• Tác giả: Kishore Mahbubani
  • Năm xuất bản: 1998
  • Dịch giả: Quế Chi
  • Đơn vị xuất bản: Omega Plus & NXB Thế giới

Tác giả là người gốc Ấn lớn lên trong thời kỳ Singapore là 1 phần của Malaysia và vẫn đang là thuộc địa của Anh. Sau đó, khi Singapore độc lập, ông là học giả rất có uy tín và trợ lý bộ trưởng ngoại giao Singapore và trưởng phái đoàn Singapore lại Liên Hợp Quốc (LHQ).

Quan điểm của ông trong cuốn sách này là tập hợp các bài nghiên cứu và phát biểu của ông về Châu Á (đại diện là các nước Nhật Bản, Hong Kong, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc).

Khởi đầu từ năm 1000-1500 về cơ bản Châu Âu và Châu Á (Trung Quốc và Ấn Độ) có tốc độ phát triển tương tự nhau. Trong đó quy mô Trung Quốc và Ấn Độ luôn có quy mô kinh tế số 1 và số 2 thế giới trong suốt giai đoạn này.

Từ năm 1500, Bồ Đào Nha tạo cú nhảy vọt bắt đầu đi thực dân hoá Châu Phi (do sự gần gũi địa lý với Châu Âu). Sau đó hàng loạt các nước Tây Âu hiện đại hoá và tiến hành thực dân khắp thế giới từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương với các cường quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Phổ (Đức hiện nay). Người Châu Á trong suốt giai đoạn này vẫn trầm luân trong chế độ phong kiến và bị biến thành thuộc địa của Châu Âu.

Từ giữa thế kỷ 19, duy nhất Nhật Bản tại Châu Á đã tự thay đổi bản thân với việc học tập áp dụng mô hình của Châu Âu vào hiện đại hoá nước Nhật. Nước Nhật đã có cú nhảy vọt khi chiến thắng Nga trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật tạo niềm tin cho các nc Đông Á khác đặc biệt Trung Quốc có niềm tin chiến thắng phương tây giành lại độc lập. Tuy nhiên, sau đó Nhật lại học tập Châu Âu một cách cực đoan khi tiến hành xâm chiếm thực dân các nước Châu Á và tạo ra 1 hố ngăn cách rất rất giữa Nhật Bản – Hàn Quốc và Nhật Bản – Trung Quốc kéo dài mãi tới hiện tại vẫn ko thể giải quyết đc. Nhật bản trở thành nước có phong cách phương Tây nhưng lại cô đơn vì không thuộc vào nhóm Nato, mối quan hệ ngày càng lỏng lẻo với Mỹ. Nhật Bản bị cô lập giữa 3 cường quốc hạt nhân: Nga, Trung Quốc, Bắc Hàn. Nhưng Nhật có sức mạnh kinh tế cùng năng suất lao động của người Nhật thuộc nhóm hàng đầu thế giới.

Mô hình phát triển các con hổ Châu Á và Trung Quốc hầu như đều dựa trên cơ sở là nền độc tài của một vài cá nhân kiệt xuất. Họ học tập mô hình thành công của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 và tốc độ tăng trưởng ngày càng nhanh hơn và mạnh hơn so với mô hình Nhật Bản. Đặc biệt Trung Quốc gần đây đã bắt đầu tạo ra các bước nhảy lớn về công nghệ sau thời gian sao chép công nghệ của Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan.

Nền văn hoá các nước Đông Á nhìn chung vẫn giữ đc bản sắc riêng cho mình đặc biệt người Nhật Bản có sự gắn kết văn hoá rất mạnh so với các nước khác. Họ là sự kết hợp của cả văn hoá phương Tây và văn hoá phương Đông trong mình.

Vai trò của Châu Á từ khoảng những năm 1990 trở đi đã ngày càng mạnh hơn. Từ mức các nước Đông Á chỉ chiếm 4% GNP toàn cầu so với Mỹ 29% GNP thì hiện nay các nước Đông Á đã vượt qua Mỹ và sắp bằng Mỹ và Châu Âu cộng lại. Sự tăng tốc mạnh mẽ của Trung Quốc đóng góp chính vào quá trình này và trong ba thập kỷ tới sẽ có sự đóng góp lớn của Ấn Độ để vào năm 2050 hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ quay trở lại như nửa đầu thế kỷ 19 là Trung Quốc và Ấn Độ nhờ quy mô dân số khổng lồ của họ.

Con người Đông Á vs Đông Nam Á lớn lên trong nền văn minh lúa nước với sự chăm chỉ hơn hẳn người Châu Âu, năng suất lđ thấp do quá trình hiện đại hoá công cụ sản xuất và phương thức sản xuất diễn ra chậm chạp, quá trình này được đẩy mạnh sẽ tạo ra các nền kinh tế có năng suất lao động rất cao nhờ sự chăm chỉ của người dân khu vực này so với mọi khu vực khác trên thế giới. Bên cạnh đó, người Châu Âu trong suốt 200 năm qua đã áp đặt các tiêu chuẩn văn hoá của mình cho phần còn lại của thế giới với tiêu chuẩn đạo đức, tự do của họ. Nhưng người Châu Á lại có tiêu chuẩn văn hoá khác, việc tự do hoàn toàn theo phong cách Châu Âu có thể gây hỗn loạn trong thời gian rất dài sau đó.

_________________________________
Bài Giới thiệu Sách này được viết,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Phan Thị Lan Anh
Nguyễn Phú Đức
Nguyễn Hoàng Huy
Nguyễn Trọng Khương
Nguyễn Thị Diệu Linh
Phạm Thị Thanh Nguyên