- Tác giả: Ruth W. Dunnell
- Năm xuất bản: 2018
- Dịch giả: Trịnh Huy Ninh
- Đơn vị xuất bản: VanLangBooks & NXB Hồng Đức
- Dân du mục Âu-Á: sơ lược về sinh thái, địa lý và lịch sử
Dân du mục Á – Âu là 1 dải lãnh thổ kéo dài từ Hungary tới Tây Tạng Trung Quốc với đặc thù thảo nguyên và sa mạc. Đây là khu vực có vai trò chính trong con đường tơ lụa trên đất liền từ Trung Quốc sang Châu Âu suốt nhiều thế kỷ và vai trò yếu đi từ khoảng thế kỷ 16 khi hàng hải lên ngôi.
Mối quan hệ giữa dân du mục và dân định cư (ở đây là nông dân) thường là cộng sinh với nhau: dân du mục có ngựa, dê, lạc đà trong khi dân định cư có nông thổ sản hàng ngày. Nhưng nhìn chung dân du mục bị coi là dân dã man, cuồng tính và bị gán cho vai trò hay cướp phá, phá hoại cuộc sống của dân định cư.
Tính di động, khả năng thích ứng, cần thiết để sinh tồn, khiến người du mục linh hoạt và thực dụng. Lối sống, kinh nghiệm và lòng trung thành với thủ lĩnh xác định bản sắc và văn hoá nhiều hơn dòng dõi, tiếng nói, hoặc thậm chí tôn giáo.
- Nguồn gốc của Chinggis Khan (Thành Cát Tư Hãn):
Mông Cổ thế kỷ 12
Từ năm 1140, gia tộc thủ lĩnh Mông Cổ Borjigin bắt đầu thông gia với gia tộc Onggirat để cùng nhau chống lại người Tatar. Vào cuối thế kỷ 12, người Mông Cổ khi đó chỉ khoảng 700 ngàn và việc thu phục được người quan trọng hơn rất nhiều so với việc chiếm hữu đất đai.
Cha của Chinggis Khan là Dũng sĩ Yesugei, là cháu nội của Khan Mông Cổ thất thế trong thế kỷ 12. Ông đã lập ra 1 chi họ Kiyat thuộc gia tộc Borjigin để hi vọng có ngày được kế thừa vị trí Khan. Ông bắt 1 người Onggirat về làm vợ và là mẹ của Chinggis Khan sau này. Sau đó Yesugei đã tham gia bầu Khan mới và bùng nổ chiến tranh với Tatar, nhưng không không đủ uy tín để lên vị trí Khan, nên ông đã kết nghĩa với Toghril, Khan của người Kereyit và tạo tiền đề mạnh cho con trai Yesugei sau này. Theo sử Mông Cổ, Chinggis Khan sinh ra vào khoảng 30/5/1162, tên ban đầu là Temujin Oge (Thiết Mộc Chân) tên 1 dũng sĩ tù binh mà Yesugei bắt được và đặt cho con trai mình.
1160-1180 - giai đoạn Temujin hình thành cốt cách của một thủ lĩnh Mông Cổ: đánh bại đối thủ, tỏ ra độ lượng và công bằng với người dưới
1180-1190 - Temujin mất gần 10 năm để dẹp yên các vụ nội đấu, nổi loạn trong nội bộ của mình.
1197-1205 - giai đoạn thống nhất các bộ tộc
- Tổ chức đế chế
Các dân tộc bị chinh phục sẽ bị xé nhỏ ra chia vào các thiên nhân khác nhau và tiến hành đồng hóa mạnh mẽ làm họ mất đi bản sắc dân tộc, xã hội Mông Cổ được quân sự hóa hoàn toàn với quyền lực thuộc về Nam giới và giới quân đội. với vai trò tối thượng của Chinggis và không ai có thể thách thức lại được. Ông cũng đặc biệt ưu đãi các tướng lĩnh tin cẩn nhất, những người ủng hộ ông từ đầu để đưa ông lên ngai Khan và luôn hết mình phục vụ ông vô điều kiện. Họ được ưu ái hơn hẳn những anh em ruột thịt của ông nếu các anh em của ông không có cống hiến gì đáng kể. Ông cũng lập ra mạng lưới truyền tin tức rộng khắp các khu vực và là hệ thống thông tin để nắm bắt mọi vấn đề 1 cách nhanh chóng. Trị an tại Mông Cổ khi đó rất tốt.
Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của mình, ông đã chỉ huy 32 chiến dịch lớn với 65 trận đánh, chinh phục được hơn 30 triệu km2 đất đai, điều không nhân vật hay đế chế nào có thể làm được trước đó. Tất cả những vinh quang không gì sánh được kể trên, thật tàn khốc khi được ghi dấu ấn bằng mạng sống của gần 40 triệu người.
Đế quốc Mông Cổ là quốc gia duy nhất trong lịch sử bao gồm cả Trung Quốc và Nga, cũng như nhiều đất nước nhỏ hơn từ Triều Tiên tới Iran, Afghanistan, Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ
Vừa gây ra chiến tranh, vừa xây dựng hoà bình, vừa dân chủ, vừa bạo tàn, Thành Cát Tư Hãn đã tự viết lên định mệnh của đời mình và cho dấu mốc quan trọng trong lịch sử của toàn nhân loại.
Tài liệu tham khảo: Dương Dương (21/12/2020). Cát Tư Hãn: Ác nhân hay Vĩ nhân?. Danviet.vn. Truy xuất từ: https://danviet.vn/thanh-cat-tu-han-ac-nhan-hay-vi-nhan-20201220174932348.htm
_________________________________
Bài Giới thiệu Sách này được sưu tầm,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 7
Phan Thị Lan Anh
Nguyễn Phú Đức
Nguyễn Hoàng Huy
Nguyễn Trọng Khương
Nguyễn Thị Diệu Linh
Phạm Thị Thanh Nguyên