- Thời lượng: 2 giờ 13 phút
- Đạo diễn: Steve McQueen
- Ngôn ngữ: Tiếng Anh
- Giải thưởng: Tại lễ trao giải Oscar lần thứ 81, phim đã đem về giải Oscar cho phim xuất sắc nhất, Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (được trao cho Lupita Nyong'o) và Giải Oscar cho kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất cho John Ridley. Phim cũng đoạt Giải quả cầu vàng cho phim chính kịch hay nhất và giải thưởng của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền hình Anh quốc (BAFTA) cho phim xuất sắc nhất và diễn viên viên nam chính xuất sắc nhất cho Chiwetel Ejiofor
- Năm phát hành: 2013
12 năm nô lệ (12 Years a Slave) là bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên, dựa trên câu chuyện có thật của Solomon Northup (cũng là tên của nhân vật chính). Solomon là một người Mỹ gốc Phi sinh ra tự do ở tiểu bang New York thế kỷ 19, sau đó ông đã bị lừa gạt và bị bắt làm nô lệ. Ông đã phải đấu tranh để sinh tồn trong thân phận nô lệ, đối diện với sự sống-cái chết khốc liệt.
Một bộ phim thật sự xúc động, nó đã “chạm” đến tâm can của mỗi người xem. Xuyên suốt bộ phim là một bầu không khí ngạt thở, phẫn uất đến tuyệt vọng, những tia sáng hy vọng được thắp lên rồi vụt tắt khiến cho người xem như nín thở. Có lẽ điều làm cho bộ phim “12 năm nô lệ” này trở thành một kiệt tác được nhiều giải thưởng Oscar đến vậy bởi vì nó thể hiện nên một bức tranh của một xã hội qua những mảnh ghép của mỗi nhân vật đủ mọi loại người, mọi quan điểm, cái thiện, cái ác, bộc lộ bản chất của con người cũng như xã hội nô lệ.
Sau đây là một vài điều đặc sắc, tâm đắc của chúng tôi qua bộ phim tuyệt vời này hi vọng có thể giúp các bạn có thêm góc nhìn. Tuy nhiên hãy xem phim đã cảm nhận được nhiều giá trị sâu sắc từ bộ phim.
Bộ phim phản ánh sâu sắc xã hội chiếm hữu nô lệ và phân biệt chủng tộc
Chúng ta sẽ không thể nào hiểu được giá trị của sự tự do nếu chưa từng trải qua cuộc sống của một nô lệ. Đạo diễn đã rất xuất sắc để chuyển tải thông điệp về “tự do” qua bộ phim này, một cuộc đời nhưng cho chúng ta nhìn thấy được số phận của hàng triệu triệu người da màu trong xuyên suốt các thời đại lịch sử. Bộ phim cũng phản ánh một xã hội đầy rẫy bất công, vô nhân tính của chế độ chiếm hữu nô lệ với người da màu. Sống cuộc đời “con người nô lệ” nhưng thật chất giống như “con vật”, “một món hàng”, “một công cụ” được thể hiện qua những từ ngữ mà các chủ nhân của đồn điền nói về họ: như “đồ bẩn thiểu”, “nó là tài sản của tao” “thú vật” cùng với những cảnh trong phim rất man rợ, tàn ác đến phẫn nộ đó là hình ảnh trần truồng không mặc quần áo đứng xếp hàng dài để các ông chủ lựa để mua, đó là cảnh mà ông chủ ôm đầu của các nô lệ như cách ôm của một con vật trong nhà được thể hiện khi Element được ông chủ chọn, và đó còn là hình ảnh mà họ bị treo cổ, bị đánh đập đến tan xương nát thịt, bóc từng miếng da ra, những vết sẹo chồng sẹo thật đáng thương làm cho bất kỳ ai xem phim cũng phải xúc động rơi lệ.
“Quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” những quyền của một con người dường như xa vời đối với họ. Đó là một ước mơ mà họ không bao giờ dám nghĩ tới, nhưng sâu thẩm đó là khao khát được sống như một “con người” được thể hệ qua nhân vật chính Solomon, chỉ có anh đã từng tự do mới hiểu được tự do nó có ý nghĩa như thế nào.
“Tôi không chỉ muốn tồn tại, tôi muốn sống” - Solomon nói với một nô lệ khác.
Bản chất của con người
Bộ phim phản ánh chân thật về bản chất con người. Sự vô minh, cái bản ác-bản thiện của con người luôn tồn tại song song trong mỗi chúng ta. Chính sự vô minh của con người đã gây ra bao bất hạnh không chỉ cho họ và cho người khác Phải chăng một ai đó, một quốc gia nào đó có cái quyền “con người” hơn người khác? liệu con người có nhân tính hay không trong một xã hội vô nhân tình, thiếu tình người như vậy?
Người chủ đầu tiên của Solomon - ông William Ford, là một nhân vật đáng chú ý, được gọi là “ông chủ tử tế” nhưng xem kĩ hơn thì chúng ta sẽ nhận ra rằng ông tử tế hơn những ông chủ tàn bạo khác ít nhất là biết thương xót trước nỗi đau của người khác nhưng sự thương xót đó cũng vì Solomon có giá trị, làm việc tốt, ít nhất trong bức tranh u ám chúng ta vẫn thấy được mầm thiện trong con người.
Người chủ thứ hai là Edwin Epps và vợ ông ta (chủ đồn điền trồng cây vải làm quần áo) là đại diện cho cái ác, tham lam, tàn ác, sân si, u mê… Những điều tồi tệ nhất, ông xem nô lệ như tài sản, có quyền tước đoạt mạng sống của họ, ông xem cô gái Pats là công cụ tình dục của mình, và chắc có lẽ cảnh đau thương nhất là khi cơn “điên loạn” của ông ta nổi lên đánh đến rách da thịt của nô lệ Pats chỉ vì cô ta chỉ đi xin cục xà bông tắm bởi vì lâu ngày chưa được tắm, người hôi hám do sự sân si của người vợ.
Xuyên suốt bộ phim với một bức tranh ảm đạm không lối thoát thì siêu anh hùng cũng đã xuất hiện với một cuộc đối thoại có lẽ là sâu sắc nhất trong phim giữa Bass và Epps. Tuy nhiên để có thể cảm nhận sâu sắc hơn xin mời bạn xem phim, chúng tôi xin trích một câu tâm đắc của Bass đó là “Tôi chỉ muốn hỏi dưới con mắt của chúa thì họ có khác biệt gì? (Bass hỏi Epps)
Bài học về ý nghĩa của tự do và “tự do ý chí” của con người trong nghịch cảnh.
Có thể xã hội đầy rẫy bất công đã tạo ra nhiều con người vô nhân tính nhưng một lần nữa cuộc đời của Solomon đã chứng minh một điều còn quan trọng hơn rất nhiều. Đó một trong những “thiên phú” của con người so với loài vật, đó là cái để giúp con người đối mặt với nghịch cảnh, nó chính là “tự do ý chí” bên trong mỗi con người cho dù bất kỳ hoàn cảnh nào, cho dù điều kiện ra sao, tột cùng đau đớn của thân xác nhưng sâu thẳm tâm hồn con người luôn có quyền được chọn “tự do ý chí” để đối mặt với nghịch cảnh, để đứng lên, để nuôi dưỡng hy vọng. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh rất tinh tế của nhà làm phim khi cảnh đốt bức thư của Solomon, ngọn lửa đã lụi tàn từ từ giống như hy vọng bị dập tắt, nhưng anh đã không bao giờ ngừng hi vọng, ngừng khao khát để tìm cơ hội để có thể được sống như một con người tự do và anh đã chiến thắng. Anh đã tự do và anh đã truyền cảm hứng cho những người da màu, hành động để chống lại chế độ nô lệ, tìm mọi cách để giải thoát con người nô lệ đáng thương da màu khác giống như anh. Con người luôn có sự lựa chọn “tự do ý chí”, lựa chọn để thắp lên niềm hy vọng cho bản thân của mình. Cho dù như thế nào đi nữa thì chân lý, sự thật, tình yêu thương luôn tồn tại để giúp con người đẩy lùi bóng tối của sự vô minh.
Xin mời các bạn cùng đón xem bộ phim đầy ý nghĩa này.
Thông tin thêm: Solomon Northup là một trong những nạn nhân bắt cóc được trả khỏi tự do khỏi chế độ nô lệ. Solomon đã khởi kiện người chịu trách nhiệm bắt cóc ông ấy . Không có bằng chứng chống lại người da trắng, ông đã thua người sở hữu nô lệ, James Burch. Sau vụ xét xử kéo dài ở Newyork, hai tên bắt cóc Hamilton và Brown đã tránh bị khởi tố. Năm 1853, Solomon xuất bản cuốn sách “12 năm nô lệ”. Ông theo chủ nghĩa bãi nô, thuyết giảng chế độ nô lệ khắp nước Mỹ và trợ giúp những nô lệ bỏ trốn ở tổ chức Underground Rallroad.
[Mời xem trailer của bộ phim]
_____________________________________
Bài Giới thiệu Phim này được viết,
thiết kế và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Học bổng Lãnh đạo Khai phóng IPL Khóa 6
Đặng Xuân Hải
Mai Thị Như Thảo
Hồ Đông Thụ
Lê Trung Thu
Nguyễn Hữu Ý