03 điều khiến chúng tôi tâm đắc với bài giảng này từ Tiến sĩ Bùi Trân Phượng và nhạc sỹ Dương Thụ:
1. Bài giảng tóm gọn được 2000 năm sử Việt một cách cô đọng, súc tích, đặc biệt được hình tượng hóa qua hình tượng thân cây (trục thời gian). Từ đó, giúp người xem hệ thống hóa được cơ sở văn hóa, gốc tích cội nguồn của dân tộc. Có lẽ, văn minh “Đông Nam Á” cần được toàn thể chúng ta tìm hiểu, đào sâu thêm để tỏ tường gốc rễ dân tộc.
2. Từ việc đi lại lịch sử, thầy rõ Việt Nam không phải là một khối vững chãi, nhất phiến, vững bền, bất di bất dịch suốt hơn bốn ngàn năm, mà liên tục mở rộng, thu hẹp, thống nhất. Từ đó, mỗi chúng ta ý thức rõ hơn về sự khác biệt vùng miền, khác biệt dân tộc để tôn trọng, công nhận sự đa dạng trong cái chung.
3. Sau cùng, bài giảng thổi được cảm hứng lớn cho người trẻ về ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ nét đẹp văn hóa, cảm thức cội nguồn và phát triển văn minh xứ sở.
Nếu bạn yêu Việt Nam, đây là bài giảng thú vị dành cho bạn.