Nghề tẩn liệm người chết luôn khiến người ta “lạnh sống lưng” khi được nhắc đến – Hoài Nhân
Lo cho người đã mất được tươm tất trước khi hạ quan về thế giới bên kia, đó là cái nghề làm người ta rùng mình khi nghe chuyện tẩm liệm người chết.
“Nhiều khi đang trong bữa cơm, được tin có người mất, giờ tẩn liệm sớm. Vậy là mới chén đầu, cũng phải buông đũa lật đật làm khuôn hòm, đến đám cho kịp. Cái nghề này là vậy, có khi mấy ngày ở không, có khi chạy từ sáng đến tối vẫn không xong. Với lại, rờ đụng người chết riết còn nhiều hơn người sống”, chủ một trại hòm chia sẻ. Đó cũng là câu chuyện nghề quen thuộc của những người làm công việc ít người làm: tẩm liệm người chết.
'Nhìn riết quen rồi'
Chúng tôi tìm đến một trại hòm vào buổi chiều mưa tầm tã. Cạnh hàng loạt những chiếc quan tài và xe tang nằm ngay ngắn, một nhóm người đàn ông cởi trần đang thản nhiên ngồi với chai rượu, vài miếng cá khô nướng. Họ chuyện trò rôm rả, bình thản như không hề ngồi giữa cái không gian “lạnh sống lưng” kia.
Ông Nguyễn Văn Hùng (63 tuổi), chủ trại hòm, đón chúng tôi và giải thích: "Chiều chiều, anh em tụi nó giết thời gian. Hôm qua chạy đến khuya, còn sáng giờ thì không có đám nào. Cái nghề chúng tôi nó ngược đời đúng như người ta nói, có người chết mới có ăn. Sống là nhờ vào người chết”.
|
Ông Hùng là người có thâm niên làm nghề mai táng đã 50 năm, đây là nghề cha truyền con nối của gia đình cũng đã mấy đời. Ông kể, hồi 5 tuổi, ông đã theo cha đi làm đào thài (trẻ em đứng bên quan tài). Sau đó, lớn dần ông làm các việc vặt rút ngựa (miếng kê nằm dưới quan tài), khiêng kiệu thờ, khiêng hòm,… trước khi chạm tay vào tử thi với công việc tẩm liệm.
“Ngày xưa, nhà tôi còn làm xác lính chế độ cũ đem về Biên Hòa. Thân chủ khi có giấy báo lãnh xác, gọi mình đi theo. Tử thi lính thường đặt trong khuôn hòm kẽm, nhận dạng xong mình đem về đây mở bung ra, liệm xác qua hòm mới. Mấy trường hợp đó mới ớn, nhiều xác đâu có nguyên vẹn, lại để lâu ngày. Người vào nghề trễ có thể còn sợ sệt. Chứ tôi sinh ra đã thấy hòm, mấy tuổi đầu đã theo cha đi làm đám khắp nơi. Nên bữa đầu chạm tay vào xác, chỉ thấy lạnh, chứ con mắt nhìn cha chú làm riết đã quen rồi”, ông Hùng kể về lần đầu tiên làm công việc tẩm liệm.
Ông cho biết, công việc bắt đầu khi có tang gia đến báo. Sau khi người ta lựa chọn hòm xong, việc đầu tiên phải làm là trị quan tài (làm cho quan tài kín kẽ).
Khuôn hòm sẽ được trét kín các kẽ gỗ, chỗ hở bằng dầu chai trét ghe, dầu hôi, vôi càng long. Sau đó dùng bột đất quậy hồ cho dẻo, thoa hết khuôn rồi dán giấy xi măng từ trên miệng xuống. Lại tiếp tục thoa hồ và chồng giấy, dán 3 - 4 lớp như vậy. Mục đích là để khuôn hòm chắc chắn và kín hoàn toàn.
|
Bài giảng này được sưu tầm và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 5
Văn Thị Ngọc Dung
Trần Đỗ Tâm Giao
Phan Duy Khánh
Hoàng Thị Thanh Thảo
Lê Nguyên Thông
Nguyễn Ngọc Trâm