cuộc biểu tình ôn hòa).

9/ Chúng ta chịu trách nhiệm cho việc thay đổi thói quen của chính mình. Hãy sống có trách nhiệm với cuộc đời của mình.

_________________________________
Bài Giới thiệu Sách này được viết,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Trần Hồng Hạnh
Nguyễn Đức Hiếu
Lê Hoàng Mạnh Hùng
Nguyễn Thị Phương Thảo
Đặng Minh Quân
Tô Nghiệp Siêu
Trịnh Quang Đồng Thảo