Nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn là một học giả uy tín, có tầm và có tâm đối với thế hệ trẻ, đối với giáo dục. Tại buổi chia sẻ với Phụ huynh về chủ đề “Học để hỏi, hỏi để trưởng thành ý thức và tư duy", Ông đã chia sẻ nhiều góc nhìn mới và đầy thú vị về nguồn gốc ngôn ngữ, ý nghĩa và vai trò của quá trình học hỏi.
  • “Học hỏi” có thể là một từ có nguồn gốc từ chữ “Học vấn", trong đó “vấn" có nghĩa là hỏi. Với tiếng Anh, học là “learning". 

  • Theo giả thiết của Nhà nghiên cứu, thì từ “học hỏi” có thể xuất phát từ hai lý do:

+ Đó là sự nhắc nhở của ông cha về con cháu đời sau rằng: muốn học phải hỏi. Muốn học phải hỏi, và hỏi chính là học.

+ Cũng có thể xuất phát từ môi trường sống “từ chương" giáo điều từ nền Nho học, nên ông cha cũng nhắc nhở học phải hỏi chứ đừng giáo điều, lý thuyết suông. 

Nhìn lại sự thâm ý của ngôn ngữ, nhìn lại thực tế đã dần mất đi cái tinh thần học hỏi đúng nghĩa mà ông cha đã truyền dạy. 

Và nhìn về lịch sử, chúng ta cũng chỉ mới du nhập nền Nho học hủ bại của Nhà Tống theo lối khoa cử, còn trước đó, chúng ta chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ với nền tảng Phật Giáo - mà là lối học dựa trên sự hỏi, tìm cầu chân lý.

Cùng nhìn lại lịch sử, văn hoá để thấy rằng có nhiều vấn đề trong học hỏi, những giá trị căn bản mà dần đã bị phai mờ, cần được nhìn nhận và quay lại.

 
Bài giảng này được sưu tầm và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6

Đặng Xuân Hải
Mai Thị Như Thảo
Hồ Đông Thụ
Lê Trung Thu
Nguyễn Hữu Ý