Bài giảng này là bài nói chuyện của GS Trần Văn Khê về ngữ khí của Việt nam qua giọng nói và tiếng cười. Ông cũng sử dụng tài năng của mình để minh họa từng giọng nói, lời thoại, tiếng cười vào các nhân vật, vào những tình huống rất thú vị, đầy cảm xúc và khơi gợi tình yêu vào nghệ thuật, âm nhạc của Việt Nam

Sơ lược về GS Trần Văn Khê

Trần Văn Khê sinh năm 1921 tại Mỹ Tho (Tiền Giang). Cuối năm 1954, ông theo học và chuẩn bị luận án tiến sĩ tại Khoa Anh văn và Âm nhạc học, Trường Đại học Sorbonne, Paris. Tháng 6.1958, ông bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ với đề tài chính: “Âm nhạc truyền thống Việt Nam” và hai đề tài phụ: “Khổng Tử và âm nhạc”, “Vị trí âm nhạc trong xã hội Việt Nam”. Bằng tài năng và bầu nhiệt huyết của mình ông đã bước vào làng nhạc quốc tế và thực hiện được mong ước đó. Gần nửa thế kỷ nghiên cứu, hoạt động và giảng dạy âm nhạc tại hải ngoại, GS. Trần Văn Khê đã viết hàng trăm bài báo và tham luận về đề tài âm nhạc dân tộc Việt Nam được dịch ra 14 thứ tiếng. Với ngón đàn điêu luyện và khả năng truyền cảm, ông đảm nhận giới thiệu các chương trình âm nhạc dân tộc Việt Nam trên làn sóng phát thanh, truyền hình, đồng thời ông cũng tham gia thuyết trình về âm nhạc truyền thống Việt Nam trong nhiều hội nghị và các trường đại học lớn tại hơn 50 quốc gia. Ông đã  tham dự 210 Hội nghị Quốc tế về Âm nhạc và Âm nhạc học trên 67 quốc gia, gần 20 Liên hoan Quốc tế về Âm nhạc khắp năm châu.

Năm 2011 Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh trao Giải thưởng Nghiên cứu cho Tiến sĩ Trần Văn Khê vì những đóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu và quảng  bá Âm nhạc truyền thống Việt Nam ở trong nước và ngoài nước.

Nguồn tham khảo: 

Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh 

http://quyphanchautrinh.org/giai-phan-chau-trinh/ChiTiet/754/giai-nghien-cuu?nam=42&bc=55

 
Bài giảng này được sưu tầm và biên tập bởi một Nhóm IPLer của
Chương trình Lãnh đạo Khai phóng IPL khóa 6

Đặng Xuân Hải
Mai Thị Như Thảo
Hồ Đông Thụ
Lê Trung Thu
Nguyễn Hữu Ý