Tên gốc: La pensée scientifique occidentale
Với buổi nói chuyện với các sinh viên Du học sinh Pháp ngữ tại TP. Hồ Chí Minh, Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn đã nhấn mạnh về những điều cốt lõi trong tư duy khoa học phương Tây. Song song với đó là sự so sánh về những điểm khác nhau trong tư duy Đông - Tây.

Phương Tây là cái nôi của khoa học kĩ thuật, ở đó, một bầu không khí học thuật đã nuôi dưỡng cho tinh thần học hỏi và điều kiện nghiên cứu được phát triển. Ở phương Tây, họ luôn học hỏi, thâu nhặt những kiến thức căn bản cả Đông - Tây trở thành một kho tri thức phổ quát, từ đó không ngừng sáng tạo.

Phương Đông với nền tảng khoa cử và lối học tầm chương, nên tư duy “học để thành danh" đã chi phối sự học của con người. Học chủ yếu vì hiếu danh hơn là hiếu tri. Nhìn lại nền văn hiến của Việt Nam bao ngàn năm, bao Tiến sĩ, Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa… nhưng không có để lại một công trình nào cả, mà cốt thi đỗ để làm quan - “Nhất nhật công danh".

 
Bài giảng này được sưu tầm và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6

Đặng Xuân Hải
Mai Thị Như Thảo
Hồ Đông Thụ
Lê Trung Thu
Nguyễn Hữu Ý