Ngày nay những chuyên gia trồng cây đang trồng những loại cây có thể sống sót qua những thập niên của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Sức khỏe, sự thoải mái và niềm hạnh phúc của những cư dân thành phố đang được giữ ở mức cân bằng.

Câu chuyện của Clive Thompson

Cây cối trong thành phố đang trải qua một cuộc sống khó khăn. Rất nhiều thứ đang cố gắng để ra tay “giết hại” chúng, đặc biệt là những loài cây được trồng trên vỉa hè; Sự gắn bó chặt chẽ với những mảnh đất dồi dào lượng kiềm khiến cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng của chúng trở nên khó khăn hơn. Những mảnh đất trồng nhỏ nhận được lượng nước mưa rất ít ỏi. Chó thì vô tư tè bậy lên cây, con người tùy tiện vứt điếu thuốc hút dở xuống đất trồng, những chiếc xe thì thải ra các chất thải ô nhiễm.

“Chúng ta đang nói về những loại cây cối vô cùng dễ bị tổn thương” Navé Strauss, đội trưởng của đội trồng cây trên đường của thành phố New York nói. Đội của ông ấy quản lí việc trồng cây mới trên đường phố và quyền công cộng; Có hơn 660,000 cây trồng trên đường trong thành phố, và hàng năm đội trồng cây thường trồng thêm khoảng 16,000 cây mới. Qua nhiều thập kỉ, những chuyên gia trồng cây của New York có khuynh hướng ưa thích các giống cây “dẻo dai”, chịu được giá rét sẽ phát triển mạnh mẽ để chống lại với tai ương – Ví dụ như cây tiêu huyền London (London planetree) có lớp vỏ xam xám và những tán lá trông như lá cây thích khổng lồ sẽ cho vỉa hè nhiều bóng râm.

Nhưng gần đây, Strauss đang tìm kiếm những loài cây có thể đương đầu với một thử thách thậm chí còn khó nhằn hơn: biến đổi khí hậu.

Trong thế kỉ trước, nước Mỹ đã nóng hơn đến 1.9 độ F. Chu trình thiên nhiên của các thành phố đã bị đẩy đến một hướng mới; Ở New York, mùa xuân hiện nay bắt đầu sớm hơn những năm của thập niên 50 thế kỉ trước một tuần lễ. Những lời dự đoán hiện nay đưa ra giả thuyết rằng nhiệt độ trong thành phố sẽ tăng thêm 6 độ cho đến những năm 2050, và tăng thêm 10 độ đến thập kỉ 80. Khí hậu nóng hơn này cũng sẽ dẫn đến khoảng thời gian hạn hán kéo dài hơn. Điều này đòi hỏi một vài loại cây mới có thể tồn tại và phát triển tốt trong những thập kỉ sắp đến.

Có một câu nói nổi bật như thế này: “Có một loài cây điên rồ ở Arizona, nơi mà cực kì cực kì khô hạn.” Strauss đã nói với tôi như thế. Một số loài họ hàng của nó, cây đinh tán phương Bắc, đã di cư đến New York và sinh trưởng vô cùng tốt, cho ra những tán lá khổng lồ và nở hoa. “Bạn sẽ thấy chúng phát triển ở những mảnh đất trống, những nơi mà bạn sẽ kiểu như --- “Nguồn thức ăn của bọn chúng ở đâu ra nhỉ?” Ông ấy cười nói. Đấy là lí do tại sao Strauss nghĩ rằng loài cây lai mới này sẽ có thể đương đầu với những đợt hạn hán sắp tới. Vậy nên ông ấy quyết định trồng 10 cây đinh tán bên đường. Trong vòng vài năm, Strauss và đội của mình sẽ biết được rằng liệu loài cây này có thể trở thành một phần hữu ích cho khí hậu của New York hay không.

Nhân viên quản lí rừng ở đô thị nghĩ rất nhiều về tương lai xa xôi của thành phố mình sinh sống, bởi vì khi bạn trồng cây, bạn phải nghĩ nhiều như thế. Một cái cây được chăm sóc tốt trong công viên thành phố có thể sống đến 150 năm hoặc lâu hơn.  Cây trồng trên vỉa hè sống trong khoảng thời gian ngắn hơn, nhưng nó vẫn lên đến 30 năm hoặc hơn. Vậy một chuyên gia trồng cây đô thị sẽ luôn suy nghĩ rằng: Thành phố này sẽ ra sao trong vòng 20 năm nữa? Hoặc 50 năm? Hoặc 100 năm? Cây cối là những cỗ máy thời gian, chúng kết nối chúng ta với tương lai.

Những thành phố ở Mĩ có đến 3.8 tỷ cây trồng trên vỉa hè, trong công viên, trước sân nhà và sân sau, bên ngoài nhà thờ và những khu phức hợp văn phòng. Chúng là thứ cốt yếu của cuộc sống thành thị: Đáng chú ý nhất, cây cối sẽ hạ nhiệt thành phố bằng việc tạo ra bóng râm và thu hút sự thoát hơi nước, quá trình mà chúng trả lại hơi nước cho bầu khí quyển. Những hiệu ứng đó có thể làm giảm nhiệt độ của đường phố xuống vài độ (và đến 10 độ, như một nghiên cứu gần đây tìm được). Những nghiên cứu cũng tìm ra rằng các cây được đặt ở vị trí thích hợp có thể cắt giảm khoảng 1/3 chi phí sử dụng điều hòa, Cây cối cũng có thể loại bỏ đến 24% bụi bặm; những nghiên cứu cho thấy trẻ em sống gần các cây trồng trong đô thị sẽ có ti lệ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn. Thậm chí cây cối còn có thể giúp cho gạch lát vỉa hè được sử dụng hơn một thập kỉ.

Nếu các thành phố muốn giữ những lợi ích này, họ cần phải lên kế hoạch cho một tương lai với một khí hậu khác biệt và chẳng còn thân thiện với con người nữa. Khi những thành phố nóng lên, chúng sẽ biến thành những nơi chốn hoàn toàn khác lạ, nơi một giống loài đã bền bỉ tồn tại suốt hàng trăm năm cũng có thể không còn sinh trưởng được nữa. Bằng một vài sự ước lượng, các khu vực có thể là nơi sinh sống của 130 loài cây trên nước Mỹ và chúng có thể di chuyển về phía bắc hơn 400 mét cho đến cuối thế kỉ này. Những loài cây xâm lăng mới sẽ di chuyển đến. Trừ khi các thành phố liên tục thích nghi, sự thay đổi vị trí này sẽ làm xói mòn đáng kể tán lá cây, khiến cho quan cảnh đô thị trở nên xấu xí hơn – và không thể sinh sống hơn.

Nếu bạn đi lang thang quanh Louisville, Kentucky, bạn sẽ nhận ra rằng cây cối giấu mình ở mọi nơi – Một vài cây ở vỉa hè trung tâm thành phố, những nhóm lớn các cây đại thụ trồng dọc theo bờ sông Ohio, và thậm chí một vài cây non điểm tô thêm chút xanh vào trước cửa trung tâm phức hợp thể thao KFC!

Nhưng những loài cây đó đang gặp nguy hiểm. Sau một cuộc đánh giá rừng đô thị vào năm 2015, chính quyền địa phương phát hiện rằng thành phố đang mất đi tán cây ở một tốc độ khiến người ta lấy làm sửng sốt: 54,000 cây một năm. Những nguyên nhân của sự sụt giảm này có rất nhiều mặt, từ việc phát triển bất động sản đến dịch bệnh. Loài sâu bọ có màu ngọc lục bảo -  loài bọ xâm lược hung dữ của châu Á đã nổi cơn thịnh nộ trên khắp nước Mỹ đã gây nên một vấn đề cụ thể. Nó phá hoại cây tần bì, loài cây được trồng phổ biến ở những khu vực đô thị bởi vì tán lá che phủ tốt và (thông thường) đặc tính chịu được giá rét. Có nhiều hơn 1 trong 10 cây ở hạt Jefferson, nơi Louisville tọa lạc, là cây tần bì. 

Nhưng trên tất cả những vấn đề đó, tốc độ tăng mức nhiệt của Louisville rất dữ dội: Nghiên cứu bởi Brian Stone, giám đốc của phòng thí nghiệm khí hậu đô thị, khám phá ra rằng Louisville có tốc độ phát triển hiệu ứng đảo nhiệt đô thị nhanh nhất trong bất kì thành phố nào của nước Mỹ mà ông ấy và nhóm của mình đã từng nghiên cứu.

Báo động đỏ, là báo động đỏ đấy.” Cindi Sullivan, một nhà làm vườn đã từng làm việc cho thành phố và hiện đang là giám đốc điều hành của TreesLouisville – một nhóm gây quỹ trồng cây khắp thành phố phải thốt lên như thế. Đứng đầu trong hiện tượng khí hậu ấm lên, Louisville có một sự nguyền rủa về mặt địa lí; Louisville nằm ở thung lũng Ohio, và “không khí sẽ có khuynh hướng ‘lơ lửng’,: Sullivan nói với tôi. “Thật không may, đó là lí do tại sao chúng tôi cũng được gọi là thủ đô của bệnh hen suyễn và bệnh dị ứng của thế giới”. Một vài sự biến đổi khí hậu ở địa phương có thể liên quan đến việc mất đi cây trồng. Cây cối có hiệu quả về mặt kĩ thuật địa lí trong quy mô đô thị. Trồng cây, và mọi thứ sẽ mát mẻ; đốn cây, và nhiệt độ sẽ tăng ngay lập tức.

Vậy Louisville cần phải trồng thêm nhiều cây, và chúng phải có khả năng “chống lỗi thời”.Điều này có nghĩa làm việc với cư dân thành phố, bởi vì ở hạt Jefferson, hầu hết các loài cây không được trồng ở đất công cộng như trên đường phố hay trong công viên. 70% cây cối được trồng ở những khu vực riêng tư như sân nhà của người dân. Xây dựng lại tán cây có nghĩa là khiến nó dễ dàng nhất có thể cho cư dân có thể trồng một cây mới mỗi ngày; Trong số những điều khác, nhóm của Sullivan gây quỹ để phụ cấp cho tất cả những việc trồng cây này. Cư dân được kết nối với phần mềm đến từ Qũy Arbor Day cho phép cư dân của Louisville tìm được địa điểm tốt nhất trong đất đai thuộc sở hữu của họ để trồng cây và cho ra bóng râm lớn nhất cũng như tiết kiệm năng lượng.

Nhưng loài cây nào sẽ tồn tại được với khí hậu của Louisville? Gần đây, nhóm của Sullivan đang tìm kiếm loài cây có nguồn gốc từ phía nam xa xôi, ví dụ như Ulmus crassifolia. Nó sẽ sản xuất những đám mây lớn được kết thành từ tán lá hình oval, cung cấp bóng râm khổng lồ, và nó cũng có thể chống chịu với nạn hạn hán.

Và khả năng chống chịu hạn hán thậm chí còn quan trọng hơn chịu nhiệt, nếu bạn muốn một loại cây “chống lỗi thời”. Dưới biến đổi khí hậu, các nhà quy hoạch thành phố lưu ý, những trận mưa gia tăng số lần xuất hiện như những vụ nổ; ban đầu thì ít mưa, tiếp đó là những trận mưa rơi cuồn cuộn như trút. Khi thời tiết trở nên thất thường như thế, một tán lá đô thị khỏe mạnh thậm chí còn trở nên quan trọng hơn nữa, bởi vì cây cối sẽ giúp cắt giảm chất thải mà mặt khác sẽ làm ngập hệ thống thoát nước của thành phố. Nhưng vấn đề ở đây là việc tìm kiếm một loại cây có thể đối mặt với những trận mưa thất thường đó. Crassifolia, Sullivan nghĩ, sẽ phù hợp với tình cảnh của Louisville, và điểm cộng là loài cây này đẹp đẽ thú vị vô cùng, “Nó là một cái cây rất ngầu đấy.” Cô ấy nói với tôi. “Nó có lớp vỏ kì lạ, thân cây kỳ lạ --- Có những đường rãnh rơi dọc theo các nhánh và thân cây.”

Ở mức độ cá nhân, Sullivan cũng ôm hy vọng to lớn với zydeco twist, một loài thuộc cây black gum cô ấy đã trồng ở nhà riêng tại Louisville chín năm trước. Zydeco twist có nguồn gốc từ Louisiana, và Sullivan vỡ òa trong sự hào hứng khi miêu tả nó với tôi. “Nó có màu của mùa thu rất tuyệt vời – Chúa ôi, nó phản quang mọi thứ, tất cả đều trong cùng một lúc. Màu tím, màu đỏ, màu vàng và rồi là màu cam. Ý tôi là, nó thật sự tuyệt vời; Nó là một cái cây xinh đẹp lắm!” Cô ấy dự đoán rằng cây của mình có thể tồn tại thêm 50 hay 90 năm nữa và trở thành cây đại thụ.

Niềm vui của Sullivan với cây zydeco twist chỉ ra một nguyên nhân khác lý giải tại sao các thành phố lại cần cây cối: Chúng nâng cao tinh thần của con người. Cây không chỉ giữ cho thành phố mát mẻ và không khí trong lành. Chúng cũng có sức mạnh về mặt thẩm mỹ và tác động về mặt tâm lý. 

Bạn có thể nhìn thấy điều này thông qua những con số. Con người thường đi dạo trên những con đường râm bóng mát, và họ trả thêm 6 đến 9 phần trăm tiền thưởng để nhà cửa nằm trong khu vực được bao phủ bởi cây xanh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn nếu được sống trong môi trường trồng nhiều cây cối: Một nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân sẽ hồi phục sau phẫu thuật có thời gian nằm viện ít hơn 8.5% khi họ góc nhìn ra ngoài thiên nhiên so với những ai không có. Một nghiên cứu phát hiện trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ tập trung tốt hơn sau 20 phút đi bộ trong công viên trồng cây xanh. Cây cối thậm chí còn liên quan, một cách đáng chú ý, đến tỉ lệ tội phạm thấp hơn: Một nghiên cứu học thuật vào năm 2001 đã cho thấy những căn chung cư với nhiều cây cối sẽ có ít hơn 52% tỉlệ phạm pháp so với những khu vực không có nhiều cây cối.

Chính xác thì lý  do cây cối có ảnh hưởng mạnh mẽ lên chúng ta như thế vẫn chưa rõ ràng, mặc dù vào thập niên 80 của thế kỉ trước, nhà sinh vật học Eward O. Wilson đã phát triển khái niệm về biophila, “một tình cảm bẩm sinh của con người dành cho những sinh vật sống khác”. Chúng ta cùng tiến hóa với cây cối, vậy nên có lẽ chúng ta có sự gắn kết về mặt cảm xúc với chúng. Một vài nhà khoa học chú giải rằng cây cối có mô hình phân dạng tự lặp lại – cấu tạo của một chiếc lá cũng giống với cấu tạo của cả thân cây – thứ có thể kích thích não bộ con người theo những cách mà ít vật thể thành thị khác làm được.

Bạn bắt đầu thấy, thông qua biophilia, bóng râm đã làm những gì.” Janette Monear, người đứng đầu của Tổ chức Texas Trees, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ việc trồng rừng trong đô thị ở bang Texas. “Bộ não của bạn thật sự kết nối với thiên nhiên.” 

Bản thân tôi vẫn còn nhớ rõ về tác động này sau khi cơn bão Sandy quét qua Brooklyn, nơi tôi sống vào năm 2012. Cơn bão đã phá hủy 319 cái cây ở công viên Prospect, một không gian xanh khổng lồ rộng 585 mẫu Anh – nơi có khoảng 30,000 loài cây đang sinh trưởng. Trong số những cây bị phá hủy, có gần 50 cây đại cổ thụ hơn 150 năm tuổi, được trồng từ khi công viên được xây dựng vào thế kỉ 19. Khi tôi đi dạo trong công viên hai ngày sau cơn bão, cư dân địa phương đang đứng thành từng nhóm nhỏ xung quanh cây đu và cây sồi khổng lồ đã ngã đổ xuống đất, và tôi thấy một vài người đang khóc. “Tôi cảm thấy như ai đó vừa qua đời vậy.” Một tình nguyện viên dọn dẹp chia sẻ với đài phát thanh địa phương WNYC.

Sandy là “một hồi chuông cảnh tỉnh đến chúng ta để chắc chắn rằng chúng ta đang cân nhắc việc trồng những loại cây sẽ thích nghi với khí hậu,” Navé Strauss của New York nói với tôi như thế. Kristen King, một đồng nghiệp của Strauss, là giám đốc sở quản lí và phục hồi khu vực tự nhiên của thành phố, phụ trách trồng và chăm sóc công viên của New York, nơi đang có khoảng 2 triệu cây. King và Strauss biết biến đổi khí hậu có nghĩa là nhiều cơn siêu bão giống như Sandy vậy. Họ đang giảm dần việc trồng những cây sẽ không phát triển khi thời tiết nóng hơn đến, ví dụ như cây phong đường (“Chúng cần cái lạnh cơ,” Strauss nói) và cây sồi đỏ phương Bắc.

Việc gia tăng các loài cây khác nhau cũng rất quan trọng, King nói. Trong những thập kỉ trước, thành phố có rất ít các loại cây với chỉ có 40 loài khác nhau. Hiện tại thì King có thể quan sát trong công viên và rừng có khoảng 180 loài.

Cô ấy nói, “Nếu bạn có sự đa dạng, bạn sẽ có một vài khả năng phục hồi sẵn có.” “Nếu bạn mất đi một loài, bạn sẽ không mất đi tất cả chúng.” Đây là thứ người ta cho rằng đã khiến những thành phố gặp rắc rối khi họ trồng quá nhiều cây tần bì ở thế kỉ 20, dẫn đến nạn càn quét của bọ tần bì trong những thập niên sau đó, “Công việc của chúng tôi trong việc quản lí rằng chính là chống lại sự độc canh.” King nói.

Cây cối sẽ không cho bạn thấy kết quả ngay lập tức.” Rob Davis nói. Bạn có thể xây một tòa nhà mới, trồng một đám cỏ mới, xây những con đường mới --- Nhưng bất kể ai đó có bao nhiêu tiền và quyền lực đến thế nào, họ cũng không thể trả lại những cái cây 50 tuổi.”

Davis, quay lại thời điểm tôi nói chuyện với anh ấy vào hai năm trước, là một nhân viên quản lí rừng ở Denver, và anh ấy đã tạo nên một điểm quan trọng về cây cối đô thị: Chúng là đỉnh cao của việc kế hoạch công dân. Bạn muốn một con đường với hàng dài những cây cổ thụ 50 tuổi và bóng râm mát trời? Tuyệt đấy! Thậm chí nếu bạn tìm đủ tiền và không gian để trồng chúng, bạn cần phải chờ khoảng nửa thế kỉ để gặt hái được trái ngọt. Hoặc bạn đã chết trước khi kịp chờ đến lúc đấy rồi. Điều này có nghĩa là cây cối đô thị cần một sự suy tính vô cùng nghiêm túc; Chúng hoàn toàn trái ngược giao dịch chính trị “thứ gì trong nó là dành cho tôi ngay bây giờ”.

Nhà Trắng đã từ bỏ kế hoạch khí hậu hệ trọng, và luật khí hậu liên bang cũng đã suy yếu. Nhưng vài bang và chính quyền địa phương đã ban hành những hành động vì khí hậu có hiệu quả. Những thành phố hưởng ứng nhiều hơn, bởi vì họ gần hơn với việc cảm nhận những vấn đề ban đầu của khí hậu – bao gồm lũ lụt ở ven biển và tiết trời oi bức ngột ngạt trên đất liền. Và hội đồng thành phố cũng dễ tiếp cận hơn với những nhà hoạt động xã hội. Khi nhắc đến bóng râm đô thị, cư dân đều được hướng theo cách: Một vài thành phố thành lập sở lâm nghiệp đô thị sau khi bị thúc giục và thuyết phục bởi các nhóm phi lợi nhuận địa phương đã dành hàng năm trời để làm công việc tình nguyện nhằm cứu giúp những mảng xanh của thành phố; mặt khác, sở lâm nghiệp đô thị phụ thuộc vào bộ phận tình nguyện viên, ví dụ như “cư dân tỉa cây” (được cho phép dọn dẹp những cành cây khô hoặc lung lay khi họ đi dạo trong thị trấn) và những cư dân đi vòng quanh với bìa kẹp hồ sơ trong tay để điều tra số cây cối.

Cho đến nay, cây cối ở Denver đã sinh trưởng trong mức nhiệt gia tăng của thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21 rất tốt. Davis đã nhìn thấy những bức ảnh chụp vào cuối những năm 1800 cho thấy rằng cây đu Mỹ vẫn còn đứng vững đến tận ngày hôm nay. Nhưng Denver hiện nay đang gia tăng nhiêt độ mà những cư dân lâu năm có thể chú ý đến điều này. “Tôi đã sống ở Colorado cả đời, và chúng tôi đã từng chơi khúc côn cầu trên băng ở cái ao này.” Ông nói, “Chúc may mắn khi được chơi khúc côn cầu trên bằng ở một cái ao nào ở đây nữa nhé.”

Sara Davis, người đã làm việc với tư cách quản lí chương trình lâm nghiệp đô thị của Denver khi tôi phỏng vấn cô ấy vào năm 2018 (hiện nay cô ấy đang là cán bộ lâm nghiệp thành phố của Carmel-by-the-sea, California) cũng đồng ý. “Chúng ta có tuyết dày và ẩm ướt ở một thời điểm sai lệch.” “Vài năm về trước chúng tôi đón một cơn mưa bão dữ dội vào ngày của mẹ. Khắp nơi toàn là lá bay tán loạn, và --- tuyết rơi dày bao nhiêu inch nhỉ? Tám inch chăng?”

Vậy nên họ cũng đang tập trung vào những loài cây có thể tồn tại trong thời tiết nóng bức hơn, khắc nghiệt hơn trong những thập kỷ tới. Cây cà phê Kentucky – với lá cây hình bầu dục nhọn tạo nên một bóng râm khổng lồ - sẽ sinh trưởng tốt, họ hoài nghi điều đó, bởi vì chúng có thể chống chịu hạn hán dễ dàng và có vẻ không bận tâm nhiều đến những loài xâm lăng.

Cũng có thể là khi nói đến cây cối, tương lai đô thị của chúng ta sẽ vay mượn từ quá khứ cổ xưa của chúng ta.

Tôi đã hỏi Jenny Willoughbby, nhà quản lý bền vững của Frederick, Maryland rằng cây cối trong thành phố sẽ đối mặt như thế nào trong những thập kỷ nóng hơn sắp đến. Cô ấy lo ngại rằng cây phong đường sẽ là kẻ thua cuộc.

“Chúng ta đang vượt khỏi tầm của chúng.” Cô ấy nói. Cách diễn đạt của cô khiến tôi nhớ đến ngôn ngữ của các thành phố và biến đổi khí hậu có thể kì lạ. Khi bạn nói một thành phố sắp “vượt khỏi tầm” của một cái cây, nó nghe như thành phố là thứ phải di chuyển – như thể nó là một chiếc tàu thả neo, trôi dạt ra xa, bị đẩy dọc theo làn sóng của khí hậu. Willoughbby cũng quan tâm đến vận mệnh của cây thông trắng phương tây, và cây sồi hạt dẻ - loài cây đã cho thấy những dấu hiệu của tình trạng “kiệt sức”.

Khi tôi hỏi cô ấy rằng loài cây nào sẽ sinh trưởng tốt, cô ấy rạng rỡ trả lời: “Cây bạch quả!” Cây bạch quả, như cô ấy đề cập đến, có một lịch sử kì lạ. Hơn 200 năm trước, nó có nguồn gốc từ vùng đất mênh mông mà sau này đã trở thành Bắc Mỹ, trở lại khi trái đất được tạo thành từ siêu lục địa Pangaea. Khi lục địa trôi dạt tách rời khỏi Pangaea, cây bạch quả biến mất khỏi Bắc Mỹ. Mặc dù thế, nó đã phát triển tốt ở châu Á, nơi nó trở thành một loài cây phổ biến và cứng cỏi với tán lá lớn, có hình cánh quạt, và trở nên nổi tiếng vì sự “trường thọ” - Ở Nhật Bản và Trung Quốc có những cây bạch quả hơn 1000 năm tuổi.

Vào năm 1784, William Hamilton, một nhà sưu tập thực vật học giàu có ở Philadelphia đã đưa những cây bạch quả trở lại nước Mỹ để trồng như vật sở hữu của mình. Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright rất yêu thích loại cây này, và phần vào vì tầm ảnh hưởng của Wright, cây bạch quả đã được trồng rộng khắp cả đất nước. Nó vẫn là một loài cây cực kì cứng cỏi; hai trong số những cây bạch quả do Halminton trồng vẫn còn sống đến hai thế kỷ sau đó. Sau hàng trăm triệu năm, cây bạch quả đã chính thức quay lại với nước Mỹ.

“Về mặt kỹ thuật thì nó là loại cây thuộc về Mỹ” Willoughby nói, vậy nên nó sinh trưởng tốt ở gần như mọi miền đất nước. Nhưng nó không có bất kỳ loài nào tấn công mình và ngược lại, điều đã giúp cho cây bạch quả trở thành một phép cộng hữu ích với rừng rậm đô thị. “Đây thật sự là một câu hỏi hóc búa kì lạ. Về mặt sinh thái, nó tồn tại ở ngoài toàn bộ mạng lưới – nó là một hóa thạch sống đấy. Nó thật sự không hề thay đổi qua từng ấy năm. Và nó thật sự có thể chống chịu được giá rét và nóng bức, có vẻ như nó hạnh phúc ở bất kì đâu bạn đặt nó xuống.” Một trong những loài cây sẽ giúp đỡ thành phố sống sót qua khỏi biến đổi khí hậu có thể là loài cây đã tồn tại qua thời kì khủng long.

 

Ngày nay những chuyên gia trồng cây đang trồng những loại cây có thể sống sót qua những thập niên của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Sức khỏe, sự thoải mái và niềm hạnh phúc của những cư dân thành phố đang được giữ ở mức cân bằng.

Câu chuyện của Clive Thompson

Cây cối trong thành phố đang trải qua một cuộc sống khó khăn. Rất nhiều thứ đang cố gắng để ra tay “giết hại” chúng, đặc biệt là những loài cây được trồng trên vỉa hè; Sự gắn bó chặt chẽ với những mảnh đất dồi dào lượng kiềm khiến cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng của chúng trở nên khó khăn hơn. Những mảnh đất trồng nhỏ nhận được lượng nước mưa rất ít ỏi. Chó thì vô tư tè bậy lên cây, con người tùy tiện vứt điếu thuốc hút dở xuống đất trồng, những chiếc xe thì thải ra các chất thải ô nhiễm.

“Chúng ta đang nói về những loại cây cối vô cùng dễ bị tổn thương” Navé Strauss, đội trưởng của đội trồng cây trên đường của thành phố New York nói. Đội của ông ấy quản lí việc trồng cây mới trên đường phố và quyền công cộng; Có hơn 660,000 cây trồng trên đường trong thành phố, và hàng năm đội trồng cây thường trồng thêm khoảng 16,000 cây mới. Qua nhiều thập kỉ, những chuyên gia trồng cây của New York có khuynh hướng ưa thích các giống cây “dẻo dai”, chịu được giá rét sẽ phát triển mạnh mẽ để chống lại với tai ương – Ví dụ như cây tiêu huyền London (London planetree) có lớp vỏ xam xám và những tán lá trông như lá cây thích khổng lồ sẽ cho vỉa hè nhiều bóng râm.

Nhưng gần đây, Strauss đang tìm kiếm những loài cây có thể đương đầu với một thử thách thậm chí còn khó nhằn hơn: biến đổi khí hậu.

Trong thế kỉ trước, nước Mỹ đã nóng hơn đến 1.9 độ F. Chu trình thiên nhiên của các thành phố đã bị đẩy đến một hướng mới; Ở New York, mùa xuân hiện nay bắt đầu sớm hơn những năm của thập niên 50 thế kỉ trước một tuần lễ. Những lời dự đoán hiện nay đưa ra giả thuyết rằng nhiệt độ trong thành phố sẽ tăng thêm 6 độ cho đến những năm 2050, và tăng thêm 10 độ đến thập kỉ 80. Khí hậu nóng hơn này cũng sẽ dẫn đến khoảng thời gian hạn hán kéo dài hơn. Điều này đòi hỏi một vài loại cây mới có thể tồn tại và phát triển tốt trong những thập kỉ sắp đến.

Có một câu nói nổi bật như thế này: “Có một loài cây điên rồ ở Arizona, nơi mà cực kì cực kì khô hạn.” Strauss đã nói với tôi như thế. Một số loài họ hàng của nó, cây đinh tán phương Bắc, đã di cư đến New York và sinh trưởng vô cùng tốt, cho ra những tán lá khổng lồ và nở hoa. “Bạn sẽ thấy chúng phát triển ở những mảnh đất trống, những nơi mà bạn sẽ kiểu như --- “Nguồn thức ăn của bọn chúng ở đâu ra nhỉ?” Ông ấy cười nói. Đấy là lí do tại sao Strauss nghĩ rằng loài cây lai mới này sẽ có thể đương đầu với những đợt hạn hán sắp tới. Vậy nên ông ấy quyết định trồng 10 cây đinh tán bên đường. Trong vòng vài năm, Strauss và đội của mình sẽ biết được rằng liệu loài cây này có thể trở thành một phần hữu ích cho khí hậu của New York hay không.

Nhân viên quản lí rừng ở đô thị nghĩ rất nhiều về tương lai xa xôi của thành phố mình sinh sống, bởi vì khi bạn trồng cây, bạn phải nghĩ nhiều như thế. Một cái cây được chăm sóc tốt trong công viên thành phố có thể sống đến 150 năm hoặc lâu hơn.  Cây trồng trên vỉa hè sống trong khoảng thời gian ngắn hơn, nhưng nó vẫn lên đến 30 năm hoặc hơn. Vậy một chuyên gia trồng cây đô thị sẽ luôn suy nghĩ rằng: Thành phố này sẽ ra sao trong vòng 20 năm nữa? Hoặc 50 năm? Hoặc 100 năm? Cây cối là những cỗ máy thời gian, chúng kết nối chúng ta với tương lai.

Những thành phố ở Mĩ có đến 3.8 tỷ cây trồng trên vỉa hè, trong công viên, trước sân nhà và sân sau, bên ngoài nhà thờ và những khu phức hợp văn phòng. Chúng là thứ cốt yếu của cuộc sống thành thị: Đáng chú ý nhất, cây cối sẽ hạ nhiệt thành phố bằng việc tạo ra bóng râm và thu hút sự thoát hơi nước, quá trình mà chúng trả lại hơi nước cho bầu khí quyển. Những hiệu ứng đó có thể làm giảm nhiệt độ của đường phố xuống vài độ (và đến 10 độ, như một nghiên cứu gần đây tìm được). Những nghiên cứu cũng tìm ra rằng các cây được đặt ở vị trí thích hợp có thể cắt giảm khoảng 1/3 chi phí sử dụng điều hòa, Cây cối cũng có thể loại bỏ đến 24% bụi bặm; những nghiên cứu cho thấy trẻ em sống gần các cây trồng trong đô thị sẽ có ti lệ mắc bệnh hen suyễn thấp hơn. Thậm chí cây cối còn có thể giúp cho gạch lát vỉa hè được sử dụng hơn một thập kỉ.

Nếu các thành phố muốn giữ những lợi ích này, họ cần phải lên kế hoạch cho một tương lai với một khí hậu khác biệt và chẳng còn thân thiện với con người nữa. Khi những thành phố nóng lên, chúng sẽ biến thành những nơi chốn hoàn toàn khác lạ, nơi một giống loài đã bền bỉ tồn tại suốt hàng trăm năm cũng có thể không còn sinh trưởng được nữa. Bằng một vài sự ước lượng, các khu vực có thể là nơi sinh sống của 130 loài cây trên nước Mỹ và chúng có thể di chuyển về phía bắc hơn 400 mét cho đến cuối thế kỉ này. Những loài cây xâm lăng mới sẽ di chuyển đến. Trừ khi các thành phố liên tục thích nghi, sự thay đổi vị trí này sẽ làm xói mòn đáng kể tán lá cây, khiến cho quan cảnh đô thị trở nên xấu xí hơn – và không thể sinh sống hơn.

Nếu bạn đi lang thang quanh Louisville, Kentucky, bạn sẽ nhận ra rằng cây cối giấu mình ở mọi nơi – Một vài cây ở vỉa hè trung tâm thành phố, những nhóm lớn các cây đại thụ trồng dọc theo bờ sông Ohio, và thậm chí một vài cây non điểm tô thêm chút xanh vào trước cửa trung tâm phức hợp thể thao KFC!

Nhưng những loài cây đó đang gặp nguy hiểm. Sau một cuộc đánh giá rừng đô thị vào năm 2015, chính quyền địa phương phát hiện rằng thành phố đang mất đi tán cây ở một tốc độ khiến người ta lấy làm sửng sốt: 54,000 cây một năm. Những nguyên nhân của sự sụt giảm này có rất nhiều mặt, từ việc phát triển bất động sản đến dịch bệnh. Loài sâu bọ có màu ngọc lục bảo -  loài bọ xâm lược hung dữ của châu Á đã nổi cơn thịnh nộ trên khắp nước Mỹ đã gây nên một vấn đề cụ thể. Nó phá hoại cây tần bì, loài cây được trồng phổ biến ở những khu vực đô thị bởi vì tán lá che phủ tốt và (thông thường) đặc tính chịu được giá rét. Có nhiều hơn 1 trong 10 cây ở hạt Jefferson, nơi Louisville tọa lạc, là cây tần bì. 

Nhưng trên tất cả những vấn đề đó, tốc độ tăng mức nhiệt của Louisville rất dữ dội: Nghiên cứu bởi Brian Stone, giám đốc của phòng thí nghiệm khí hậu đô thị, khám phá ra rằng Louisville có tốc độ phát triển hiệu ứng đảo nhiệt đô thị nhanh nhất trong bất kì thành phố nào của nước Mỹ mà ông ấy và nhóm của mình đã từng nghiên cứu.

Báo động đỏ, là báo động đỏ đấy.” Cindi Sullivan, một nhà làm vườn đã từng làm việc cho thành phố và hiện đang là giám đốc điều hành của TreesLouisville – một nhóm gây quỹ trồng cây khắp thành phố phải thốt lên như thế. Đứng đầu trong hiện tượng khí hậu ấm lên, Louisville có một sự nguyền rủa về mặt địa lí; Louisville nằm ở thung lũng Ohio, và “không khí sẽ có khuynh hướng ‘lơ lửng’,: Sullivan nói với tôi. “Thật không may, đó là lí do tại sao chúng tôi cũng được gọi là thủ đô của bệnh hen suyễn và bệnh dị ứng của thế giới”. Một vài sự biến đổi khí hậu ở địa phương có thể liên quan đến việc mất đi cây trồng. Cây cối có hiệu quả về mặt kĩ thuật địa lí trong quy mô đô thị. Trồng cây, và mọi thứ sẽ mát mẻ; đốn cây, và nhiệt độ sẽ tăng ngay lập tức.

Vậy Louisville cần phải trồng thêm nhiều cây, và chúng phải có khả năng “chống lỗi thời”.Điều này có nghĩa làm việc với cư dân thành phố, bởi vì ở hạt Jefferson, hầu hết các loài cây không được trồng ở đất công cộng như trên đường phố hay trong công viên. 70% cây cối được trồng ở những khu vực riêng tư như sân nhà của người dân. Xây dựng lại tán cây có nghĩa là khiến nó dễ dàng nhất có thể cho cư dân có thể trồng một cây mới mỗi ngày; Trong số những điều khác, nhóm của Sullivan gây quỹ để phụ cấp cho tất cả những việc trồng cây này. Cư dân được kết nối với phần mềm đến từ Qũy Arbor Day cho phép cư dân của Louisville tìm được địa điểm tốt nhất trong đất đai thuộc sở hữu của họ để trồng cây và cho ra bóng râm lớn nhất cũng như tiết kiệm năng lượng.

Nhưng loài cây nào sẽ tồn tại được với khí hậu của Louisville? Gần đây, nhóm của Sullivan đang tìm kiếm loài cây có nguồn gốc từ phía nam xa xôi, ví dụ như Ulmus crassifolia. Nó sẽ sản xuất những đám mây lớn được kết thành từ tán lá hình oval, cung cấp bóng râm khổng lồ, và nó cũng có thể chống chịu với nạn hạn hán.

Và khả năng chống chịu hạn hán thậm chí còn quan trọng hơn chịu nhiệt, nếu bạn muốn một loại cây “chống lỗi thời”. Dưới biến đổi khí hậu, các nhà quy hoạch thành phố lưu ý, những trận mưa gia tăng số lần xuất hiện như những vụ nổ; ban đầu thì ít mưa, tiếp đó là những trận mưa rơi cuồn cuộn như trút. Khi thời tiết trở nên thất thường như thế, một tán lá đô thị khỏe mạnh thậm chí còn trở nên quan trọng hơn nữa, bởi vì cây cối sẽ giúp cắt giảm chất thải mà mặt khác sẽ làm ngập hệ thống thoát nước của thành phố. Nhưng vấn đề ở đây là việc tìm kiếm một loại cây có thể đối mặt với những trận mưa thất thường đó. Crassifolia, Sullivan nghĩ, sẽ phù hợp với tình cảnh của Louisville, và điểm cộng là loài cây này đẹp đẽ thú vị vô cùng, “Nó là một cái cây rất ngầu đấy.” Cô ấy nói với tôi. “Nó có lớp vỏ kì lạ, thân cây kỳ lạ --- Có những đường rãnh rơi dọc theo các nhánh và thân cây.”

Ở mức độ cá nhân, Sullivan cũng ôm hy vọng to lớn với zydeco twist, một loài thuộc cây black gum cô ấy đã trồng ở nhà riêng tại Louisville chín năm trước. Zydeco twist có nguồn gốc từ Louisiana, và Sullivan vỡ òa trong sự hào hứng khi miêu tả nó với tôi. “Nó có màu của mùa thu rất tuyệt vời – Chúa ôi, nó phản quang mọi thứ, tất cả đều trong cùng một lúc. Màu tím, màu đỏ, màu vàng và rồi là màu cam. Ý tôi là, nó thật sự tuyệt vời; Nó là một cái cây xinh đẹp lắm!” Cô ấy dự đoán rằng cây của mình có thể tồn tại thêm 50 hay 90 năm nữa và trở thành cây đại thụ.

Niềm vui của Sullivan với cây zydeco twist chỉ ra một nguyên nhân khác lý giải tại sao các thành phố lại cần cây cối: Chúng nâng cao tinh thần của con người. Cây không chỉ giữ cho thành phố mát mẻ và không khí trong lành. Chúng cũng có sức mạnh về mặt thẩm mỹ và tác động về mặt tâm lý. 

Bạn có thể nhìn thấy điều này thông qua những con số. Con người thường đi dạo trên những con đường râm bóng mát, và họ trả thêm 6 đến 9 phần trăm tiền thưởng để nhà cửa nằm trong khu vực được bao phủ bởi cây xanh. Bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn nếu được sống trong môi trường trồng nhiều cây cối: Một nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân sẽ hồi phục sau phẫu thuật có thời gian nằm viện ít hơn 8.5% khi họ góc nhìn ra ngoài thiên nhiên so với những ai không có. Một nghiên cứu phát hiện trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ tập trung tốt hơn sau 20 phút đi bộ trong công viên trồng cây xanh. Cây cối thậm chí còn liên quan, một cách đáng chú ý, đến tỉ lệ tội phạm thấp hơn: Một nghiên cứu học thuật vào năm 2001 đã cho thấy những căn chung cư với nhiều cây cối sẽ có ít hơn 52% tỉlệ phạm pháp so với những khu vực không có nhiều cây cối.

Chính xác thì lý  do cây cối có ảnh hưởng mạnh mẽ lên chúng ta như thế vẫn chưa rõ ràng, mặc dù vào thập niên 80 của thế kỉ trước, nhà sinh vật học Eward O. Wilson đã phát triển khái niệm về biophila, “một tình cảm bẩm sinh của con người dành cho những sinh vật sống khác”. Chúng ta cùng tiến hóa với cây cối, vậy nên có lẽ chúng ta có sự gắn kết về mặt cảm xúc với chúng. Một vài nhà khoa học chú giải rằng cây cối có mô hình phân dạng tự lặp lại – cấu tạo của một chiếc lá cũng giống với cấu tạo của cả thân cây – thứ có thể kích thích não bộ con người theo những cách mà ít vật thể thành thị khác làm được.

Bạn bắt đầu thấy, thông qua biophilia, bóng râm đã làm những gì.” Janette Monear, người đứng đầu của Tổ chức Texas Trees, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ việc trồng rừng trong đô thị ở bang Texas. “Bộ não của bạn thật sự kết nối với thiên nhiên.” 

Bản thân tôi vẫn còn nhớ rõ về tác động này sau khi cơn bão Sandy quét qua Brooklyn, nơi tôi sống vào năm 2012. Cơn bão đã phá hủy 319 cái cây ở công viên Prospect, một không gian xanh khổng lồ rộng 585 mẫu Anh – nơi có khoảng 30,000 loài cây đang sinh trưởng. Trong số những cây bị phá hủy, có gần 50 cây đại cổ thụ hơn 150 năm tuổi, được trồng từ khi công viên được xây dựng vào thế kỉ 19. Khi tôi đi dạo trong công viên hai ngày sau cơn bão, cư dân địa phương đang đứng thành từng nhóm nhỏ xung quanh cây đu và cây sồi khổng lồ đã ngã đổ xuống đất, và tôi thấy một vài người đang khóc. “Tôi cảm thấy như ai đó vừa qua đời vậy.” Một tình nguyện viên dọn dẹp chia sẻ với đài phát thanh địa phương WNYC.

Sandy là “một hồi chuông cảnh tỉnh đến chúng ta để chắc chắn rằng chúng ta đang cân nhắc việc trồng những loại cây sẽ thích nghi với khí hậu,” Navé Strauss của New York nói với tôi như thế. Kristen King, một đồng nghiệp của Strauss, là giám đốc sở quản lí và phục hồi khu vực tự nhiên của thành phố, phụ trách trồng và chăm sóc công viên của New York, nơi đang có khoảng 2 triệu cây. King và Strauss biết biến đổi khí hậu có nghĩa là nhiều cơn siêu bão giống như Sandy vậy. Họ đang giảm dần việc trồng những cây sẽ không phát triển khi thời tiết nóng hơn đến, ví dụ như cây phong đường (“Chúng cần cái lạnh cơ,” Strauss nói) và cây sồi đỏ phương Bắc.

Việc gia tăng các loài cây khác nhau cũng rất quan trọng, King nói. Trong những thập kỉ trước, thành phố có rất ít các loại cây với chỉ có 40 loài khác nhau. Hiện tại thì King có thể quan sát trong công viên và rừng có khoảng 180 loài.

Cô ấy nói, “Nếu bạn có sự đa dạng, bạn sẽ có một vài khả năng phục hồi sẵn có.” “Nếu bạn mất đi một loài, bạn sẽ không mất đi tất cả chúng.” Đây là thứ người ta cho rằng đã khiến những thành phố gặp rắc rối khi họ trồng quá nhiều cây tần bì ở thế kỉ 20, dẫn đến nạn càn quét của bọ tần bì trong những thập niên sau đó, “Công việc của chúng tôi trong việc quản lí rằng chính là chống lại sự độc canh.” King nói.

Cây cối sẽ không cho bạn thấy kết quả ngay lập tức.” Rob Davis nói. Bạn có thể xây một tòa nhà mới, trồng một đám cỏ mới, xây những con đường mới --- Nhưng bất kể ai đó có bao nhiêu tiền và quyền lực đến thế nào, họ cũng không thể trả lại những cái cây 50 tuổi.”

Davis, quay lại thời điểm tôi nói chuyện với anh ấy vào hai năm trước, là một nhân viên quản lí rừng ở Denver, và anh ấy đã tạo nên một điểm quan trọng về cây cối đô thị: Chúng là đỉnh cao của việc kế hoạch công dân. Bạn muốn một con đường với hàng dài những cây cổ thụ 50 tuổi và bóng râm mát trời? Tuyệt đấy! Thậm chí nếu bạn tìm đủ tiền và không gian để trồng chúng, bạn cần phải chờ khoảng nửa thế kỉ để gặt hái được trái ngọt. Hoặc bạn đã chết trước khi kịp chờ đến lúc đấy rồi. Điều này có nghĩa là cây cối đô thị cần một sự suy tính vô cùng nghiêm túc; Chúng hoàn toàn trái ngược giao dịch chính trị “thứ gì trong nó là dành cho tôi ngay bây giờ”.

Nhà Trắng đã từ bỏ kế hoạch khí hậu hệ trọng, và luật khí hậu liên bang cũng đã suy yếu. Nhưng vài bang và chính quyền địa phương đã ban hành những hành động vì khí hậu có hiệu quả. Những thành phố hưởng ứng nhiều hơn, bởi vì họ gần hơn với việc cảm nhận những vấn đề ban đầu của khí hậu – bao gồm lũ lụt ở ven biển và tiết trời oi bức ngột ngạt trên đất liền. Và hội đồng thành phố cũng dễ tiếp cận hơn với những nhà hoạt động xã hội. Khi nhắc đến bóng râm đô thị, cư dân đều được hướng theo cách: Một vài thành phố thành lập sở lâm nghiệp đô thị sau khi bị thúc giục và thuyết phục bởi các nhóm phi lợi nhuận địa phương đã dành hàng năm trời để làm công việc tình nguyện nhằm cứu giúp những mảng xanh của thành phố; mặt khác, sở lâm nghiệp đô thị phụ thuộc vào bộ phận tình nguyện viên, ví dụ như “cư dân tỉa cây” (được cho phép dọn dẹp những cành cây khô hoặc lung lay khi họ đi dạo trong thị trấn) và những cư dân đi vòng quanh với bìa kẹp hồ sơ trong tay để điều tra số cây cối.

Cho đến nay, cây cối ở Denver đã sinh trưởng trong mức nhiệt gia tăng của thế kỉ 20 và đầu thế kỉ 21 rất tốt. Davis đã nhìn thấy những bức ảnh chụp vào cuối những năm 1800 cho thấy rằng cây đu Mỹ vẫn còn đứng vững đến tận ngày hôm nay. Nhưng Denver hiện nay đang gia tăng nhiêt độ mà những cư dân lâu năm có thể chú ý đến điều này. “Tôi đã sống ở Colorado cả đời, và chúng tôi đã từng chơi khúc côn cầu trên băng ở cái ao này.” Ông nói, “Chúc may mắn khi được chơi khúc côn cầu trên bằng ở một cái ao nào ở đây nữa nhé.”

Sara Davis, người đã làm việc với tư cách quản lí chương trình lâm nghiệp đô thị của Denver khi tôi phỏng vấn cô ấy vào năm 2018 (hiện nay cô ấy đang là cán bộ lâm nghiệp thành phố của Carmel-by-the-sea, California) cũng đồng ý. “Chúng ta có tuyết dày và ẩm ướt ở một thời điểm sai lệch.” “Vài năm về trước chúng tôi đón một cơn mưa bão dữ dội vào ngày của mẹ. Khắp nơi toàn là lá bay tán loạn, và --- tuyết rơi dày bao nhiêu inch nhỉ? Tám inch chăng?”

Vậy nên họ cũng đang tập trung vào những loài cây có thể tồn tại trong thời tiết nóng bức hơn, khắc nghiệt hơn trong những thập kỷ tới. Cây cà phê Kentucky – với lá cây hình bầu dục nhọn tạo nên một bóng râm khổng lồ - sẽ sinh trưởng tốt, họ hoài nghi điều đó, bởi vì chúng có thể chống chịu hạn hán dễ dàng và có vẻ không bận tâm nhiều đến những loài xâm lăng.

Cũng có thể là khi nói đến cây cối, tương lai đô thị của chúng ta sẽ vay mượn từ quá khứ cổ xưa của chúng ta.

Tôi đã hỏi Jenny Willoughbby, nhà quản lý bền vững của Frederick, Maryland rằng cây cối trong thành phố sẽ đối mặt như thế nào trong những thập kỷ nóng hơn sắp đến. Cô ấy lo ngại rằng cây phong đường sẽ là kẻ thua cuộc.

“Chúng ta đang vượt khỏi tầm của chúng.” Cô ấy nói. Cách diễn đạt của cô khiến tôi nhớ đến ngôn ngữ của các thành phố và biến đổi khí hậu có thể kì lạ. Khi bạn nói một thành phố sắp “vượt khỏi tầm” của một cái cây, nó nghe như thành phố là thứ phải di chuyển – như thể nó là một chiếc tàu thả neo, trôi dạt ra xa, bị đẩy dọc theo làn sóng của khí hậu. Willoughbby cũng quan tâm đến vận mệnh của cây thông trắng phương tây, và cây sồi hạt dẻ - loài cây đã cho thấy những dấu hiệu của tình trạng “kiệt sức”.

Khi tôi hỏi cô ấy rằng loài cây nào sẽ sinh trưởng tốt, cô ấy rạng rỡ trả lời: “Cây bạch quả!” Cây bạch quả, như cô ấy đề cập đến, có một lịch sử kì lạ. Hơn 200 năm trước, nó có nguồn gốc từ vùng đất mênh mông mà sau này đã trở thành Bắc Mỹ, trở lại khi trái đất được tạo thành từ siêu lục địa Pangaea. Khi lục địa trôi dạt tách rời khỏi Pangaea, cây bạch quả biến mất khỏi Bắc Mỹ. Mặc dù thế, nó đã phát triển tốt ở châu Á, nơi nó trở thành một loài cây phổ biến và cứng cỏi với tán lá lớn, có hình cánh quạt, và trở nên nổi tiếng vì sự “trường thọ” - Ở Nhật Bản và Trung Quốc có những cây bạch quả hơn 1000 năm tuổi.

Vào năm 1784, William Hamilton, một nhà sưu tập thực vật học giàu có ở Philadelphia đã đưa những cây bạch quả trở lại nước Mỹ để trồng như vật sở hữu của mình. Kiến trúc sư Frank Lloyd Wright rất yêu thích loại cây này, và phần vào vì tầm ảnh hưởng của Wright, cây bạch quả đã được trồng rộng khắp cả đất nước. Nó vẫn là một loài cây cực kì cứng cỏi; hai trong số những cây bạch quả do Halminton trồng vẫn còn sống đến hai thế kỷ sau đó. Sau hàng trăm triệu năm, cây bạch quả đã chính thức quay lại với nước Mỹ.

“Về mặt kỹ thuật thì nó là loại cây thuộc về Mỹ” Willoughby nói, vậy nên nó sinh trưởng tốt ở gần như mọi miền đất nước. Nhưng nó không có bất kỳ loài nào tấn công mình và ngược lại, điều đã giúp cho cây bạch quả trở thành một phép cộng hữu ích với rừng rậm đô thị. “Đây thật sự là một câu hỏi hóc búa kì lạ. Về mặt sinh thái, nó tồn tại ở ngoài toàn bộ mạng lưới – nó là một hóa thạch sống đấy. Nó thật sự không hề thay đổi qua từng ấy năm. Và nó thật sự có thể chống chịu được giá rét và nóng bức, có vẻ như nó hạnh phúc ở bất kì đâu bạn đặt nó xuống.” Một trong những loài cây sẽ giúp đỡ thành phố sống sót qua khỏi biến đổi khí hậu có thể là loài cây đã tồn tại qua thời kì khủng long.

Bài viết này được chọn lọc, biên dịch, 
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6

Nguyễn Thúy Duy
Nguyễn Thúy Hằng
Hoàng Tuấn Nam
Thái Phước Nguyền
Phạm Xuân Thành