Vào năm 1816, đô đốc hải quân Pháp viết một bức thư gửi Đức vua Louis XVIII để nói lên sự lo lắng của ông về vụ đắm tàu Medusa: “Tôi rất lo lắng khi các nhà báo đang vô cùng hứng thú tiết lộ chi tiết liên quan đến những hình ảnh đáng tiếc, bức tranh về những vụ việc đó không bao giờ được phép xuất hiện trước công chúng”.  

Đô đốc đã không biết rằng với người họa sĩ trẻ, Théodore Géricault, thì bức “Vụ đắm tàu Medusa” đã sớm trở thành thành tựu vĩ đại nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của người họa sĩ, bức tranh được vẽ trên tấm vải dài gần 23 feet, cao 16 feet. Nó miêu tả lại cảnh những người còn sống sót trong thời điểm khốc liệt nhất của họ, xung quanh là la liệt xác người chết và đằng xa là một chiếc tàu đang dần khuất bóng. Bức tranh được trưng bày tại Triển lãm Paris năm 1819, nó đã giành được huy chương vàng và gây chấn động khắp Châu Úc.  

Ngày nay, bức tranh treo trong bảo tàng Louvre, bức tranh có một ý nghĩa nghệ thuật quan trọng với thời kỳ Lãng mạn, chính những khắc họa sâu sắc của bức tranh về các cảm xúc đau khổ của con người đã giúp kích thích cho phong trào này phát triển. Một điều ít được biết đến đó là bức tranh cũng đóng một vai trò đặc biệt trong một nền chính trị đang hồi phục và bấp bênh thời bấy giờ, nó là kết quả hợp tác giữa một họa sĩ và một trong những người sống sót của con tàu, câu chuyện đó đã được kể lại trong cuốn “The Wreck of the Medusa” của Jonathan Miles. Dù thường được thị trường biết đến như tập hợp các câu chuyện về thảm họa hàng hải (và câu chuyện về tàu Medusa được kể một cách hấp dẫn nhất), nhưng mặt khác, cuốn sách cũng tiết lộ về sự phản kháng mạnh mẽ của hai nhân vật đặc biệt ở thời Pháp hậu Napoleon.  

Vụ đắm tàu không chỉ đơn giản là một nỗi nhục quốc gia. Khi triều đại Một trăm ngày của Napoléon kết thúc; triều đại Bourbon được khôi phục lần thứ hai chỉ một năm trước khi tàu được gửi đến Senegal để lấy lại thuộc địa từ Anh. Tàu Medusa chở gần 400 người, bao gồm cả những người di cư, các nhà khoa học, thống đốc mới của Senegal và một nhóm tàn quân đã chiến đấu và bảo vệ Napoléon trước đó. Chỉ huy con tàu là một quý tộc nhỏ với kinh nghiệm hải quân ít ỏi và lạc hậu, Hugues Duroy de Chaumareys, người đã được trao vị trí này như một phần thưởng cho lòng trung thành của ông đối với quyền lực nhà vua.  

Căng thẳng chính trị trên tàu giữa những người theo chủ nghĩa hoàng gia và người theo Napoléon rất rõ ràng, và thực tế rằng Chaumareys được coi như là một người vô dụng. Vì ông ta đã đưa ra những quyết định sai trong những tình huống quan trọng, con tàu đã bị mắc cạn trên bờ Arguin hiểm nguy khét tiếng, nằm ngoài khơi bờ biển châu Phi. 

 

“Vụ đắm tàu Medusa”, Théodore Géricault, 1819. Erich Lessing/Art Resource, NY  

Những gì tiếp theo là một trong những câu chuyện hàng hải kinh hoàng nhất. Khi thảm họa xảy ra, hầu như tất cả các chính khách và sĩ quan, kể cả thuyền trưởng đã lên năm chiếc thuyền cứu sinh. Và những người còn lại gồm thủy thủ đoàn, binh sĩ và một vài người di cư không may mắn, được xếp trên một chiếc bè tạm, họ được hứa rằng sẽ được các thuyền cứu sinh kia kéo đến nơi an toàn. Những người trên chiếc bè đó, như Miles miêu tả là "một nhóm những người gồm binh sĩ và thủy thủ say xỉn, thực dân Cap Vert và một số cán bộ bình thường". Một số người đã nhìn chiếc tàu chìm, và bị chọn ở lại với nó. (Khi một chiếc thuyền cứu hộ cuối cùng cũng tìm thấy những người trên bè hơn 40 ngày sau đó, chỉ có 3 trong số 17 người còn sống.)  

Chỉ sau vài phút trên biển, một viên chức trong thuyền cứu sinh hạ một cái rìu và cắt dây thừng nối nó với chiếc bè. Các thuyền cứu sinh khác đã rút đi trong những gì Miles gọi là "cuộc trốn chạy hèn nhát". Chiếc bè được tạo tạm bờ, chỉ được cung cấp một ít rượu và một vài miếng bánh quy bị sũng nước. Những người đàn ông và một người phụ nữ trên tàu bước vào một trong những tập phim kinh hoàng nhất của tâm trí con người, tất cả những sự điên rồ, sợ hãi và tàn bạo cho thấy những gì loài người thực sự có khả năng chịu đựng. Vào đêm thứ hai, "một nhóm những kẻ sát nhân máu lạnh" dần trở nên hung tàn. Đến bình minh, 60 người đã chết và chỉ còn một thùng rượu. Trong thời gian ngắn, những vụ giết người nhiều hơn, tự tử, bệnh tật, nạn đói và ăn thịt đồng loại xảy ra tiếp sau đó. Sau 12 ngày, họ nhìn thấy con tàu Argus của Pháp trên đường chân trời và rồi chỉ để nhìn nó biến mất. Nhưng điều đáng chú ý là nó xuất hiện trở lại hai giờ sau đó, vì một sự thay đổi của hướng gió. Trong số 147 người trên bè ban đầu, chỉ còn lại 15 người.  

Một trong những người sống sót là một kỹ sư có tên là Alexandre Corréard, sau thảm họa, anh dần trở thành một nhà văn nổi tiếng khi viết về chính nghịch cảnh mình đã trải qua, đặc biệt, anh cũng như sớm trở thành bản cáo trạng chính của chế độ Bourbon. Anh kết tội chính phủ vì khả năng lãnh đạo tệ hại trên tàu Medusa, vì những nỗ lực cứu hộ què quặt sau vụ đắm tàu và vì đã đối xử tàn nhẫn với những người sống sót. Sau một phiên tòa, thuyền trưởng bị kết án, nhưng chỉ chịu một phán quyết nhẹ. Corréard đã kỳ vọng nhận được Huy chương Bắc Đẩu Bội Tinh và một công việc, nhưng đã bị cự tuyệt. Anh và họa sĩ Géricault tìm thấy nhau, hai người đã xây dựng nên một tình bạn giá trị và một sự hợp tác hiệu quả trong quan hệ công chúng. Corréard thậm chí còn làm mẫu cho bức tranh.  

Là đồng minh chính trị, Géricault và Corréard là những người phản đối chế độ nô lệ tại thời điểm mà chế độ nô lệ vẫn là một phần quan trọng của chủ nghĩa đế quốc Pháp. Corréard tin rằng thống đốc mới của Senegal, Julien Schmaltz, dường như được lợi từ việc buôn bán nô lệ bất hợp pháp, và Corréard rất muốn báo cáo vụ việc này. Ở giai đoạn cuối của bức tranh “The Raft of the Medusa”, Géricault thêm ba con số đen vào chiếc bè, một động thái mà Miles gọi là “mạnh dạn, tiên phong nguy hiểm.” Khi bức tranh được trưng bày rộng rãi và thảo luận ở Pháp và Anh, đã gây những chỉ trích nặng nề đối với chế độ nô lệ của Pháp.  

Trong khi chủ đề của con tàu đắm đã tạo nên sự say mê ở cấp độ chính trị, Géricault bị lôi cuốn vào chủ đề về nỗi thống khổ dù dưới bất kỳ hình thức nào, đặc biệt là của những giai cấp khổ đau. Là một người am hiểu đời sống đường phố, ông phác thảo ra một đường hướng nghệ thuật mới, tạo ra các bản vẽ “gợi mở sự tra tấn” và thậm chí ông còn giữ những phần chân gãy bị tàn phá mà ông mượn từ một bệnh viện gần đó, để trong phòng tranh của mình. "Sự vô nhân đạo với con người đã trở thành vấn đề quan tâm của Géricault’s", Miles viết. Ông "nổi lên như là nhà phê bình trực quan đầu tiên về cuộc cách mạng công nghiệp".  

Đôi khi ngôn ngữ của Miles bị quá tải, như khi ông nói Géricault là "chạy trốn khỏi đống đổ nát của cuộc sống tình cảm cá nhân" hoặc viết về "con tàu đắm của cuộc sống bắt kịp trong một niềm đam mê không ngừng nghỉ". Géricault đã có một chuyện kinh khủng với dì của ông, nó kết thúc khi bà mang thai với con trai mình, đó là đứa con đã bị gửi đi ngay sau khi sinh và nó không biết cha mẹ mình là ai . Và đó chỉ là một trong những vấn đề của ông. Một vấn đề khác chính là sức khỏe của ông; ông qua đời ở tuổi 32 do bệnh lao phổi. Cuốn sách của Miles có thể đã được hưởng nhiều lợi ích hơn nếu tập trung khám phá sâu hơn về nỗi đau khổ tinh thần của họa sĩ. Tuy nhiên, câu chuyện về họa sĩ đã được phản ánh một cách tuyệt vời. Các phần thay thế giữa bản thân xác tàu, sự tra tấn và cuộc sống kỳ lạ của nghệ sĩ và những biến động chính trị ở Pháp.  

Trong những ảnh hưởng gián tiếp, vụ tàu đắm Medusa cho thấy những mưu đồ của vị vua mới và phía đối thủ cộng hòa của mình để làm mất uy tín các siêu thế lực của hoàng gia, những người muốn khôi phục lại chế độ trước đây. Và nhiều năm sau, vụ chìm tàu Medusa, câu chuyện về những người sống sót và về chiếc bè, đã dần đóng một vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào những lý do để bãi bỏ chế độ nô lệ, mà xa hơn là việc giải thể chế độ quân chủ

Nguồn ảnh: https://www.nytimes.com/2007/12/02/books/review/Williams-t.html  

Nguồn bài viết gốc: https://www.nytimes.com/2007/12/02/books/review/Williams-t.html
Bài viết này được chọn lọc, biên dịch, thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Thân Tiến Toàn
Nguyễn Văn Hưng
Nguyễn Ngọc Thùy Trâm
Lộc Quỳnh Như
Phan Hoàng Ngân
Lê Quang Minh