Hãy nghĩ lại về lần gần nhất chúng ta nổi giận, bạn đã hành xử gì ngay lúc đó. Sau khi cơn giận nguôi đi, bên trong bạn có trải qua sự dằn vặt và trách móc bản thân; rồi chúng ta lại tự hứa lần sau sẽ không nói hay hành xử như vậy nữa nhưng trong những cơn giận sau, những cảm xúc tiêu cực, sự đổ vỡ và tổn thương vẫn lại tiếp tục diễn ra.
Vậy đâu là cách để chúng ta kiềm chế cơn giận mỗi khi nó khởi sinh?
Trong tâm lý học, phương pháp “Đánh gối” được sử dụng để giải tỏa những năng lượng tiêu cực và dồn nén bên trong chúng ta. Tuy nhiên cách làm này chỉ có tác động tức thời tại thời điểm cơn giận khởi sinh và sau đó khi chúng ta nghĩ về nó, cơn giận vẫn khởi sinh trở lại.
Vậy làm thế nào để trị được tận gốc cơn giận?
Là một người thực hành chánh niệm lâu năm, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ cho chúng ta cách để kiềm chế cơn giận của mình thông qua thực tập quán chiếu để nhìn sâu vào hạt giống bên trong. Theo đó mỗi khi cơn giận khởi sinh, điều chúng ta cần làm là “án binh bất động”, tuy nhiên “án binh bất động” không có nghĩa là chúng ta không làm gì, thay vào đó chúng ta thực hành chánh niệm, điều này giúp chúng ta công nhận cái giận đang hiện hữu, sự đau khổ vì giận,…
Đó là cách để chúng ta tiếp xúc với cái giận và giải tỏa nó, nhờ vậy mà cơn giận được kiềm chế.
Hãy xem bài giảng để hiểu hơn về phương pháp thực hành này.
https://www.youtube.com/watch?v=uyE2WpDEYRU&ab_channel=Ngaoui
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 6
Lê Trọng Nam
Trần Lê Thiên Ân
Huỳnh Ngọc Nhật Vy
Nguyễn Thị Tường Vi
Phan Anh Tuấn