Mở đầu bài giảng, tác giả đưa ra số liệu đáng kinh ngạc về việc có tới 28% số trẻ em tại trường học ở Mỹ đang phải chịu đựng sự bắt nạt một cách thường xuyên. Hàng năm nước Mỹ cũng tiêu tốn hàng tỷ đô la cho việc thực hiện các chương trình nhằm ngăn chặn vấn đề bắt nạt học đường nhưng việc này lại không tỏ ra hiệu quả.

Với phương châm được truyền cảm hứng từ triết gia Aristotle: “giáo dục trái tim thì không có giáo dục gì cả”, một giải pháp được đưa ra đó là đem giáo dục cảm xúc vào giảng dạy trong trường học và gia đình cho các đối tượng liên quan gồm học sinh, giáo viên và cả các bậc phụ huynh thông qua việc dạy các kỹ năng liên quan đến cảm xúc.

Việc giảng dạy này sẽ đem lại các lợi ích sau:

  • Học sinh dưới sự dẫn dắt của các giáo viên có trí thông minh cảm xúc cao sẽ giảm bớt căng thẳng và ít bị bắt nạt hơn trong môi trường học đường;
  • Giúp cả trẻ em và người lớn sống khỏe mạnh hơn về mặt tinh thần, từ đó mà sống tử tế hơn và người lớn trở nên đồng cảm hơn.
  • Tạo ra một môi trường học đường lành mạnh, hiệu quả và nhân ái hơn, nơi mà học sinh và giáo cảm thấy được an toàn, tôn trọng và kết nối lẫn nhau.

Đồng thời, để việc giảng dạy các kỹ năng về cảm xúc được hiệu quả, tác giả cũng giới thiệu một công cụ được sử dụng trong giảng dạy để giúp các học sinh xây dựng nhận thức về bản thân và cảm xúc có tên gọi là “Máy đo tâm trạng”.

Hãy cùng xem qua video này để hiểu hơn về những lợi ích của việc phát triển trí thông minh cảm xúc tại trường học.

 

_____________________________________________
Bài giảng này được chọn lọc, chuyển ngữ,
thiết kế Vietsub, và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 6

Lê Trọng Nam
Trần Lê Thiên Ân
Huỳnh Ngọc Nhật Vy
Nguyễn Thị Tường Vi
Phan Anh Tuấn

Cùng với sự hỗ trợ của các Cộng tác viên Lê Nguyễn Khánh Duy