Tư duy phản biện là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đòi hỏi ở người lao động để thích nghi với cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào năm 2020 (1) theo dự báo của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEFORUM) và thuộc trong bộ kỹ năng về nhận thức cấp độ cao dành cho những lao động chuyên nghiệp vào năm 2030 (2)  khi thời đại 4.0 đang tới gần, máy móc sẽ dần thay thế con người và yêu cầu người lao động phải tự trang bị cho mình những kỹ năng khác.

Chuỗi bài giảng của Wireless Philosophy về tư duy phản biện với kiến thức nền tảng cho những ai mới bắt đầu học, gồm nhiều bài giảng theo từng chủ đề:

1/ Giới thiệu chung về Tư duy Phê phán (Introduction to Critical Thinking)

2/ Lập luận Diễn dịch (Deductive Argument)

3/ Lập luận Suy đoán (Abductive Argument)

4/ Tính Hợp lệ (Validity)

5/ Tính Đúng đắn và Tính Hợp lệ (Truth and Validity)

Nội dung của Video đã được chuyển ngữ (Vietsub) bên dưới là về Giới thiệu chung về Tư duy Phê phán (Introduction to Critical Thinking), mời xem cả nhà cùng xem.

Ghi chú:  Wireless Philosophy là một cộng đồng mở miễn phí để nhiều người xem có thể tiếp cận với triết học thông qua thực hành bằng việc đóng góp những khâu khác nhau trong quá trình làm video. Hiện tại, cộng đồng đang tập hợp những người yêu thích triết học đến từ nhiều trường đại học khác nhau trên toàn thế giới trong đó đội ngũ sáng lập và kiểm soát chất lượng video đến từ những trường đại học danh tiếng như Yale, Harvard, Duke, Northern Illinois...

  1. https://www.weforum.org/agenda/2016/01/the-10-skills-you-need-to-thrive-in-the-fourth-industrial-revolution/
  2. https://www.weforum.org/agenda/2018/06/the-3-skill-sets-workers-need-to-develop-between-now-and-2030/ 
  3. http://www.wi-phi.com/
 

_____________________________________________
Bài giảng này được chọn lọc, chuyển ngữ,
thiết kế Vietsub, và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 5

Lê Nguyễn Trần Huỳnh
Nguyễn Hoàng Bảo Huy
Phạm Thị Quỳnh Mai
Huỳnh Diệp Mỹ Ngọc
Nguyễn Đình Quý
Trần Minh Dạ Thảo

Với sự hỗ trợ từ các Cộng tác viên Nguyễn Trần Khánh Ngọc