• Tác giả: Patrick J.McGinnis
  • Năm xuất bản: 2020
  • Dịch giả: Đoàn Nam Anh
  • Đơn vị xuất bản:  First News & NXB Dân Trí

McGinnis là nhà văn, diễn giả và nhà đầu tư mạo hiểm. Ông sáng lập và dẫn chương trình kênh podcast nổi tiếng FOMO Sapiens. FOMO (Fear of missing out) là thuật ngữ ông nghĩ ra và được đưa vào từ điển năm 2013. Ông cũng sáng tạo và sử dụng thuật ngữ FOBO (fear of a better Option)

FOMO có thể xem như 1 sự đấu tranh nội tâm bạn tự đấu tranh với chính mình và có thể ít thiệt hại cho bạn. Nhưng FOBO thì nó lại lan truyền ra bên ngoài khiến cho không chỉ bạn mà cả những người bên cạnh cũng phải trả giá cho nó. FOMO thường dễ nhận thấy, đó là khi ta dồn quá nhiều thời gian công sức vào những thứ mà mình muốn có thay vì những gì mình đã có. Thế hệ hiện nay là 1 thế hệ FOMO Sapiens và bị thôi thúc bởi sự ám ảnh đó. Khi mà ta có cả 2 thứ trong mình là FOMO và FOBO và không có cách để kiểm soát chúng thì ta sẽ tiến dần tới mức Nỗi sợ hãi làm gì cũng sợ FODA (fear of doing anything).

  1. Nỗi lo sợ và sự thiếu quyết đoán trong 1 thế giới có quá nhiều lựa chọn

FOMO không phải lỗi của bạn vì:

– Về mặt sinh học: từ xa xưa loài người đã sống thành bầy đàn, tập thể với nhau 1 cách tự nhiên để có thể chống chọi lại điều kiện khắc nghiệt trong cuộc sống sinh tồn hàng ngày. Nhưng càng về sau, việc bắt chước lẫn nhau của con người ngày càng lớn hơn với những thứ kỳ quặc khi mà cuộc sống vật chất cơ bản đã đầy đủ

– Về văn hóa: Các tác phẩm nghệ thuật, văn hóa, film, kịch, tôn giáo đều mang theo những nét lôi kéo con người vào các hoạt động FOMO. FOMO kết hợp với internet sẽ càng khuếch đại hiệu ứng lên cao hơn trong thời đại ngày nay.

– Công nghệ: công nghệ là thứ xúc tác cực kỳ mạnh mẽ thúc đẩy cho FOMO bùng nổ ngày nay. Đặc biệt khi thời đại điện thoại thông minh trào tới và thông tin theo nhu cầu bùng nổ. internet đã dần kiểm soát chúng ta. Chúng ta sẽ bị lỗi ám ảnh so sánh bản thân với người khác liên tục tác động nên cuộc sống của mình khi tiếp nhận rất nhiều thông tin của người khác.

o Con người liên tục tiếp nhận thông tin dưới dạng các dòng thác thông tin không ngừng nghỉ, đặc biệt khi thời gian sử dụng điện thoại thông minh, internet ngày càng cao hơn

o Siêu đa liên kết: mạng xã hội đã tạo ra các siêu đa liên kết và ta thường theo dõi cuộc sống những người nổi tiếng và thần tượng cuộc sống ảo của họ dù thực tế họ không được như vậy. con người dành thời gian online nhiều hơn rất nhiều so với thời thời gian tiếp xúc thực tế ngoài đời.

o Nỗi sợ so sánh: con người sẽ luôn nhìn thấy những thông tin tích cực trên mạng, họ mong ước cũng được như vậy và tạo ra nội sợ hãi so sánh, luôn so sánh với những người được hưởng lợi ích đặc quyền nào đó và mong muốn cuộc sống được như họ. mọi người cũng tích cực tô vẽ cuộc sống trên mạng ảo của mình màu hồng hơn, tốt đẹp hơn và xa rời thực tế hơn so với nó vốn có.

  1. FOBO luôn là kẻ thù tiềm ẩn mạnh mẽ gây trở ngại cho việc quyết đoán ra quyết định của các nhà lãnh đạo. Họ có thể bị mong muốn làm mọi thứ mâu thuẫn với nhu cầu bỏ ngỏ tất cả các lựa chọn. Bạn bị giằng xé khi muốn theo hướng này, khi lại muốn theo hướng kia để có điều tốt hơn, nhưng lại không thể chọn được làm như thế nào. Kết quả là bạn bị mắc kẹt trong 1 cái vòng luẩn quẩn, bế tắc và dần kiệt sức. Đây là sự thất bại về khả năng lãnh đạo, tập trung và cam kết. Nó khiến bạn cảm thấy bất lực vì không thể ra quyết định.
  2. Quyết đoán: lựa chọn những thứ bạn thật sự mong muốn và bỏ qua những thứ còn lại. Ta cần luyện tập, rèn luyện sự quyết đoán, vì đó là kẻ thù của nỗi sợ hãi và nó sẽ giúp ta dần thay đổi tránh được sự ảnh hưởng của FOMO và FOBO lên cuộc sống của mình.

Nguồn tham khảo:
1/ Nguyễn Minh Hạnh. Đừng sợ lỡ cuộc chơi # FOMO (Fear Of Missing Out). nguyenminhhanh.com. Truy xuất từ: https://nguyenminhhanh.com/dung-so-lo-cuoc-choi-fomo-fear-of-missing-out-patrick-j-mcginnis/
2/ Ảnh đại diện: Fahasa

_________________________________
Bài Giới thiệu Sách này được sưu tầm,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Phan Thị Lan Anh
Nguyễn Phú Đức
Nguyễn Hoàng Huy
Nguyễn Trọng Khương
Nguyễn Thị Diệu Linh
Phạm Thị Thanh Nguyên