Trong ba khái niệm này, có lẽ Pháp luật là khái niệm chúng ta hiểu rõ nhất, bởi nó cũng hiện hữu hằng ngày hơn và có vẻ tách biệt hơn với hai khái niệm còn lại đó là Đạo đức và Luân lý. 

Thường chúng ta cho rằng 2 khái niệm này là một nghĩa chứ không biết rằng đạo đức là đạo đức, luân lý là luân lý. Đạo đức gồm cả luân lý mà luân lý chỉ là một phần trong đạo đức mà thôi. Người có đạo đức là người sống với đạo làm người. Đạo đức thì không có mới có cũ, có đông có tây. Nghĩa là không nhất thiết thời gian hay không gian. Dù là nhà bác học tạo ra học thuyết nào khác nữa, dù là chính thể khác nhau hoặc dân chủ, hoặc quân chủ, hoặc cộng sản nữa, cũng không thể nào vượt qua khỏi chân lý của đạo đức, nghĩa là đạo đức thì không bao giờ thay đổi được.

Luân lý thì không thế. Luân lý có thể thay đổi được. Luân lý thì mỗi thời mỗi khác. Thí dụ như nước ta về thời nhà Đinh lập được năm bà Hoàng Hậu mà đến các đời sau như Lê, Lý, Trần, Tây Sơn, Nguyễn, thì chỉ lập có một hoàng hậu mà thôi. Cũng giống như phong tục hôn nhân ngày nay khác hẳn với ngày xưa vậy. Luân lý thì không trường tồn, và phụ thuộc phần lớn vào quan điểm văn hóa xã hội dưới mỗi thời đại.

Hãy cùng xem đoạn clip để có thêm góc nhìn về sự khác nhau giữa 3 khái niệm quan trọng này nhé!

 

_____________________________________________
Bài giảng này được chọn lọc, chuyển ngữ,
thiết kế Vietsub, và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 6

Đặng Xuân Hải
Mai Thị Như Thảo
Hồ Đông Thụ
Lê Trung Thu
Nguyễn Hữu Ý