• Tác giả: Trần Trọng Kim
  • Đơn vị xuất bản: Nhà xuất bản Kim Đồng
  • Năm xuất bản: 1920

Đôi nét về Tác giả:

Trần Trọng Kim là một nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học và tôn giáo ở Việt Nam. Ông được đánh giá là học giả hiểu biết cả về Hán học và Tây học, nghiên cứu về Nho giáo, Phật giáo, sư phạm và tiếng Việt, với phong cách viết ngắn gọn súc tích. Các tác phẩm của ông gồm có Sơ học luận lý, Luân lý giáo khoa thư, Sư phạm yếu lược, Sơ học An Nam sử lược, Việt Nam văn phạm. Việt Nam sử lược được xem là tác phẩm đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ về lịch sử Việt Nam.

Ấn bản 'Việt Nam sử lược' kỷ niệm 100 năm phát hành - Zing - Tri thức trực  tuyến
 

Giới Thiệu Nội dung chính của Quyển sách:

Cuốn sách là một gợi dẫn sơ khởi về lịch sử Việt Nam, để giúp người đọc phổ thông có một cái nhìn khái quát, đồng thời cũng hiểu hơn về các quy luật, sự tương tác lẫn nhau giữa các hiện tượng lịch sử. Trong quá trình biên soạn, do thời gian khá ngắn, chỉ có một mình và thiếu các nguồn tư liệu đối chứng, cho nên ông cũng không tránh được các sai sót nhất định về mặt chuyên môn (lỗi sai về thời gian, không gian, nhân vật; sai sót khi dùng tài liệu tham khảo, và một số đánh giá thiếu tính khách quan). 

Trần Trọng Kim đã chia lịch sử nước nhà thành năm giai đoạn chính:

1/ Thời đại đầu tiên - Thượng Cổ thời đại: Từ họ Hồng Bàng đến đời nhà Triệu.

2/ Thời đại thứ hai - Bắc Thuộc thời đại: Từ khi nhà Triệu bị nhà Hán lấy đất, đến đời họ Ngô đứng lên đành độc lập.

3/ Thời đại thứ ba - Tự Chủ thời đại: Từ lúc thành lập nhà Ngô, nhà Đinh đến nhà Hậu Lê.

4/ Thời đại thứ tư - Nam Bắc phân tranh: Từ nhà Mạc cho đến nhà Tây Sơn.

5/ Thời đại thứ năm - Cận Kim thời đại: Từ lúc vua Gia Long thành lập nhà Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc.

Việt Nam sử lược là minh chứng cho mối quan tâm của tác giả về tầm quan trọng của việc học lịch sử. Ông đã viết: “người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình.” Đồng thời, ông cũng nói về chức năng của sử học: “Sử là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc.”

Qua cuốn sách này, người đọc không chỉ biết về những sự kiện lịch sử, kiến thức sử học, mà họ còn có thể hình thành tư duy phản biện, góc nhìn sử luận khách quan, cũng như kết nối và đối chứng các thông tin lịch sử.

Bài Giới thiệu Sách này được viết, thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6

Lê Trọng Nam
Trần Lê Thiên Ân
Huỳnh Ngọc Nhật Vy
Nguyễn Thị Tường Vi
Phan Anh Tuấn