Đâu là điểm khác biệt giữa người hùng và lãnh đạo? Trong bài diễn thuyết sâu sắc này, Lorna Davis giải thích về việc thần tượng hóa các anh hùng đang ngăn cản chúng ta giải quyết các vấn đề lớn, và chỉ ra vì sao chúng ta cần "sự tương thuộc triệt để" để tạo nên các thay đổi thực sự.

Trong một thế giới phức tạp và mọi thứ đều có liên kết với nhau, chúng ta không cần người hùng, chúng ta cần sự tương thuộc triệt để lẫn nhau. Nguyên lý về  "tính tương thuộc" nổi bật lên tư duy cùng thắng, giúp con người ý thức được sự cộng tác với nhau trong một tập thể, không chỉ là giữa nhân viên với nhân viên, mà đặc biệt là giữa lãnh đạo và nhân viên, chính phong cách lãnh đạo này sẽ tối đa hóa giá trị mà một tập thể có thể tạo ra.

Bằng những ví dụ thực tế và những trải nghiệm cũng như quan sát của chính Lorna Davis ở những công ty lớn, cô đã đưa ra những điểm khác biệt giữa một lãnh đạo với hình ảnh là “người hùng” và một lãnh đạo với hình ảnh “tương tác” như cách đặt mục tiêu và cách tuyên bố mục tiêu trước khi lên kế hoạch.

Từ đó, ta nhìn ra được phần truyền cảm hứng nhất của một lãnh đạo tương tác đó là khiến nhân viên coi bản thân họ là một phần của hệ thống, sự thành công của công ty đến từ sự đóng góp công sức của tất cả nhân viên – những người góp lại tạo thành một nơi gọi là “công ty”. 

Lãnh đạo tương tác họ hiểu tinh thần tương thuộc là gì, họ biết họ cần những người khác giúp đỡ họ, với những lời mời gọi đồng sáng tạo để tạo ra được giá trị tối ưu nhất – được tạo ra từ những cá nhân gắn kết cùng với nhau trong cùng một tập thể. 

 
 
Bài giảng này được sưu tầm và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6

Nguyễn Thúy Duy
Nguyễn Thúy Hằng
Hoàng Tuấn Nam
Thái Phước Nguyền
Phạm Xuân Thành