Quyền lực là một khía cạnh mà ta không thể trốn tránh được trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Môi trường làm việc, những mối quan hệ xã hội và kể cả đời sống gia đình đều thường trở nên khó khăn hơn bởi những mối bận tâm về quyền lực, địa vị, tiền bạc và sự thống trị. Tất cả mọi người đều ghét những “chiêu trò cạnh tranh nơi công sở”, nhưng chúng ta lại đều vướng vào sức hút của quyền lực con người nhiều hơn mức mà ta mong muốn. Tuy nhiên, đôi lúc con đường đến với quyền lực lại quanh co như những bước ta chọn để đến được với cuộc sống trọn vẹn.
Thích Nhất Hạnh là một trong những người thầy Phật giáo được kính trọng nhất thế giới. Là một thầy tu người Việt Nam phải tha hương bởi sự hoạt động tích cực trong suốt cuộc chiến chống Mỹ, ngài đã sáng lập ra những tu viện và dạy về Phật giáo cho hàng triệu người trên khắp thế giới từ khi rời đi đến nay. Các nghiên cứu của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong truyền thống thiền hành giản đơn đến mức khó tin, những cánh cửa bước vào những khoảnh khắc hiện tại có thể bắt đầu từ những công việc hàng ngày như đi lại, rửa chén.
Sách “The art of power” của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Trong quyển sách Quyền lực đích thực, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra một định nghĩa cốt lõi rất khác biệt về quyền lực. Để trở nên đầy quyền lực không phải là khi phải có một căn nhà lớn, có xe hơi, cũng không phải là khi nắm trong tay những đội quân hùng hậu, tập đoàn thuộc danh sách 500 Fortune, hay khi là một người tỉ phú. Chúng ta theo đuổi những điều này chỉ bởi vì ta tin - một cách mù quáng - rằng khi ta có chúng ta sẽ trở nên hạnh phúc. Nhưng chính bản thân sự hạnh phúc đã là một quyền lực đích thực rồi.
“Khi bạn hạnh phúc, sẽ không khó để kiếm đủ tiền cho một cuộc sống thoải mái và đơn giản. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để kiếm số tiền bạn muốn khi bạn đã vững tâm và tự do. Nếu bạn hạnh phúc, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy thoải mái trong mọi tình huống. Bạn sẽ không phải lo lắng về bất kỳ điều gì. Nếu bạn có năm quyền lực tâm linh và bạn mất đi công việc của mình, bạn sẽ không phải chịu đựng nhiều. Bởi lẽ bạn biết cách làm sao để sống giản đơn, và bạn có thể tiếp tục sống hạnh phúc. Bởi lẽ bạn biết rằng sớm hay muộn thì bạn cũng sẽ có một công việc mới, và bạn sẵn sàng chào đón mọi điều có thể xảy ra.”
Năm loại nguyên tắc tâm linh mà thiền sư Thích Nhất Hạnh dạy là những điều cốt lõi của Phật giáo, nhưng được diễn đạt ở một cách thật đơn giản và thực tế đến cả người vô thần nhất cũng có thể dễ dàng tìm được sự dẫn dắt trong những nguyên lý tâm linh sau:
MỘT - Có niềm tin vào hạnh phúc. Chỉ khi bạn có niềm tin rằng bạn có thể hạnh phúc, và hạnh phúc có thể đến trước khi có tiền tài, danh vọng, bạn sẽ thôi không tin rằng tiền tài, danh vọng cần phải đến trước. Bạn sẽ phải trao lòng tin và tin tưởng rằng bạn phúc của bạn sẽ đến.
HAI - Tích cực nuôi dưỡng hạnh phúc. Sẽ khó để có thể hạnh phúc khi bạn vẫn giữ thói quen làm những việc khiến bạn không vui. Cờ bạc, rượu bia, cãi vả, và những điều tiêu cực trong mọi hình thái khác nhau đều có thể gây nghiện. Trong khi đó, những hành động tích cực như ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao hay phát triển các mối quan hệ có thể cảm thấy khó khăn nhiều hơn. Nhưng nếu bạn tích cực trong việc theo đuổi hạnh phúc, hạnh phúc sẽ lớn lên mỗi ngày.
BA - Sống trong giây phút hiện tại. Chánh niệm - sống trong giây phút hiện tại, hơn là lạc mất mình tròn dòng suy nghĩ miên man về quá khứ hay tương lai - là trọng tâm của Phật giáo, và đang được phát triển rộng rãi vượt qua cả các giáo lý Phật học. Nhưng điều này chẳng hề dễ dàng! Khi và chỉ khi ta sống ở giây phút hiện tại, ta mới có thể nhận thức được tư tưởng của mình, và cảm nhận được cơ thể của ta, từ đó thấy được điều gì khiến ta đau khổ, điều gì khiến ta hạnh phúc.
BỐN - Có sự tập trung. Ta càng dành nhiều thời gian nhận thức về hiện tại, ta càng dễ dàng chú tâm vào từng công việc cụ thể. Từ những việc như uống một tách trà, đến việc trình diễn một buổi hoà nhạc Violin. Ta càng chú tâm tốt, ta càng làm tốt những công việc của mình, và ta càng trở nên hạnh phúc hơn.
NĂM - Sự thấu hiểu sâu sắc là mục tiêu hướng đến. Niềm tin, sự chú tâm, chánh niệm và sự tập trung được xây dựng củng cố lẫn nhau để giúp ta thấu hiểu sâu sắc. Những điều này có thể rất cá nhân - nhận ra rằng một mối quan hệ đã trở nên xấu đi và cần được sửa chữa. Hoặc cũng có thể rất phổ quát - ta hiểu được một ý tưởng phức tạp như sự tương tức. Chính những sự thấu hiểu sâu sắc này là điều giúp sự hạnh phúc của chúng ta vững bền và trường tồn, vượt xa hơn rất nhiều so với thứ “hạnh phúc” phù du mà ta gắn với tiền tài, danh vọng.
Những thông điệp của thiền sư Thích Nhất Hạnh mà tôi đã diễn tả trong bài viết này đều rất giản đơn, và ngài đã tiếp tục giải thích cặn kẽ hơn trong quyển sách Quyền lực đích thực. Quyển sách ngắn nhưng vô cùng giá trị và đáng đọc. Đây là một tác phẩm đồng hành với quyển sách trước đó của ngài An lạc từng bước chân, và quyển sách "After the Ecstasy, The Laundry" (Tạm dịch: Sau sự ngây ngất là sự gột rửa) của Jack Kornfield.
Nguồn ảnh: https://damiengwalter.com, Tim Marshall / Unsplash
Nguồn bài viết gốc: https://damiengwalter.com
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5
Thân Tiến Toàn
Nguyễn Văn Hưng
Nguyễn Ngọc Thùy Trâm
Lộc Quỳnh Như
Phan Hoàng Ngân
Lê Quang Minh
Với sự hỗ trợ từ (các) Cộng tác viên:
Võ Tuấn Kiệt
Võ Nam Du
Phạm Kim Hoàng