Trong một buổi pháp thoại về chủ đề Văn hóa và đạo đức trong đời sống tâm linh ngày 22.03.2005 tại Ủy Ban Về Người Việt ở Nước Ngoài, Hà Nội, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận được câu hỏi: Thầy nói rằng các nhà chính trị, doanh nghiệp v.v… cần có đời sống tâm linh nhưng đặc biệt ở Việt Nam những người làm chính trị, những người làm lãnh đạo đều là đảng viên đảng cộng sản, những doanh nghiệp doanh nhân hiện nay là doanh nghiệp quốc doanh, giám đốc cũng đều là đảng viên cả. Thầy nói cần có đời sống tâm linh, những người đó họ bảo: Tôi theo chủ nghĩa cộng sản duy vật bảo tôi như thế này là tôi lại theo duy tâm à? Như vậy phải trả lời làm sao ạ? Tôi muốn hỏi thêm: Như vậy thì hiểu cái vấn đề tâm linh như thế nào?

Nội dung đoạn nói chuyện gợi mở nhiều điều thú vị:

- Một góc nhìn mới, gợi mở về chủ đề: Hiểu thế nào cho đúng về tâm linh dựa trên cơ sở nền tảng lý luận Triết học.

- Nhìn nhận lại tâm linh ở một góc nhìn khác, thay vì luôn nhập nhằng trong sự mơ hồ hay sự rạch ròi giữa "tâm" và "vật".

- Tâm linh không chỉ có duy tâm, cũng không thể hoàn toàn là duy vật. Tâm linh là sự dung hòa, trung gian và kết hợp hài hòa giữa “tâm” và “vật”

Bài giảng này được sưu tầm, biên tập và giới thiệu bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 6
Đặng Xuân Hải
Mai Thị Như Thảo
Hồ Đông Thụ
Lê Trung Thu
Nguyễn Hữu Ý