• Tác giả: James Gleick
  • Năm xuất bản: 1987
  • Đơn vị xuất bản: Penguin Books

James Gleick, tác giả của quyển sách Thuyết hỗn loạn: Làm ra một khoa học mới, là một tác giả và nhà sử học khoa học người Mỹ. Ông được công nhận với những bài viết về các chủ đề phức tạp thông qua các kỹ thuật kể chuyện phi hư cấu, và được gọi là "một trong những nhà văn khoa học vĩ đại của mọi thời đại. Ông ấy là một phần nguồn cảm hứng cho nhân vật Ian Malcolm trong Công viên kỷ Jura.

Trong quyển sách Thuyết hỗn loạn, gồm 11 chương này, James Gleick bắt đầu với kiến ​​thức cơ bản nhất về sự hỗn loạn trong thời tiết trong Chương 1. Đây cũng là chương nền tảng để phát triển các chương tiếp theo. Cụ thể, Gleick bắt đầu bằng cách thảo luận về trình giả lập thời tiết do Edward Lorenz tạo ra (Lorenz là nhà khí tượng học nghiên cứu, nhân viên tại Viện Công nghệ Massachusetts, người đã khám phá ra cái sau này được gọi là Hiệu ứng cánh bướm). Gleick giải thích các quy trình cũng như phương pháp số và ứng dụng của Lorenz mà sẽ giúp ông trở thành vị thần thời tiết trong vũ trụ nhân tạo của riêng mình. Các thí nghiệm của Lorenz đã giúp thúc đẩy sự phát triển của Trung tâm Khí tượng Quốc gia vào những năm 1980.

Cuốn sách cũng giới thiệu dài các công trình của nhiều nhà khoa học lỗi lạc khác, bao gồm công trình của John Yorke, người được cho là đã tạo ra thuật ngữ "hỗn loạn" liên quan đến khoa học. Mặc dù Yorke là một nhà toán học lỗi lạc, nhưng ông thường tự coi mình là một triết gia. Ông là một người rất ngưỡng mộ Steve Smale, một nhà khoa học nổi tiếng khác. Smale là một nhà toán học khó tính nhưng xuất sắc vào thời điểm đó đã làm việc và cuối cùng là chỉ đạo Viện Khoa học Vật lý và Công nghệ. Công trình của Benoit Mandelbrot cũng được thảo luận và công nhận vì những đóng góp quan trọng của nó cho khoa học về sự hỗn loạn. Sự hỗn loạn được xem xét trong nhiều khía cạnh và môi trường khác nhau từ không gian bên ngoài đến tự nhiên đến cơ thể con người. Gleick cũng nói về những thí nghiệm hiện đại.

Gleick là một nhà văn khoa học tài năng theo cách riêng của mình. Ông trình bày các thuyết phức tạp của các nhà khoa học với văn phong mạch lạc, dễ hiểu, gần gũi mà người bình thường cũng như nhà khoa học non trẻ có thể tiếp cận được. Ngoài ra, với những điểm xuyến về tính cách cũng như phong cách làm việc của các nhà khoa học ở trong sách, Gleick giúp người đọc thấy được sự sống động trong mỗi nhà khoa học ở trong đời sống khoa học cũng như trong đời sống hằng ngày của họ.

Các khái niệm chính trong cuốn sách này:

  • Sau khi xác định tính không thể đoán trước của thời tiết, nhà khí tượng học Edward Lorenz trở thành cha đẻ của lý thuyết hỗn loạn.
  • Các hệ thống phi tuyến tính với đầu vào đơn giản có thể mang lại những hành vi vô cùng phức tạp ở đầu ra.
  • Các hệ thống phi tuyến lần đầu tiên được nghiên cứu nghiêm túc bởi các nhà vật lý và toán học vào những năm 1970.
  • Hành vi của các quần thể động vật tương tự như hành vi của các hệ động lực phi tuyến tính.
  • Hình học fractal của Mandelbrot đã tiết lộ các mô hình phức tạp vô tận của các hệ động lực phức tạp.
  • Các lực hút kỳ lạ đã hỗ trợ các nhà khoa học hiểu được động lực học phức tạp của nhiễu loạn.
  • Mitchell Feigenbaum đã nâng thuyết hỗn loạn lên một tầm cao mới về tính hợp pháp bằng cách khám phá ra các nguyên lý phổ quát của các hệ thống phi tuyến tính.
  • Để phổ biến thuyết hỗn loạn, một nhóm các nhà toán học trẻ tại UC Santa Cruz đã sử dụng đồ họa máy tính và các hiện tượng thông thường.

Các hệ thống động lực học phi tuyến tính có thể được tìm thấy trong tự nhiên và chúng đặc biệt quan trọng đối với sinh học của chúng ta.

_________________________________
Bài Giới thiệu Sách này được viết,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7

Trịnh Thanh Hà
Trần Ngọc Hiếu
Nguyễn Thị Kim Lài
Nguyễn Đức Máy
Nguyễn Trọng Nam
Dương Nguyễn Hồng Nhung
Đinh Huỳnh Mai Tú