Trong một phỏng vấn với HTV về giáo dục, doanh nhân, nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung đã có nhiều chia sẻ về giáo dục Việt Nam trong bối cảnh còn nhiều vấn đề và vướng mắc. Trong một bài viết cùng chủ đề, ông lại một lần nữa nhắc đến giáo dục không chỉ trong bối cảnh Việt Nam mà trên bình diện hướng đến con người toàn cầu: “Công dân toàn cầu” đúng nghĩa sẽ không chỉ có sức vóc, có chuyên môn, mà còn là những con người rất “nhân loại”, rất “dân tộc”, và cũng rất là “chính mình”. “Công dân toàn cầu” đúng nghĩa sẽ không chỉ học vì điểm số hay bằng cấp, mà còn học cho “ra người” (nhân tính), học cho “ra mình” (cá tính), học cho “ra dân” (quốc tính) và học cho “ra nghề” (chuyên môn). Thế nên, bất kể sự học hay sự dạy nào cũng cần hướng về đích đến “Nhân tính, Quốc tính và Cá tính”. Bởi lẽ, đó chính là đặc tính của Con Người Tự Do, và cũng là đích đến của Giáo Dục Khai Phóng!” (Trích từ bài viết cùng tên trên tạp chí Tia Sáng đăng ngày 22/11/2018, từ http://tiasang.com.vn/-giao-duc/Nhan-tinh-Quoc-tinh-va-Ca-tinh-13996

 
Bài giảng này được sưu tầm và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5

Văn Thị Ngọc Dung
Trần Đỗ Tâm Giao
Phan Duy Khánh
Hoàng Thị Thanh Thảo
Lê Nguyên Thông
Nguyễn Ngọc Trâm