Nguồn ảnh:
Civicus.org


Ngày 12/11/2014, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Sự kiện này đánh dấu sự công nhận của Quốc tế về những nỗ lực của Việt Nam trong việc xây dựng hệ thống quyền con người và đồng thời cũng đặt ra những thách thức đối với Việt Nam trong việc chuẩn hóa pháp luật để phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chuẩn chung của Quốc tế về quyền con người.   

Một quốc gia có trở nên độc lập nếu mỗi người dân biết làm chủ cuộc đời của chính mình, một trong những việc cần làm của mỗi người là thấu hiểu những quyền con người của chính mình.

Bài giảng này cung cấp hệ thống những kiến thức nền tảng về Nhân quyền thông qua:

  • Lịch sử hình thành nhân quyền trên thế giới;

  • Hệ thống các quyền con người: Theo đó, Quyền con người bao gồm 3 thế hệ quyền: các quyền Dân sự - Chính trị; các quyền về Kinh tế - Xã hội – Văn hóa; các Quyền phát triển;

  • Sự phát triển của hệ thống các quyền con người tại Việt Nam thông qua bản hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992, 2013. Đặc biệt là sự phát triển các quyền về kinh tế đã đem lại những phúc lợi và giá trị cho người dân, từ đó là nền tảng cho sự mở rộng và phát triển các Quyền con người mới. Phần lớn các quyền con người tại Việt Nam đã được phủ kín trên nhiều lĩnh vực;

  • Mối quan hệ giữa Nhân quyền với sự phát triển kinh tế - xã hội: Sự phát triển của Kinh tế - xã hội còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố những có thể khẳng định tình hình thực hiện Nhân quyền có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế;

  • Để nâng cao nhân quyền, bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người dân về quyền con người thông qua giáo dục còn cần phải tăng cường trách nhiệm và giám sát tốt hơn với cơ quan nhà nước.

Mời bạn click xem bài giảng để có những thấu hiểu đầy đủ hơn về vấn đề này.

 

Bài giảng này được sưu tầm, biên tập và giới thiệu bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 6
Lê Trọng Nam
Trần Lê Thiên Ân
Huỳnh Ngọc Nhật Vy
Nguyễn Thị Tường Vi
Phan Anh Tuấn